Chàng chẳng thấy gái này gái goá,
Buồn nằm suông, suông cả áo cơm.
Thương vay cái ,
Thấy chàng tuổi trẻ ép làm lứa đôi.
Chàng tuổi trẻ chơi bời quên nhọc,
Gái già này sức vóc được bao.
Muốn sao, chẳng được như sao,
Dẫu rằng sum họp thế nào được lâu.
Lấy chồng vốn nhờ câu ăn mặc,
Thế mà rầy đói rách ủ ê;
Huống nhời cha mẹ chẳng nghe,
Tư bôn lại phải chê người cười.
Mụ hỡi mụ, thương người chi thế,
Thương thì hay, mưu kế chửa hay.
Thương thì gạo vải cho vay,
Lấy chồng thì hẳn gái này xin thôi!
Bản dịch này có sách ghi là của chính tác giả Nguyễn Khuyến, hoặc có sách ghi của Đỗ Huy Liêu, nhưng theo Đỗ Văn Hỷ (Tạp chí
Văn học số 1-1983) thì dịch giả là Phan Văn Ái. Tác giả đã dẫn lời ghi chú của Phan Văn Ái trong
Phụng minh toàn tập: “Đây là bài viết của Tam nguyên Yên Đổ họ Nguyễn, nhân vâng mệnh diễn ra quốc âm, chép phụ ở phần sau.”
Khảo dị:
Chàng chẳng biết gái này gái goá,
Buồn nằm suông, suông cả áo cơm.
Khéo thay cái mụ tá ơm,
Đem chàng tuổi trẻ ép làm lứa đôi.
Chàng tuổi trẻ chơi bời quên nhọc,
Gái già này sức vóc được bao.
Muốn sao chiều chẳng được sao,
Trước tuy sum họp, sau nào được lâu.
Lấy chồng vốn nhờ câu ăn mặc,
Chẳng ngờ rằng đói rách hổ người.
Vốn xưa cha mẹ dặn lời,
Tu bôn lại phải kẻ cười người chê.
Hỡi mụ hỡi, thương chi thương thế?
Thương thì hay nhưng kế chẳng hay.
Thương thì gạo vải cho vay,
Lấy chồng thì gái goá này xin van!
[Thông tin 4 nguồn tham khảo đã được ẩn]