Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Bà huyện Thanh Quan
Đăng bởi Vanachi vào 31/05/2004 19:23
Vàng toả non tây, bóng ác tà,
Đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa.
Ngàn mai lác đác, chim về tổ,
Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà.
Còi mục thét trăng miền khoáng dã,
Chài ngư tung gió bãi bình sa.
Lòng quê một bước nhường ngao ngán,
Mấy kẻ tình chung có thấu là?
Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi khucmac ngày 01/11/2011 03:24
Bài "Chiều hôm nhớ nhà" mình đọc lâu rồi nên không nhớ ai dịch, nhưng câu 8 có một dị bản khác có vẻ hợp lý hợp tình hơn được viết như vầy:
"Mấy kẻ tình chung có thấu là"
Nó vừa là câu cảm thán vừa là câu hỏi tu từ, hợp với giọng thơ của bà huyện Thanh Quan như thường thấy hơn là câu hỏi thẳng thừng và nhịp điệu thơ không suôn. Vài lời góp ý cùng bạn, thân mến!
Gửi bởi Mộng Thi Lang ngày 11/03/2015 00:21
Vàng nhạt đồi Tây bóng xế tà,
Đầm đìa cỏ lá tuyết đơm hoa.
Rừng mai thấp thoáng chim về tổ,
Rặng liễu bơ vơ khách nhớ nhà.
Trâu cưỡi thổi tiêu miền nguyệt dã,
Cá chài theo gió bến bình sa.
Đường quê mỗi bước lòng thêm chán,
Hỡi kẻ tình chung có hiểu là?…
Nguồn: Tình tự thi tập 2
Gửi bởi chumeo_di_hia ngày 12/03/2023 23:24
“ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn,
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
Gửi bởi Vũ Đào Duy Hùng ngày 24/12/2023 13:03
Bài thơ Chiều Hôm Nhớ Nhà như một cơn gió mang hơi thở của quê hương, nơi mà mỗi từ ngữ là hình ảnh sâu lắng về nỗi nhớ, về sự gắn bó chặt chẽ với đất đai và con người. Cảnh vật trong bài thơ như hoà mình vào không gian tự nhiên, từ cỏ cây, tuyết trắng, đến tiếng chim về tổ, tạo nên bức tranh đẹp đong đầy hình ảnh quê hương thanh bình và thân thương. Tôi cảm nhận sâu lắng sự nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy ý nghĩa của từng dòng thơ. Nó không chỉ đơn thuần là miêu tả về cảnh đẹp tự nhiên mà còn chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người viết dành cho quê hương. Từ việc nhớ nhà đến sự bồi hồi lòng người đi xa, từ cảm giác hồn nhiên của thiên nhiên đến sự ngao ngán, lòng quê một bước nhường trong lòng người. Đó chính là tinh thần, là trái tim của bài thơ này.