Thơ » Pháp » Charles Baudelaire » Hoa khổ đau (1857) » Cái chết
Đăng bởi hongha83 vào 17/04/2024 09:27
À Maxime du Camp
I
Pour l’enfant, amoureux de cartes et d’estampes,
L’univers est égal à son vaste appétit.
Ah ! que le monde est grand à la clarté des lampes !
Aux yeux du souvenir que le monde est petit !
Un matin nous partons, le cerveau plein de flamme,
Le cœur gros de rancune et de désirs amers,
Et nous allons, suivant le rhythme de la lame,
Berçant notre infini sur le fini des mers :
Les uns, joyeux de fuir une patrie infâme ;
D’autres, l’horreur de leurs berceaux, et quelques-uns,
Astrologues noyés dans les yeux d’une femme,
La Circé tyrannique aux dangereux parfums.
Pour n’être pas changés en bêtes, ils s’enivrent
D’espace et de lumière et de cieux embrasés ;
La glace qui les mord, les soleils qui les cuivrent,
Effacent lentement la marque des baisers.
Mais les vrais voyageurs sont ceux-là seuls qui partent
Pour partir ; cœurs légers, semblables aux ballons,
De leur fatalité jamais ils ne s’écartent,
Et, sans savoir pourquoi, disent toujours : Allons !
Ceux-là dont les désirs ont la forme des nues,
Et qui rêvent, ainsi qu’un conscrit le canon,
De vastes voluptés, changeantes, inconnues,
Et dont l’esprit humain n’a jamais su le nom !
II
Nous imitons, horreur ! la toupie et la boule
Dans leur valse et leurs bonds ; même dans nos sommeils
La Curiosité nous tourmente et nous roule,
Comme un Ange cruel qui fouette des soleils.
Singulière fortune où le but se déplace,
Et, n’étant nulle part, peut être n’importe où !
Où l’Homme, dont jamais l’espérance n’est lasse,
Pour trouver le repos court toujours comme un fou !
Notre âme est un trois-mâts cherchant son Icarie ;
Une voix retentit sur le pont : « Ouvre l’œil ! »
Une voix de la hune, ardente et folle, crie :
« Amour… gloire… bonheur ! » Enfer ! c’est un écueil
Chaque îlot signalé par l’homme de vigie
Est un Eldorado promis par le Destin ;
L’Imagination qui dresse son orgie
Ne trouve qu’un récif aux clartés du matin.
Ô le pauvre amoureux des pays chimériques !
Faut-il le mettre aux fers, le jeter à la mer,
Ce matelot ivrogne, inventeur d’Amériques
Dont le mirage rend le gouffre plus amer ?
Tel le vieux vagabond, piétinant dans la boue,
Rêve, le nez en l’air, de brillants paradis ;
Son œil ensorcelé découvre une Capoue
Partout où la chandelle illumine un taudis.
III
Étonnants voyageurs ! quelles nobles histoires
Nous lisons dans vos yeux profonds comme les mers !
Montrez-nous les écrins de vos riches mémoires,
Ces bijoux merveilleux, faits d’astres et d’éthers.
Nous voulons voyager sans vapeur et sans voile !
Faites, pour égayer l’ennui de nos prisons,
Passer sur nos esprits, tendus comme une toile,
Vos souvenirs avec leurs cadres d’horizons.
Dites, qu’avez-vous vu ?
IV
« Nous avons vu des astres
Et des flots ; nous avons vu des sables aussi ;
Et, malgré bien des chocs et d’imprévus désastres,
Nous nous sommes souvent ennuyés, comme ici.
La gloire du soleil sur la mer violette,
La gloire des cités dans le soleil couchant,
Allumaient dans nos cœurs une ardeur inquiète
De plonger dans un ciel au reflet alléchant.
Les plus riches cités, les plus grands paysages,
Jamais ne contenaient l’attrait mystérieux
De ceux que le hasard fait avec les nuages.
Et toujours le désir nous rendait soucieux !
— La jouissance ajoute au désir de la force.
Désir, vieil arbre à qui le plaisir sert d’engrais,
Cependant que grossit et durcit ton écorce,
Tes branches veulent voir le soleil de plus près !
Grandiras-tu toujours, grand arbre plus vivace
Que le cyprès ? — Pourtant nous avons, avec soin,
Cueilli quelques croquis pour votre album vorace,
Frères qui trouvez beau tout ce qui vient de loin !
Nous avons salué des idoles à trompe ;
Des trônes constellés de joyaux lumineux ;
Des palais ouvragés dont la féerique pompe
Serait pour vos banquiers un rêve ruineux ;
Des costumes qui sont pour les yeux une ivresse ;
Des femmes dont les dents et les ongles sont teints,
Et des jongleurs savants que le serpent caresse. »
V
Et puis, et puis encore ?
VI
« Ô cerveaux enfantins !
Pour ne pas oublier la chose capitale,
Nous avons vu partout, et sans l’avoir cherché,
Du haut jusques en bas de l’échelle fatale,
Le spectacle ennuyeux de l’immortel péché :
La femme, esclave vile, orgueilleuse et stupide,
Sans rire s’adorant et s’aimant sans dégoût ;
L’homme, tyran goulu, paillard, dur et cupide,
Esclave de l’esclave et ruisseau dans l’égout ;
Le bourreau qui jouit, le martyr qui sanglote ;
La fête qu’assaisonne et parfume le sang ;
Le poison du pouvoir énervant le despote,
Et le peuple amoureux du fouet abrutissant ;
Plusieurs religions semblables à la nôtre,
Toutes escaladant le ciel ; la Sainteté,
Comme en un lit de plume un délicat se vautre,
Dans les clous et le crin cherchant la volupté ;
L’Humanité bavarde, ivre de son génie,
Et, folle maintenant comme elle était jadis,
Criant à Dieu, dans sa furibonde agonie :
« Ô mon semblable, ô mon maître, je te maudis ! »
Et les moins sots, hardis amants de la Démence,
Fuyant le grand troupeau parqué par le Destin,
Et se réfugiant dans l’opium immense !
— Tel est du globe entier l’éternel bulletin. »
VII
Amer savoir, celui qu’on tire du voyage !
Le monde, monotone et petit, aujourd’hui,
Hier, demain, toujours, nous fait voir notre image :
Une oasis d’horreur dans un désert d’ennui !
Faut-il partir ? rester ? Si tu peux rester, reste ;
Pars, s’il le faut. L’un court, et l’autre se tapit
Pour tromper l’ennemi vigilant et funeste,
Le Temps ! Il est, hélas ! des coureurs sans répit,
Comme le Juif errant et comme les apôtres,
À qui rien ne suffit, ni wagon ni vaisseau,
Pour fuir ce rétiaire infâme ; il en est d’autres
Qui savent le tuer sans quitter leur berceau.
Lorsque enfin il mettra le pied sur notre échine,
Nous pourrons espérer et crier : En avant !
De même qu’autrefois nous partions pour la Chine,
Les yeux fixés au large et les cheveux au vent,
Nous nous embarquerons sur la mer des Ténèbres
Avec le cœur joyeux d’un jeune passager.
Entendez-vous ces voix, charmantes et funèbres,
Qui chantent : « Par ici ! vous qui voulez manger
Le Lotus parfumé ! c’est ici qu’on vendange
Les fruits miraculeux dont votre cœur a faim ;
Venez vous enivrer de la douceur étrange
De cette après-midi qui n’a jamais de fin ? »
À l’accent familier nous devinons le spectre ;
Nos Pylades là-bas tendent leurs bras vers nous.
« Pour rafraîchir ton cœur nage vers ton Électre ! »
Dit celle dont jadis nous baisions les genoux.
VIII
Ô Mort, vieux capitaine, il est temps ! levons l’ancre !
Ce pays nous ennuie, ô Mort ! Appareillons !
Si le ciel et la mer sont noirs comme de l’encre,
Nos cœurs que tu connais sont remplis de rayons !
Verse-nous ton poison pour qu’il nous réconforte !
Nous voulons, tant ce feu nous brûle le cerveau,
Plonger au fond du gouffre, Enfer ou Ciel, qu’importe ?
Au fond de l’Inconnu pour trouver du nouveau !
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hongha83 ngày 16/04/2024 09:27
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi hongha83 ngày 16/04/2024 09:28
Tặng Maxime du Camp
I
Với em nhỏ say mê tranh vẽ và đồ bản
Vũ trụ lớn ngang sự thèm muốn của em
Thế giới mênh mông dưới bóng những cây đèn
Thế giới nhỏ bé khi người ta hồi tưởng
Một sớm chúng ta đi, đầu bừng bừng lửa nóng
Trái tim nặng oan hờn và khao khát đắng cay
Chúng ta đi theo nhịp sóng vơi đầy
Ru hồn vô biên của ta trên bể khơi hữu hạn
Người thì sung sướng rời xa một nước nhà dơ bẩn
Người thì quê hương ghê tởm. Người thì như là
Kẻ chiêm tinh chết đuối trong đôi mắt đàn bà
Nàng Xiếc-xê với hương độc mê hồn quyến rũ
Họ say mê để tránh khỏi hoá thành con thú
Với những bầu trời nóng bỏng, những khoảng rộng bao la
Giá băng cắt thịt, nắng lửa sém da
Xoá nhạt dần những vết hôn trên mặt
Nhưng những người đi, những người mê say đi thật
Là những người đi mà không cần biết đi đâu
Đi để mà đi, lòng nhẹ nhàng như những khí cầu
Luôn mồm kêu đi nữa như một nghiệp chướng nào hành tội phạt
Những con người mà khát vọng như mây trời thay đổi
Luôn luôn mơ như người lính mơ súng, mơ gươm
Những khoái lạc mênh mông đổi mới lạ lùng
Mà trí tuệ loài người, chưa từng biết tên, biết gọi
II
Chúng ta như con quay, như hòn cuội, ôi kinh hãi
Quay mãi, lăn cùng, cả trong giấc ngủ say
Khao khát, thèm thuồng vẫn dằn vặt, búng quay
Như một ác thần quất cho những mặt trời quay tít
Số phận lạ lùng mà mục tiêu luôn xê dịch
Vì chẳng ở nơi nào, có thể ở bất kỳ đâu
Mà con người không bao giờ chán ước ao
Muốn tìm một chỗ dừng chân, chạy như thằng điên không nhọc
Lòng ta như một hải thuyền đi tìm đảo hạnh phúc
Một tiếng người bỗng thét ở trên boong. Hãy nhìn đây!
Một tiếng gọi trong buồm, nồng nhiệt, mê say
“Đây rồi! Tình yêu, vinh quang, hạnh phúc!”. Trời ơi! đá ngầm mặt nước
Mỗi đảo nhỏ quan trắc viên báo trước
Dẫu là một bồng lai mà số mệnh hẹn hò
Tưởng tượng chủ quan vội xây dựng những say sưa
Trời hửng sáng chỉ thấy một dải trơ đá dựng
Tội nghiệp anh chàng say mê những trời ảo tưởng
Phải cùm chân anh chàng hay ném xuống biển sâu
Người thuỷ thủ say sáng tạo những bán cầu
Mà ảo vọng làm vực sâu thêm mặn chát
Như ông lão lang thang chân dẫm lên bùn đất
Mũi hếch lên trời mơ tưởng những thiên thai
Con mắt say mê tưởng thấy một lâu đài
Khi một ngọn đèn mờ soi túp lều rách tã
III
Ôi! những người đi xa bao chuyện đẹp, tươi, kỳ lạ
Chúng tôi thấy trong mắt người sâu thẳm tựa biển khơi
Hãy mở cho chúng tôi xem, hợp ký ức quý của người
Những bảo vật nạm sao trời và thanh khí
Chúng tôi muốn đi, đi không thuyền buồm, không tàu thuỷ!
Để khuây khoả nỗi chán chường trong ngục tối chúng tôi
Hãy cho diễu qua trên tấm vải căng phơi
Trước trí tuệ chúng tôi, những kỷ niệm của người với bầu trời cảnh vật
Hãy nói đi người đã thấy gì?
IV
“Chúng tôi đã thấy sao trời bát ngát
Và sóng cả trập trùng và những bãi cát mênh mông
Va vấp rất nhiều mà tan vỡ cũng vô cùng
Nhưng rồi đâu cũng như đây chán chường chẳng khác
Mặt trời vinh quang trên biển khơi tím ngắt
Những đô thành rực rỡ trong bóng tà dương
Chỉ khêu gợi trong lòng chúng tôi một khao khát bàng hoàng
Lặn ngụp trong một bầu trời hào quang quyến rũ
Ở những đô thành giàu nhất, những cảnh trời rực rỡ
Chẳng bao giờ tìm thấy các huyền bí mê say
Mà ngẫu nhiên cây dương với những bóng mây
Càng khao khát lại càng thêm băn khoăn, thèm muốn
Khao khát tăng thêm, mỗi một lần thụ hưởng
Như thân cây già mà khoái lạc bón làm phân
Thân cây to mà cỏ lại cứng dần
Cành mọc cao lại muốn gần mặt trời thêm nữa
Người mọc cao mãi chăng, hỡi gốc cây cổ thụ
Như cây bách cây tùng. Nhưng chúng tôi cũng đã dành phần
Những bức tranh cho quyển an bum dày và quá tham lam
Của những anh em chỉ hay chuộng xa, chuộng lạ
Chúng tôi đã kính cẩn chào những tượng thần vòi rủ
Những ngai vàng chói lọi, những báu vật sáng ngời
Những cung điện huy hoàng đẹp tựa cảnh bồng lai
Mà những triệu phú đời nay cũng không mơ tưởng được
Những xiêm y làm say sưa đôi mắt
Những đàn bà răng nhuộm và nhuộm móng tay, chân
Những thuật nhân quấn rắn ở quanh thân”
V
Và còn gì, còn gì nữa?
VI
“Ôi những cái đầu con trẻ!
Chúng tôi đã thấy khắp nơi và chẳng phải tìm tòi
Từ thấp đến cao trong tất cả loài người
Cái quang cảnh chán chường của tội trời nguyên thuỷ
Nô lệ đớn hèn, kiêu ngạo, ngu đần, người phụ nữ
Yêu mình, say mê mình, không ghê tởm, không mỉa mai
Đàn ông tàn bạo, tham ăn, dâm ô, chỉ biết có tiền tài
Nô lệ của nô lệ, rãnh bẩn chẳng vào cống đục
Kẻ đao phủ hả hê, người oan tình thổn thức
Cuộc truy hoan tưới máu để thêm hương
Thuốc độc của oai quyền làm bạo chúa hoang mang
Và quần chúng say mê các ngọn roi nô lệ
Những tín ngưỡng như tín ngưỡng chúng ta cũng thế
Dẫu muốn bò lên trời - Thánh đức thiêng liêng
Tìm khoái lạc trên giường chông, trong áo gai
Như tên hưởng lạc quan nằm trên nệm lông êm ái
Nhân loại ba hoa say sưa, tự cao tự đại
Và điên dại bây giờ như điên dại luôn luôn
Nói với Chúa trời trong cơn hấp hối giận hờn
“Đồng bào ơi! Chúa ơi! Hãy nghe ta nguyền, ta oán!”
Và những kẻ ít ngu đần nhất, tình nhân táo bạo của điên loạn
Tránh xa đàn trâu ngựa mà định mệnh đã nhốt chung
Và lẩn trốn vào thuốc phiện mênh mông
Đây của trái đất, bảo tình hình muôn thuở”
VII
“Ôi tri thức đắng cay mà trên đường ta hấp thụ
Cuộc đời chán chường nhỏ bé, ngày nay, ngày trước, ngày mai
Mãi mãi chỉ phơi bày của ta hình ảnh muôn đời
Giữa bãi sa mạc chán chường, một ốc đảo kinh hồn, ghê sợ
Thế thì đi hay ở? Nếu ở được thì cứ ở
Đi đi, nếu phải đi. Người ru rú xó nhà, người chạy khắp bốn phương
Để đánh lừa quân thù, nguy hiểm, gian ngoan
Thời gian, có những người chạy suốt đời không nghỉ
Như người Do Thái lang thang hay những người giáo sĩ
Chẳng có xe nào, chẳng có thuyền nào
Thoát được kẻ thù ghê tởm, cũng có người chẳng phải đi đâu
Mà vẫn giết được quân thù, chẳng rời nổi một bước
Nhưng nếu một khi quân thù trên lưng ta đặt gót được
Ta vẫn hy vọng và vẫn kêu to, cứ đi
Cũng như ta đi đến tận Trung Quốc, xưa kia
Mắt đăm đăm bể khơi và tóc bay gió thổi
Chúng ta sẽ xuống thuyền trên bờ bể sâu đêm tối
Trái tim vui như những du khách còn thơ
Có nghe thấy chăng những tiếng gọi bi thảm say sưa
Như hát ca, hãy đến đây những ai khao khát
Đoá sen thơm, ở đây chúng tôi đang gặt
Những quả dị kỳ mà trái tim khách vẫn thèm
Hãy đến đây trong không khí, kỳ diệu, êm đềm
Của một buổi chiều không bao giờ tắt
Nghe tiếng nói quen, chúng tôi đoán bóng ma quen thuộc
Những bạn tri âm đang dang tay vẫy gọi chúng ta
Tiếng nói của người mà chúng ta ôm hôn đầu gối ngày xưa
Để tầm mắt trái tim hãy bơi lại bến xưa của nàng E-léc-trê”
VIII
Thần chết ơi! Bác thuyền trưởng già! đã đến lúc nhổ neo rồi!
Cái xứ sở này ta đã chán chường, hãy nhổ neo đi. Thần chết!
Nếu Trời bể bên ngoài, như mực đen tối mịt
Lòng chúng ta mà người biết, hào quang vẫn chói lọi, sáng ngời!
Rót cho chúng ta liều thuốc độc của người cho lòng ta thêm cứng cỏi
Chúng ta muốn, khát khao như lửa đốt trong đầu
Dù địa ngục hay thiên đường, lặn xuống đáy vực sâu?
Vực huyền bí để tìm cho ra cái mới!