Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 10/07/2008 08:31 bởi
Vanachi Bùi Huy Phồn (16/12/1911 - 31/10/1990) có các bút danh là Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP. Ông sinh tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, quê gốc tại làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện ứng Hoà, tỉnh Hà Tây. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mất tại Hà Nội năm 1990. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
Ông thân sinh Bùi Huy Phồn là một nhà Nho, chi trưởng họ “Đại Bùi”, thi cử không đỗ, bỏ làng phiêu bạt lên phố Đầm bán chữ nuôi thân. Rồi kết duyên với cô gái Bắc Ninh đảm đang, giỏi nghề buôn bán, sau này là mẹ thân sinh nhà văn. Trước năm 1940 gia đình ông là tư sản thương mại (dân tộc) kiêm địa chủ. Đến những năm 1940-1945, gia đình bị phá sản, bán hết ruộng đất ở phố Đầm trở về quê gốc.
Nhà văn học chữ Hán hết chương trình tú tài, thạo tiếng Pháp. Bùi Huy Phồn dạy học, nhưng gắn bó với việc viết văn, làm thơ, viết báo. Nhà văn đã từng là uỷ viên Ban vận động nghiệp đoàn những người viết báo (Bắc Kỳ) ở Hà Nội, uỷ viên chấp hành đoàn Văn hoá kháng chiến Bắc Bộ, chủ bút tuần báo Đây Việt Bắc (khu X), biên tập viên báo Cứu quốc khu X. Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962), uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá II (1962-1972), Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá IV, V, VI. uỷ viên thường trực Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội. Sau đó, ông nghỉ hưu, mất tại Hà Nội.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Lá huyết thư (tiểu thuyết dã sử, 1932)
- Một chuỗi cười (tiểu thuyết trào phúng, 1941)
- Sự tích Trần Hưng Đạo diễn ca (truyện thơ, 1941)
- Gan dạ đàn bà (tiểu thuyết trinh thám, 1942)
- Mối thù truyền kiếp (tiểu thuyết trinh thám, 1942)
- Tờ di chúc (tiểu thuyết trinh thám, 1943)
- Thôn nữ ca (tập ca dao mới, 1944)
- Khao (tiểu thuyết trào phúng, 1946)
- Người chiến sĩ chồng tôi (tiểu thuyết, 1949)
- Tình quân ngũ (truyện vừa, 1949)
- Tay người đàn bà (kịch hai hồi, 1950)
- Bia miệng, Mưu sâu Mỹ Diệm, Thơ ngang, Tàn xuân đế quốc (tập thơ trào phúng 1952, 1957, 1959)
- Vô lý không có lẽ (kịch ngắn, 1960)
- Phất (tiểu thuyết, 1961)
- Trái cam (truyện ngắn và ký, 1972)
- Bình minh hôm nay (tiểu thuyết, 1990)
Bùi Huy Phồn (16/12/1911 - 31/10/1990) có các bút danh là Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP. Ông sinh tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, quê gốc tại làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện ứng Hoà, tỉnh Hà Tây. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mất tại Hà Nội năm 1990. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
Ông thân sinh Bùi Huy Phồn là một nhà Nho, chi trưởng họ “Đại Bùi”, thi cử không đỗ, bỏ làng phiêu bạt lên phố Đầm bán chữ nuôi thân. Rồi kết duyên với cô gái Bắc Ninh đảm đang, giỏi nghề buôn bán, sau này là mẹ thân sinh nhà văn. Trước năm 1940 gia đình ông là tư sản thương mại (dân tộc) kiêm địa chủ. Đến những năm 1940-1945, gia đình bị phá sản, bán hết ruộng đất ở phố Đầm trở về quê gốc.
Nhà văn học chữ Hán hết chương trình tú tài,…
Nhớ hồi nhỏ có tập “Thơ ngang” của cụ, giờ còn nhớ được tý ti, xin gửi để đóng góp ạ
Thơ ngang
Đây không phải rượu lậu
Bán trốn thuế nhà đoan
Đây không phải sách lậu
Từ hải ngoại mang sang
Đây là thơ với thẩn
Vừa bướng lại vừa ngang
Nên dưới thời Pháp thuộc
Cũng coi là của gian
Nước nhà giờ độc lập
Quan ta đã hết thời
Quan tây về cái nước
Thơ ngang bán ra đời
Tự trào
Ở đất Hà Đông tôi khoá hủ
Con cha cháu ông chắt bà cụ
Hán văn chưa bén cửa tam trường
Quốc học biểt mần thơ bát cú
Nghĩ phẫn nhân tài bị nước quên
Quyết về dật sỹ cho đời đổ
Không may gặp buổi rối ren này
Bụng đói phải bò ra bán chữ
Còn bài này thì không nhớ tên, chỉ nhớ là cụ làm bài chế vụ cưới con của viên quan họ Bùi, có đoạn cuối
Con quan thì lại lấy chồng quan
Phiền cho hai cố thông gia nhỉ
Khố rách ngồi chung với áo lam
Bị gọi lên mắng, cụ về làm bài này
Hôm qua chúc trộm đám con ngài
Ngài giận ngài gọi đến bẻ bai
Ấp úng tôi vừa toan há họng
Gầm gừ ngài đã quát vào tai
Cưới con ai có so đời bố
Đôi lứa nên duyên luận chữ tài
Lĩnh ý tôi về xui mẹ đĩ
Xoay cho thằng dái chút cân đai
Có ai còn nhớ về tập thơ này không?
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào