Thơ » Pháp » Jean de La Fontaine » Ngụ ngôn » Tập 8
Đăng bởi karizebato vào 11/09/2009 02:08
Un Savetier chantait du matin jusqu’au soir:
C’était merveilles de le voir,
Merveilles de l’ouïr; il faisait des passages,
Plus content qu’aucun des sept sages.
Son voisin au contraire, étant tout cousu d’or,
Chantait peu, dormait moins encor.
C’était un homme de finance.
Si sur le point du jour parfois il sommeillait,
Le Savetier alors en chantant l’éveillait,
Et le Financier se plaignait,
Que les soins de la Providence
N’eussent pas au marché fait vendre le dormir,
Comme le manger et le boire.
En son hôtel il fait venir
Le chanteur, et lui dit: Or çà, sire Grégoire,
Que gagnez-vous par an? - Par an? Ma foi, Monsieur,
Dit avec un ton de rieur,
Le gaillard Savetier, ce n’est point ma manière
De compter de la sorte; et je n’entasse guère
Un jour sur l’autre: il suffit qu’à la fin
J’attrape le bout de l’année:
Chaque jour amène son pain.
- Eh bien que gagnez-vous, dites-moi, par journée?
- Tantôt plus, tantôt moins: le mal est que toujours;
(Et sans cela nos gains seraient assez honnêtes,)
Le mal est que dans l’an s’entremêlent des jours
Qu’il faut chommer; on nous ruine en Fêtes.
L’une fait tort à l’autre; et Monsieur le Curé
De quelque nouveau Saint charge toujours son prône.
Le Financier riant de sa naïveté
Lui dit: Je vous veux mettre aujourd’hui sur le trône.
Prenez ces cent écus: gardez-les avec soin,
Pour vous en servir au besoin.
Le Savetier crut voir tout l’argent que la terre
Avait depuis plus de cent ans
Produit pour l’usage des gens.
Il retourne chez lui: dans sa cave il enserre
L’argent et sa joie à la fois.
Plus de chant; il perdit la voix
Du moment qu’il gagna ce qui cause nos peines.
Le sommeil quitta son logis,
Il eut pour hôtes les soucis,
Les soupçons, les alarmes vaines.
Tout le jour il avait l’oeil au guet; Et la nuit,
Si quelque chat faisait du bruit,
Le chat prenait l’argent: A la fin le pauvre homme
S’en courut chez celui qu’il ne réveillait plus!
Rendez-moi, lui dit-il, mes chansons et mon somme,
Et reprenez vos cent écus.
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi karizebato ngày 11/09/2009 02:08
Bác chữa dép sớm chiều ca hát
Thấy bác là đẹp mắt vui tai
Véo von trầm bổng hát hoài
Thất hiền hồ dễ đã ai sướng bằng?
Ông hàng xóm đeo vàng dắt bạc
Trái lại đời thua bác sướng rơn
Hát ít, ngủ lại ít hơn
Đời con người ấy chỉ toàn tiền nong
Sáng có buổi giấc mòng thiêm thiếp
Đã nghe anh chữa dép hát vang
Làm tan giấc điệp mơ màng
Phú ông bực dọc thở than oán trời
Sao ngoài chợ không ai bán ngủ
Như uống ăn, đầy đủ cho ta?
Mời chàng hay hát sang nhà
Phú ông mới hỏi: "Úi xà, bác Nhiêu
Mỗi năm kiếm bao nhiêu tiền nhỉ?"
Bác Nhiêu cười củ mỉ thưa qua:
"Mỗi năm? Xin nói thật thà
Tôi đâu tính vậy tới hòa trọn năm!
Kiếm đâu ra của ăn của để
Hôm nay còn tiếp kế hôm sau
Lần hồi rút cục chỉ cầu
Quí hồ sống nổi đến đầu sang năm
Mỗi ngày đủ cơm ăn là tốt"
- Thế bao nhiêu phỏng một ngày công?
- Khi hơn khi kém bất đồng
Chỉ hiềm một nỗi làm không được đều
Nếu không có điều gì trắc trở
Tiền kiếm ra cũng khớ xung xinh
Mỗi năm mắc míu linh tinh
Những ngày lễ lạt thôi đành ngồi suông
Lại hội hè nhiễu nhương tối kỵ
Người bày trò ta bị thiệt lây
Cái kia làm hại cái này
Và ông cha xứ cứ xoay xở hoài
Lắm thánh mới, lắm ngày giảng thuyết
Ngày lễ làm thua thiệt ngày công
Nghe người chất phác ngỏ lòng
Miệng cười nhăn nhở phú ông bảo rằng:
"Nay lão muốn bác tăng phúc lộc
Rước bác lên bệ ngọc ngai rồng
Tiền đây cầm lấy trăm đồng
Đem về cất kỹ, cần dùng tiêu pha"
Bác chữa dép tưởng là trông thấy
Tất cả tiền trăm mấy năm nay
Trần gian đã đúc ra đây
Để cho thiên hạ chia tay tiêu dùng
Bác về nhà dấu trong hầm kín
Cất túi tiền, cất biến cả vui
Không hát nữa, mất giọng rồi
Được luôn nguồn khổ cho đời chúng ta
Giấc ngủ kỹ bỏ nhà đi biệt
Mối lo âu bám riết không rời
Nghi ngờ, hoảng hốt, bồi hồi
Ngày thời mắt trố, đêm thời tai căng
Mèo sịch động, tưởng rằng mèo cuỗm...
Cuối cùng con người khốn đáng thương
Chạy ngay tìm lão giàu sang
Mà bác đã hết làm tan giấc nồng
Rằng: "Thôi thôi, xin ông chủ bạc
Trả lại tôi giọng hát, giấc say
Tiền trăm xin trả ông đây"...
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi karizebato ngày 11/09/2009 02:11
Người sửa giầy và nhà tài phiệt
Anh sửa giầy cả ngày ca hát
Tự mãn rằng hơn bát tiên xưa
Nhìn anh thú vị thực ưa
Giọng anh hát khiến say sưa mọi người
Ông tài phiệt cạnh thời trái lại
Ngủ ít và chẳng thấy ông ca
Bạc vàng chất chứa đầy nhà
Thường đêm về sáng mới vừa thiu thiu
Thì thợ giầy lại cao tiếng hát
Khiến phú ông khôn đạt giấc mòng
Ước gì cái ngủ bán rong
Như đồ ăn uống! Trời không chìu người!
Anh ca sĩ tức thời được thỉnh
Sang nhà bên diện kiến phú ông
Vào đề không hỏi viễn vông:
"Mỗi năm anh kiếm được bao công là?"
Vốn vui tính, cười xòa anh đáp:
"Tính toán thì không hạp với tôi
Tôi đâu có được tiền dôi
Kiếm ăn năm tháng lần hồi đủ tiêu"
- Vậy mỗi ngày bao nhiêu cho biết?
- Buổi ít nhiều, chi tiết đâu ghi
Khổ năm lễ lạt lắm kỳ
Những ngày lễ lạt tôi thì ngồi meo
Người ta mắc phải nghèo vì lễ
Hết lễ này lại kế lễ sau
Nghe lời chất phác gật đầu:
"Hôm nay tôi giúp anh giàu sang ngay
Hãy giữ lấy tiền này tôi tặng
Mỗi khi cần sẵn có mà tiêu"
Nhiều sao, ôi thật là nhiều!
Của cả thế giới bây nhiêu là cùng
Anh đem về vô chum, chôn cất
Bản tính anh vui mất tự đây
Ca cũng bặt, ngủ hết say
Lo âu, sợ sệt đêm ngày trông nom
Dẫu con mèo chân bon nhè nhẹ
Cũng nín hơi anh ghé tai nghe
Ngờ luôn cả chú mèo kia
Nó toan ăn trộm cái gì của ta!
Sau quyết định sang nhà bên cạnh
Người khi xưa anh đánh thức hoài
Đòi về giấc ngủ đêm dài
Đòi về giọng hát thảnh thơi vui ròn
Tiền ông, anh túc số hoàn...
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 09/09/2017 19:24
Chàng thợ giày sáng ngày đến tối,
Vẫn không ngừng vang dội tiếng ca,
Trong khi làm việc tại nhà,
Khiến người trông thấy đâm ra phát thèm.
Láng giềng là một nhà triệu phú,
Chuyên kinh doanh, hội đủ đức tài,
Sang trọng, giàu có, thảo ngay,
Nhưng rất khó ngủ, cả ngày lẫn đêm.
Vị phú ông bận lo toan tính,
Nên lòng không an tịnh, hồn nhiên,
Ngày đêm suy luận triền miên,
Khó bề chợp mắt định yên giấc nồng.
Lắm khi, sáng tinh sương mờ đất,
Phú ông vừa an giấc, mơ màng,
Bỗng đâu tiếng hát nhịp nhàng
Của chàng thợ trẻ bàng hoàng gọi ông.
Mỏi mệt, ông trách thầm Trời Đất,
Sao chẳng bày loại giấc ngủ say,
Chưng bán thong thả hàng ngày
Như các thực phẩm ở ngoài tiệm buôn?
Liền sau đó, cho mời chú thợ,
Sang nhà ông, niềm nở đón chào,
Cố mong tìm hiểu vì sao
Chú mải reo hát, tiêu hao tháng ngày.
“Chào chú thợ -con người sung sướng,
Tôi muốn biết chú hưởng hàng năm
Lợi tức tổng hợp mấy trăm
Để luôn reo hát, quanh năm tươi cười?”
Chú thợ giày ra tuồng bỡ ngỡ,
Liền đáp rằng: “Tôi chớ nghĩ suy,
Ghi chép, tính toán làm chi,
Mỗi ngày no bụng, có gì quý hơn?”
Vị phú ông miệng cười chúm chím,
Hỏi: “Một ngày chú kiếm bao nhiêu?
Gia đình đắp đổi chi tiêu,
Để mải vui vẻ, đáng yêu thế này?”
Chú thợ bèn gãi đầu, suy nghĩ,
“Tôi ít khi để ý điều này,
Có khi vơi, có khi đầy,
Cơm ngày ba bữa, như vầy là vui!”
“Lạy Chúa đã ngày ngày ban phước,
Nuôi chúng con sống được bình an,
Không mong hưởng cảnh Thiên Đàng,
Hằng ngày no ấm, chẳng phàn nàn chi!”
Trước con người ngây thơ giản dị,
Phú ông bèn hoan hỉ, cười đùa,
“Nay tôi phong chú làm vua,
Biếu chú túi bạc để mua, sắm dùng.”
Anh thợ giày hồn phi phách tán,
Tưởng chừng đang lảng vảng cảnh mê,
Một trăm nén bạc phủ phê!
Gia tài đồ sộ, chẳng hề dám mong.
Liền nồng nhiệt tạ ơn tế độ,
Ôm túi tiền chạy bộ về nhà,
Đào sâu dưới đất nơi xa,
Chôn dấu túi bạc đâm ra phập phồng.
Cùng túi bạc chôn luôn tiếng hát,
Nay còn đâu khúc nhạc, lời ca?
Giọng cười giòn giả vui nhà,
Chỉ là kỷ niệm, toàn là dư âm!
Giấc ngủ cũng mất theo tiếng hát,
Khiến cho nay thân xác đảo điên,
Ngày đêm lo sợ triền miên,
Sợ e kẻ trộm đào tiền mang đi!
Nghe tiếng động, nghi người lấy của
Mải thì thầm nguyền rủa kẻ gian,
Đứng, đi, ăn, ngủ bàng hoàng,
Thân hình tiều tuỵ, ruột gan rối bời.
Không chịu nổi, anh liền bương bả,
Ôm túi tiền đến trả phú ông,
“Xin Ngài hoàn lại - rất mong
Tiếng hát cùng vời giấc nồng của tôi”
Giàu mà chi, khó ăn, khó ngủ?
Thà sống nghèo biết đủ, quý hơn,
Giọng cười hoà lẫn tiếng đờn,
Tô điểm hạnh phúc còn hơn bạc tiền.
Trên con đường đi tìm hạnh phúc,
Hầu hết đều cầu chúc sang giàu,
Vô tình mang lại khổ đau:
Gương chàng thợ trẻ, khác nào thiêu thân!