Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 17/03/2007 07:56 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 16/08/2008 02:20 bởi
Vanachi Kỳ Vô Tiềm 綦毋潛 (691-756) tự Lý Thông 季通, người Nam Khang, Giang Tây, 15 tuổi lên Trường An học, có quan hệ với nhiều danh gia trên thi đàn thời đó. Năm Khai Nguyên thứ 8 (720) đời vua Huyền Tông, ông thi trượt rồi về quê. Năm Khai Nguyên thứ 14 (726) lại lên kinh thi, đỗ tiến sĩ, rồi giữ các chức Nghi thọ đạo uý, Tả thập di. Năm Khai Nguyên thứ 18 (730), vào Tập hiền viện đãi chế làm Trước tác lang. Trong thời kỳ này, có lần ông về quê thăm cha mẹ, trên đường qua Hồng Châu (nay là Nam XƯơng, Giang Tây), cùng với Đô đốc Hồng Châu bấy giờ là Trương Cửu Linh 張九齡 tương kiến, cùng nhau làm thơ tạc thù. Mùa đông năm Khai Nguyên thứ 21 (733), sau khi tiễn bạn thơ là Trừ Quang Hy 儲光羲 cáo quan quy ẩn, ông cũng chịu ảnh hưởng của chí hướng ẩn cư nên cuối năm đó ông cũng dời Trường An, đi Lạc Dương khoảng nửa năm, cuối cùng quyết chí từ quan về nam. Sau đó ông hu du khắp các thắng cảnh vùng Giang Hoài. Thơ ông nay vẫn còn lưu truyền nhiều bài tả phong cảnh nơi đây.
Đầu năm Thiên Bảo (742), ông quay lại Lạc Dương, Trường An tìm đường phục quan. Năm Thiên Bảo thứ 11 nhậm Tả thập di, hưởng quan bát phẩm, sau đó làm Trước tác lang, quan ngũ phẩm. Sau khi xảy ra loạn Trường An, ông lại quy ẩn, về lại vùng Giang Hoài, về sau không còn rõ. Ông mất khoảng trên dưới 65 tuổi.
Kỳ Vô Tiềm là thi nhân có tiếng nhất của Giang Tây, người xưa đối với ông bình luận là “Thịnh Đường thời, Giang Hữu thi nhân duy Tiềm tối trước” 盛唐時,江右詩人惟潛最著 (Thời Thịnh Đường, thi nhân vùng Giang Hữu chỉ có Vô Tiềm là giỏi nhất). Thơ của ông có tiếp cận phong cách của Vương Duy 王維. Toàn Đường thi sưu lục thơ của ông gồm 1 quyển, 26 bài, nội dung đa phần về thú ẩn dật, tiêu biểu nhất là Xuân phiếm Nhược Da khê 春泛若耶溪, có được tuyển chọn trong Đường thi tam bách thủ.
Kỳ Vô Tiềm 綦毋潛 (691-756) tự Lý Thông 季通, người Nam Khang, Giang Tây, 15 tuổi lên Trường An học, có quan hệ với nhiều danh gia trên thi đàn thời đó. Năm Khai Nguyên thứ 8 (720) đời vua Huyền Tông, ông thi trượt rồi về quê. Năm Khai Nguyên thứ 14 (726) lại lên kinh thi, đỗ tiến sĩ, rồi giữ các chức Nghi thọ đạo uý, Tả thập di. Năm Khai Nguyên thứ 18 (730), vào Tập hiền viện đãi chế làm Trước tác lang. Trong thời kỳ này, có lần ông về quê thăm cha mẹ, trên đường qua Hồng Châu (nay là Nam XƯơng, Giang Tây), cùng với Đô đốc Hồng Châu bấy giờ là Trương Cửu Linh 張九齡 tương kiến, cùng nhau làm thơ tạc thù. Mùa đông năm Khai Nguyên thứ 21 (733), sau khi tiễn bạn thơ là Trừ Quang Hy 儲光羲 cáo quan quy ẩn, ông cũng chịu ảnh hưởng của chí hướng ẩn cư nên cuối năm đó ông cũng dời Trường An, đi Lạc Dương khoảng…