Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 22/09/2008 07:42 bởi
hongha83, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 22/09/2008 07:47 bởi
Admin Hoà Thân 和珅 (1750-1799) là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long. Ông xuất thân là môt công tử Mãn Châu (Trung Quốc). Lúc 10 tuổi, ông được đưa vào cung học. Thuở nhỏ, do quan hê bất hoà với mẹ kế nên phải chịu nhiều vất vả. Khi mới ra nhập triều đình, Hoà Thân giữ chức vị thị vệ. Tuy còn trẻ nhưng Hoà Thân đã sớm có năng lực làm việc cũng như các đóng góp cho triều đình.
Hoà Thân được Càn Long rất tín nhiệm, trọng dụng. Theo như lời đồn đại, Càn Long có một ấn tượng rất đặc biệt với vẻ ngoài của Hoà Thân. Vẻ ngoài ấy hao hao giống với một người tì thiếp đã bị thất sủng và qua đời do lỗi của Càn Long khi ông còn nhỏ. Vì vậy ông luôn có một sự ưu ái đặc biệt với Hoà Thân, thường bỏ qua các sai sót và nuông chiều ông ta. Nhờ đó cộng với năng lực bản thân, Hoà Thân sau đó đã được thăng các thứ hàm quan trọng như: Đại học sĩ, quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc.
Được bảo đảm bởi sự ưu ái của Càn Long, Hoà Thân đã làm loạn chốn quan trường. Trong những năm tháng làm quan, Hoà Thân đã vơ vét và thao túng, ăn hối lộ, tham nhũng của cải của nhà nước. Của cải của Hoà Thân nhiều đến mức trong dân gian có tương truyền rằng “Cái Càn Long có Hoà Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hoà thân không có”. Thế lực của Hoà Thân ngày càng mạnh khi con trai ông ta kết hôn với người con gái thứ mười rất được yêu quý của Càn Long.
Những vụ tham ô của Hoà Thân dần hé mở khi vua Càn Long thoái vị tháng 1 năm 1796, và ảnh hưởng của nó đến bây giờ vẫn được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, Càn Long vẫn tiếp tục nắm thực quyền điều hành đất nước trong vai trò Thái Thượng Hoàng. Do đó, phải đến sau khi Càn Long qua đời vào ngày 7 tháng 2 năm 1799, Hoàng đế Gia Khánh mới có thể truy cứu Hoà Thân. Ngày 12 tháng 2, Hoà Thân bị bắt cùng với tướng quân Phúc Khang An 福長安. Sau khi bị hạch tội, Gia Khánh đã ra chỉ dụ kết án Hoà Thân xử lăng trì, tịch thu gia sản. Tuy nhiên sau đó, Hoàng đế Gia Khánh lại quyết định miễn cho Hoà Thân khỏi một cái chết đau đớn, thay vào đó bắt ông tự vẫn tại phủ, ngày 22 tháng 2, tha cho gia đình Hoà Thân, còn Phúc Khang An bị chém đầu.
Trong 24 năm từ khi Hoà Thân bắt đầu được Hoàng đế Càn Long để mắt và sủng ái, vị đại thần này đã gom góp được một số tài sản lớn tới khó tin. Sự giàu sang của ông ta được thể hiện qua số tài sản bị tịch thu, gồm có:
Những dịnh thự, đất đai có tổng cộng 3.000 phòng, 8.000 mẫu (32 km²) đất; 42 ngân hàng; 75 hiệu cầm đồ; 60.000 lạng vàng bọc đồng, 100 thỏi vàng lớn nguyên chất (1000 lạng mỗi thỏi), 56.600 thỏi bạc cỡ vừa (100 lạng mỗi thỏi), 9 triệu thỏi bạc nhỏ (10 lạng mỗi thỏi), 58.000 cân tiền ngoại, 1.500.000 đồng tiền xu, 600 cân nhân sâm loại tốt, 1.200 chuỗi ngọc bích, 230 chuỗi ngọc trai (mỗi viên ngọc trai có cỡ gần tương đương quả anh đào), 10 viên ngọc trai lớn (cỡ tương đương quả mơ nhỏ), 10 viên hồng ngọc, 40 viên ngọc bích lớn, 40 bàn để bộ đồ ăn bằng bạc (10 bộ mỗi bàn), 11 mảnh san hô (mỗi mảnh cao hơn 1 m), 14.300 xấp lụa tốt, 20.000 tấm len lông cừu loại tốt, 550 tấm da cáo, 850 tấm da gấu, 56.000 tấm da cừu độ dày khác nhau, 7.000 bộ quần áo tốt (mặc trong cả bốn mùa), 361.000 bình bằng đồng và thiếc, 100.000 đồ sứ được làm bởi các nghệ nhân có tiếng, 24 giường có trang trí vàng và khảm đá quý, 460 đồng hồ tốt của châu Âu, 606 gia nhân, 600 phụ nữ trong phủ.
Tổng cộng gia sản của Hoà Thân ước lượng vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. Trong nhà Lưu Quân, tổng quản phủ Hoà Thân, một số lượng lớn châu báu nữa bao gồm 240.000 lạng bạc cũng bị tịch thu. Hoàng đế Gia Khánh đã gán cho Hoà Thân 20 tội danh, như “coi thường vương pháp”, hay “cậy quyền cậy thế”....
Ảnh hưởng của Hoà Thân không chỉ chấm dứt sau khi ông ta chết, nạn tham nhũng tiếp tục ngày càng lan tràn cả trong và ngoài kinh đô, trong cả quan văn và võ. Bát Kỳ trở thành một đội quân ngày càng vô dụng. Quân chính Lam Kỳ ngày càng hỗn loạn và mất đi nhiều trụ cột từ đầu thời nhà Thanh. Thói quen xa hoa, tiêu xài lãng phí làm lu mờ đạo đức dẫn đến sự suy tàn dần của triều đại này. Mười chiến dịch lớn của Càn Long đã tốn hết 120 triệu lạng bạc, trong khi thu nhập quốc khố hàng năm không hơn 40 triệu lạng bạc. Kết quả của những khoản chi khổng lồ đó đã làm gia tăng thâm hụt ngân quỹ trong giai đoạn sau của nhà Thanh.
Hoà Thân để lại cho hậu thế một tập thơ là tập Gia Lạc đường thi tập 嘉樂堂詩集 do ông sáng tác lúc sinh thời.
Hoà Thân 和珅 (1750-1799) là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long. Ông xuất thân là môt công tử Mãn Châu (Trung Quốc). Lúc 10 tuổi, ông được đưa vào cung học. Thuở nhỏ, do quan hê bất hoà với mẹ kế nên phải chịu nhiều vất vả. Khi mới ra nhập triều đình, Hoà Thân giữ chức vị thị vệ. Tuy còn trẻ nhưng Hoà Thân đã sớm có năng lực làm việc cũng như các đóng góp cho triều đình.
Hoà Thân được Càn Long rất tín nhiệm, trọng dụng. Theo như lời đồn đại, Càn Long có một ấn tượng rất đặc biệt với vẻ ngoài của Hoà Thân. Vẻ ngoài ấy hao hao giống với một người tì thiếp đã bị thất sủng và qua đời do lỗi của Càn Long khi ông còn nhỏ. Vì vậy ông luôn có một sự ưu ái đặc biệt với Hoà Thân, thường bỏ qua các sai sót và nuông chiều ông ta. Nhờ đó cộng với năng lực bản thân, Hoà Thân sau…