Hoàng Trọng Mậu 黃仲茂 (1874-1916) tên thật là Nguyễn Đức Công, tự Báu Thụ, nhà chí sĩ Việt Nam, quê xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Cha của ông là Nguyễn Đức Tân, đậu cử nhân, làm quan tới chức Hành tẩu, từng tích cực hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương, có công lớn với dân làng nên khi còn sống đã được dân làng lập đền thờ. Con trai là Nguyễn Đức Vân, sau khi Hoàng Trọng Mậu chết, gia sản bị tịch thu nên phải nghỉ học ở nhà làm ruộng và tự học, sau trở thành dịch giả, nhà Hán học nổi tiếng.
Ông Tham gia phong trào Đông Du. Năm 1902, học trường Đồng Văn Thư Viện (Nhật Bản), sau bị Nhật trục xuất và sang Trung Quốc hoạt động. Năm 1912, tham gia Việt Nam Quang phục hội, giữ chức uỷ viên phụ trách quân sự. Cùng Phan Bội Châu thảo
Việt Nam Quang phục quân phương lược. Năm 1915, chỉ huy quân đánh Hà Khẩu không thành. Tháng 5-1915, bị bắt tại Hương Cảng rồi bị giam tại Hoả Lò, Hà Nội. Bị bắn tại trường bắn Bạch Mai, Hà Nội.
Ông còn để lại một số thơ văn, trong đó nổi tiếng nhất là đôi câu đối tuyệt mệnh:
Ái quốc hà cô, duy hữu tinh thần nhi bất tử;
Xuất quân vị tiệp, nhẫn tương tâm sự phó lai sinh.
(Yêu nước tội gì, chỉ có tinh thần còn sống mãi;
Ra quân chưa thắng, hãy đem tâm sự gửi người sau)
Người sau có văn tế thương tiếc ông, có câu:
Đá núi Tản muôn trùng chất ngất, hồn vĩ nhân muôn kiếp chưa tan;
Nước sông Hồng nghìn khoảng mênh mông, máu liệt sĩ nghìn thu khó gột.
(Văn tế chiến sĩ cách mạng Hoàng Trọng Mậu - trích từ sách Thi văn quốc cấm, Thái Bạch sưu tập, tr. 290)
Hoàng Trọng Mậu 黃仲茂 (1874-1916) tên thật là Nguyễn Đức Công, tự Báu Thụ, nhà chí sĩ Việt Nam, quê xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Cha của ông là Nguyễn Đức Tân, đậu cử nhân, làm quan tới chức Hành tẩu, từng tích cực hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương, có công lớn với dân làng nên khi còn sống đã được dân làng lập đền thờ. Con trai là Nguyễn Đức Vân, sau khi Hoàng Trọng Mậu chết, gia sản bị tịch thu nên phải nghỉ học ở nhà làm ruộng và tự học, sau trở thành dịch giả, nhà Hán học nổi tiếng.
Ông Tham gia phong trào Đông Du. Năm 1902, học trường Đồng Văn Thư Viện (Nhật Bản), sau bị Nhật trục xuất và sang Trung Quốc hoạt động. Năm 1912, tham gia Việt Nam Quang phục hội, giữ chức uỷ viên phụ trách quân sự. Cùng Phan Bội Châu thảo Việt Nam Quang phục quân phương lược. Năm 1915,…