Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Hồ Chí Minh » Thơ chữ Hán » Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù)
獄中無酒亦無花,
對此良宵奈若何。
人向窗前看明月,
月從窗隙看詩家。
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/01/2015 23:45
Năm 1942, trong thời gian bị bắt giam ở Trung Quốc, Bác Hồ đã viết Nhật ký trong tù. Ngắm trăng là một trong những bài thơ hay của Bác trong tập nhật ký và cũng là một bài thơ hay Bác viết về trăng.
Trong tù không rượu cũng không hoa,Bài thơ viết về một cảnh ngắm trăng, một tư thế ngắm tràng trong tù, qua đó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ – chiến sĩ.
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ!
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Nam Trân dịch)
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.Câu thơ chưa nói đến trăng mà người đọc đã cảm thấy một vầng trăng đẹp xuất hiện.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổNguyên bản tiếng Hán câu thơ là:
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nhãn hướng song tiền khán minh nguyệtCâu thơ chữ Hán nào cũng có hai hình ảnh đối chiếu: nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia và điệp từ khán (xem, nhìn, nhòm). Chữ nhân là người, đã biến thành thi gia – nhà thơ mang ý nghĩa thẩm mĩ đặc sắc. Từ trong ngục tối, người chiến sĩ ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Tư thế ngắm trăng ấy rất đẹp, nhừ một cuộc vượt ngục tinh thần. Trăng được nhân hoá có gương mặt và ánh mắt: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ với mối tình tri âm tri kỉ. Hai câu 3, 4 đối nhau, ngôn ngữ, hình ảnh cân xứng, hài hoà. Trăng và nhà thơ, hai gương mặt trong sáng, hai tâm hồn thanh cao dù bị song sắt nhà tù ngăn cách vẫn gần gũi, sâu nặng ân tình. Có thể nói đây là hai câu thơ tả trăng đẹp nhất, độc đáo nhất. Đã mấy ai ngắm trăng qua song sắt nhà tù? Tư thế ngắm trăng của Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu trăng, biểu lộ một tâm hồn thanh cao, một phọng thái ung dung tự tại. Nó còn biểu lộ khát vọng tự do; từ bóng tối ngục tù hướng về vầng trăng sáng, nhà thơ khẳng định một tâm thế: Thân thế ở trong lao – tinh thần ở ngoài lao.
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
(Trung thu)
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh,
Nhòm song, Bắc đẩu đã nằm ngang.
(Đêm lạnh)
Trên trời, trăng lướt giữa làn mây.Ngắm trăng và thế giới trăng ấy phản chiếu một hồn thơ mênh mông bát ngát tình của Bác. Ngắm trăng vì yêu trăng và cũng là yêu tự do.
(Đêm thu)
Gửi bởi Người Bảo Hộ Mai Sau ngày 18/12/2019 20:30
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử ngày 18/12/2019 20:33
Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ. Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, vào khoảng những năm bốn mươi hai, bốn mươi ba của thế kỉ XX. Người tù thi sĩ tay bị xích, chân bị cùm, thân thể đoạ đày nơi ngục lạnh mà tâm hổn vẫn lâng lâng, thanh thản, say mê thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng sáng:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoaCâu thơ đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: không rượu cũng không hoa. Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Trong những đêm trăng đẹp, thi nhân thường đem rượu ra uống để thưởng hoa, thưởng trăng. Có đầy đủ rượu và hoa thì cuộc vui mới thật thú vị, mĩ mãn. Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, thi sĩ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù mà bản thân bị đày đoạ cực khổ, phải sống cuộc sống “khác loài người”, không phù hợp với thú thưởng nguyệt thanh cao. Làm gì có rượu và hoa để thưởng trăng? Chẳng có nhà tù nào lại “nhân đạo” đến mức mỗi kì trăng sáng lại mang rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng. Ý thơ chỉ có thể hiểu rằng, trước cảnh đêm trăng quá đẹp, thi sĩ bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn.
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệtBác say mê ngắm trăng qua cửa sổ. Bốn bức tường xà lim chật hẹp không ngăn nổi cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do cháy bỏng. Dường như thi sĩ muốn nhắn gửi đến trăng lời thì thầm tâm sự: Trăng ơi, trăng có hiểu lòng ta yêu trăng đến độ nào? Sự thổ lộ, giãi bày chân thành tự trong sâu thẳm hồn người đã được trăng cảm động và chia sẻ. Vầng trăng lung linh bỗng chốc biến thành bạn tri âm, tri kỉ: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Vầng trăng đã vượt qua song sắt để ngắm nhà thơ (khán thi gia) trong tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau. Nghệ thuật nhân hoá cho thấy thi sĩ tù nhân và vầng trăng tự do đã trở nên gắn bó thân thiết tự bao giờ.
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
Gửi bởi Vanachi ngày 14/06/2005 14:21
Có 6 người thích
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Gửi bởi LeeAn1982 ngày 11/05/2009 22:44
gấu trúc Vanachi hay copy cái bản dịch để đăng lên nhỉ , sợ khách vào không thấy được bản dịch ở trên à ?
Gửi bởi taikendou ngày 28/04/2011 19:04
trên đó chỉ là dịch thơ thôi. cái mà chúng ta cần là dịch nghĩa, từng chữ từng câu văn Hán. có cao thủ nào không?
Gửi bởi aituvan ngày 06/06/2012 23:15
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Trăng theo tới khe cửa ngắm nhà thơ.
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Trần Quốc Thịnh ngày 01/12/2013 09:36
Trong tù chẳng rượu lại không hoa
Cảnh đẹp khuya sao nỡ bỏ qua
Ai trông song sắt nhìn trăng sáng
Trăng ngước cửa khe, ngắm thi gia
Gửi bởi XR xương rồng ngày 08/06/2014 05:18
Trong tù không rượu cũng không hoa
Đối với cảnh đêm đẹp này biết làm thế nào
Người hướng ra trước cửa sổ ngắm trăng sáng
Trăng từ khe hở của cửa sổ ngắm nhà thơ
Gửi bởi Quynh Mai ngày 17/02/2015 12:43
Bạn trần quốc thịnh ơi, t góp ý chút về bản dịch của bạn
-thứ nhất ở câu một, bạn nên để nguyên từ "không" vì đó thể hiện đúng nhất ý nghĩa câu thơ khi dùng điệp từ
-thứ hai, ở câu thơ 2, cách gieo vần của bạn hình như chưa đuọc chuẩn lắm, k có sự ngắt nghỉ phù hợp
-thứ ba, ở câu 3, bạn thay chữ "người" bằng chữ "ai" cũng sẽ khó hiểu về nghĩa, từ " trông" và từ "nhìn" là 2 từ gần nghĩa, k nên lặp trong 1 câu
-thứ tư, ở câu cuối không thể dùng từ " ngước" thì sẽ khiên ý nghia khác hoàn toàn( ngước là từ để chỉ hđ nhìn một sự vật ở trên cao)
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Quynh Mai ngày 17/02/2015 12:46
Trong tù không rượu cũng khong hoa
Cảnh đẹp, làm sao thoả lòng ta?
Người qua cửa sổ nhìn trăng sáng
Trăng ngoài khe cửa ngắm thi gia
Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối