Đăng bởi Vanachi vào 03/10/2018 14:49
語稱:十室之邑,必有忠信。如丘者焉,况交南人物,自昔蕃盛,豈可以偏方而遽謂無人乎哉!前人言行才調,多有可取者,至于兵火之間,書籍灰 燼,遂令泯滅無聞,可不惜歟?興思及此,尋繹舊事,遺亡殆盡,猶得百中之一二,集以為書,名之曰南翁夢錄,以備觀覽,一以揚前人之片善,一以資君子之 異聞。雖則區區于小說,亦將少助于燕談。
或問予曰:君所書者,皆是善人,平生聞見,無不善乎?予應之曰:善者我所樂聞,故能記之。不善者非無,吾不 記耳。曰:錄以夢名,其義安在?曰:彼中人物,昔甚繁華,時遷事變,畧無遺迹,惟我一人,知而道之。非夢而何?達人君子,其知之乎?南翁澄自謂 也。
正統三年戊午,重九日,正議大夫資治尹工部左侍郎交南黎澄孟源序。
Ngữ xưng “Thập thất chi ấp, tất hữu trung tín như Khâu giả yên”, huống Giao Nam nhân vật tự tích phồn thịnh, khởi khả dĩ thiên phương nhi cự vị vô nhân hồ tai. Tiền nhân ngôn hành, tài điệu, đa hữu khả thủ giả, chí ư binh, hoả chi gian, thư tịch hôi tẫn, toại linh dẫn diệt vô văn, khả bất tích dư? Hưng tư cập thử, tầm dịch cựu sự, di vong đãi tận, do đắc bách trung chi nhất nhị; tập dĩ vi thư, danh chi viết Nam Ông mộng lục dĩ bị quan lãm, nhất dĩ dương tiền nhân chi phiến thiện, nhất dĩ tư quân tử chi dị văn, tuy tắc khu khu ư tiểu thuyết, diệc tương thiểu trợ ư yến đàm.
Hoặc vấn dư viết: “Quân sở thư giả, giai thị thiện nhân, bình sinh văn kiến vô bất thiện hồ?” Dư ứng chi viết: “Thiện giả, ngã sở lạc văn, cố năng ký chi, bất thiện giả phi vô, ngô bất ký nhĩ “. Viết: “Lục dĩ mộng danh, kỳ nghĩa an tại?” Viết “Bỉ trung nhân vật, tích thậm phồn hoa, thời thiên sự biến, lược vô di tích, duy ngã nhất nhân tri nhi đạo chi, phi mộng nhi hà? Đạt nhân quân tử kỳ tri chi hồ? Nam Ông, Trừng tự vị dã”.
Chính Thống tam niên, Mậu Ngọ, trùng cửu nhật. Chính nghị Đại phu, Tư Trị doãn, Công bộ Tả Thị lang, Giao Nam Lê Trừng Mạnh Nguyên tự.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Vanachi ngày 02/10/2018 14:49
Sách Luận ngữ từng nói: “Trong cái xóm mười nhà, thế nào cùng có người trung tín như Khâu này vậy”, huống hồ nhân vật cõi nam Giao từ xưa đã đông đúc, lẽ nào vì nơi hẻo lánh mà vội cho là không có nhân tài! Trong lời nói, việc làm, trong tài năng của người xưa có nhiều điều khả thủ, chỉ vì qua cơn binh lửa, sách vở bị cháy sạch, thành ra những điều đó đều bị mất mát cả, không còn ai được nghe, há chẳng đáng tiếc lắm sao? Nghĩ tới điểm này, tôi thường tìm ghi những việc cũ, nhưng thấy mất mát gần hết, trong trăm phần chỉ còn được một hai; bèn góp lại thành một tập sách, đặt tên là Nam Ông mộng lục, phòng khi có người đọc tới; một là để biểu dương các mẩu việc thiện của người xưa, hai là để cung cấp điều mới lạ cho người quân tử, tuy đóng khung trong vòng chuyện vặt, nhưng cũng là để góp vui những lúc chuyện vui.
Có kẻ hỏi tôi rằng: “Những người ông chép đều là người thiện, vậy thì trong các chuyện bình sinh ông nghe thấy, lại chẳng có chuyện nào bất thiện ư?” Tôi trả lời họ rằng: “Chuyện thiện tôi rất mê nghe, nên có thể nhớ được; còn chuyện bất thiện thì không phải không có, chẳng qua tôi không nhớ đấy thôi”. Họ lại hỏi: “Sách lấy tên là mộng ý nghĩa ở chỗ nào?” Tôi trả lời “Nhân vật trong sách, xưa kia rất phong phú, chỉ vì đời thay việc đổi, dấu tích hầu như không để lại, thành ra còn mỗi một mình tôi biết chuyện và kể lại mà thôi, thế không phải mộng là gì? các bậc đạt nhân quân tử có thấu cho chăng? còn hai tiếng Nam Ông thì chính là tên tự của Trừng tôi vậy”!
Ngày trùng cửu, năm Mậu Ngọ, niên hiệu Chính Thống thứ ba (1438). Lê Trừng, tên chữ là Mạnh Nguyên, người xứ Nam Giao, giữ chức Chính Nghị đại phu, Tư trị doãn, Công bộ tả thị lang, đề tựa.