Thơ » Nga » Aleksandr Pushkin » Yevgeny Onegin (1833) » Chương một
Đăng bởi Tung Cuong vào 28/01/2022 16:50, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 02/02/2022 22:55
«Мой дядя самых честных правил
Когда не в шутку занемог,
Он уважать себя заставил
И лучше выдумать не мог.
Его пример другим наука;
Но, боже мой, какая скука
С больным сидеть и день и ночь,
Не отходя ни шагу прочь!
Какое низкое коварство
Полуживого забавлять,
Ему подушки поправлять,
Печально подносить лекарства
Вздыхать и думать про себя:
Когда же черт возьмет тебя!»
Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]
Gửi bởi Tung Cuong ngày 12/07/2024 11:04
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 12/07/2024 13:49
9.Còn em Magacshak, rõ ràng, em không biết, Nhà thơ Krưlôp đã có dòng thơ tương tự “Осел был самых честных правил”..Aleksandr Puskin đã mở đầu tiểu thuyết thơ của mình giống với bài thơ ngụ ngôn của nhà thơ trào phúng vĩ đại nhất của nước Nga! Chi tiết này đã thổi bay cách lí giải mà em đang vương vấn, mơ mộng theo rồi.
-Thôi được. Nhưng điều này vẫn có nghĩa là, Puskin ngay trong dòng đầu tiên của tác phẩm vĩ đại của mình đã buộc Ônhêghin, thông qua cách diễn đạt ẩn ý, nói bóng gió, phải gọi bác mình là con lừa, mà chính bác là người đã viết di chúc để lại toàn bộ dinh cơ của mình cho cậu cháu Epghênhi đấy nhé.Thật nhỏ nhen và vô ơn là hình ảnh của nhân vật chính của nền văn học Nga ở đây!
-Thế nhé, bây giờ, có lẽ, chúng ta đã phân tích xong xuôi vấn đề này nhỉ- cô Antônhina Stepanôpna tổng kết lại vấn đề hệt như khi họp chi bộ Đảng, nghĩa là giọng cô đầy độc đoán, và chẳng có chút logic nào, cô kín đáo rút khăn tay ra lau sạch những giọt mồ hôi bất ngờ xuất hiện trên má cô.- Cô hy vọng, lớp ta, không còn ai có ý kiến gì nữa nhỉ?
10.Chừng ba bốn phút trôi qua. Sau đó lại thấy một cánh tay của ai đấy giơ lên.
-Thế nào, Magacshak, em vẫn muốn hỏi gì à?
-Thưa cô Antônhina Stepanôpna., vì nếu cứ giả định rằng, Puskin mượn thơ của Krưlôp đi nữa, thi có một chi tiết đập ngay vào mắt ta là, việc thay hình đổi dạng câu trên thực tế không phải như vậy! Vì trong bài của Krưlôp tuy có vẻ hình thức tương tự, nhưng cấu trúc khác hẳn! Vì trong câu thơ của Krưlôp sau chủ ngữ “осел” là động từ “был”, làm cho ta không thể xem “правил” là vị ngữ được. Trong câu của Puskin nhìn như giống của Krưlôp nhưng không có động từ “был”. Chi tiết này làm câu thành có hai ý song song: ý thứ nhất là: bác của Ônhêghin, đang dẫn lối cho mọi người và có tư tưởng tự do, ý thứ hai là: “EO” mở đầu bằng lời nhắc khéo tới bài thơ ngụ ngôn về con lừa. Ở đây phải nói ngay là, lời khai bút cho một tác phẩm vĩ đại như vậy nghe thật thiếu tế nhị và khác thường.
11.Thế theo em, Puskin lồng hai ý này vào bài để làm gì?
-Với ý để làm gì ư? Để ru ngủ bên kiểm duyệt.
-Ru ngủ bộ phận kiểm duyệt à?
-Vâng, tất nhiên là kiểm duyệt chứ ai! Chương một được công bố năm 1825, khi bạn bè của Puskin đang chuẩn bị cho cuộc nổi dậy vào Tháng Chạp. Và nhà thơ, tâm hồn có sức linh cảm cực mạnh, có khả năng kịp nắm bắt mọi chuyển biến nhỏ nhất trong tâm trạng của xã hội, không thể không đoán ra chuyện đó.
-Như vậy, sau khi viết xong bốn dòng đầu của tác phẩm vĩ đại, thì nhà thơ đã thuộc vào hàng ngũ chiến sỹ cách mạng tháng Chạp rồi ư? Một tinh thần ái quốc đáng khen. Em cứ nói tiếp đi, Magacshak.
12.Thực ra, điều chủ yếu thì em nói hết rồi. Việc Puskin có thay hình đổi dạng câu thơ của Krưlôp, thì nhà thơ Puskin tuy không cố ý, vẫn kể hết cho mọi người ai cũng biết, để tác phẩm không bị cấm in mà thôi, để đánh lạc hướng bên kiểm duyệt và đám nhân viên chuyên bới lông tìm vết, làm cho câu thứ nhất - thành câu gồm bốn dòng - ẩn hai ý cùng lúc. Đồng thời, sự ẩn hai nghĩa như vậy càng đưa tới những vực sâu thăm thẳm và cao vời vợi. Những dòng thơ mở đầu thật xứng đáng cho tác phẩm vĩ đại nhất.
-Magacshak, nhớ nhé, tuy nhiên cô vẫn cấm em không được nói năng lung tung thêm nữa. Nếu không, cô buộc phải mời em lên gặp thày hiệu trường đấy. Điều đó, chắc chắn cả em, cả cô tuyệt đối không ai cần hết.
Cậu bé im lặng, ngồi căng mắt nhìn và chăm chú đọc khổ một của “EO” trong suốt nửa tiết học còn lại. Bao nhiêu ý nghĩ và biết bao hình ảnh -như ngay giờ phút này, tôi còn nhớ và đang nhìn thấy, những ý nghĩ và hình ảnh thân yêu, đang bay lượn, đan xen, chồng chéo vào nhau, tràn ngập trong đầu tôi, dường như có cả một vũ trụ bao la trong đầu mình vậy. Và mãi tới khi, tiếng chuông hết tiết vang lên và các bạn ùa ra hành lang hết, tôi bước lại gần cô giáo đang ngồi một mình trên bàn. Vẻ mặt cô mệt mỏi rã rời, như vừa ở chỗ tắm hơi ra vậy.
13.Thưa cô Antônhina Stepanôpna, Có lẽ em có thể báo tin cho cô vui lại đây. Giả thuyết của em cho rằng trong dòng một của “EO” “правил” là động từ, có lẽ là sai, cô ạ. Vì cách giải thích là động từ chỉ có thể hợp lý, khi ta đọc thành tiếng khổ này mà thôi. Nếu ta đọc dưới dạng viết, tai ta không nghe thấy, mà chỉ nhìn bằng mắt thôi. Trong tiếng Nga cái được viết ra và nghe được gần như lúc nào cũng trùng nhau. Chỉ trừ một trường hợp của Nga hoàng Nhikôlai: КАЗНИТЬ НЕЛЬЗЯ ПОМИЛОВАТЬ.- XỬ TỬ KHÔNG ĐƯỢC THA. Và nhờ một sự trùng lặp lạ lùng như thế nào đó của bốn dòng đầu trong “EO”, mà người kiểm duyệt là đích thân Nga hoàng Nhikôlai chứ không phải ai khác! Giả như, từ “правил” là động từ, thì cuối dòng hai đã phải là dấu phảy. Hay dấu chấm phẩy lại biến câu này thành câu phức đẳng lập. Mà cuối câu lại là dấu phảy. Việc xem từ “правил” là động từ hoá ra ít có khả năng hơn. Dấu phảy là dấu hiệu quá mờ nhạt và hầu như không có giá trị để giải thích trường hợp này được.
14.Vậy bây giờ, em nhìn ra vấn đề rồi chứ?
-Em thấy rồi ạ. Puskin đã vận dụng cả nghĩa một và nghĩa hai, khi ta đọc thành tiếng, ta thấy được điều này. Nhưng vì một lý do nào đó, Puskin đã ưu tiên chọn cách đọc, ta chẳng có lý do gì mà cho rằng bác của Ônhêghin là người theo tư tưởng tự do. Có nhiều khả năng hơn cả là, nhà thơ đã lược bỏ đi dấu chấm phảy hay dấu chấm và thay chúng bằng dấu phảy, làm vậy là làm lệch cán cân nhận thức, một đầu cân là đoạn tổ hợp từ đặc ngữ trông hơi là lạ, còn đầu cân bên kia là một câu thể hiện rõ ý nổi loạn - lệch hằn về phía chỉ còn là một chuyện tầm phào vô thường vô phạt, vì nhà thơ đã chọn giải pháp rằng làm thế là quá liều lĩnh.
15.Vậy nếu giả thuyết của em là đúng, thì em giải thích thế nào về việc Puskin tỏ ra vô nguyên tắc trong bốn dòng thơ này, một chuyện mà cả trước kia, lẫn sau này, chưa bao giờ từng xảy ra như vậy?
-Một cách tự nhiên nhất thôi. Từ năm 1824, Puskin bị quản thúc tại Mikhailô pskoie. Vì vậy, Puskin phải cân nhắc từng dấu phảy và từng dấu chấm một trên bàn cân số phận. Ở đây là số phận không phải của Ônh êghin, mà là số phận của chính bản thân nhà thơ. Còn tới năm 1825, khi đã xem qua bản xếp chữ chương Một trước khi được in lần đầu, nhà thơ quyết định rằng, nếu định đặt dấu chấm (ở cuối dòng hai hay cuối dòng một) thì tác phẩm có thể sẽ bị cấm in. Và cho dù chỉ là cuối bất kì một trong hai dòng trên bằng dấu chấm hay chấm phảy - thì nhà thơ lập tức bị tống đi đầy để làm gương, chắc chắn đến một nơi không phải điền trang của gia đình, ở cách Pskô p 50km. Mà là tận các mỏ ở Xi bi. Hay thậm chí còn nghiêm trọng hơn, phải. đến vùng đài nguyên quanh năm lạnh lẽo. Điều này là quá rõ ràng. Muốn vậy, Puskin ở cuối dòng một và dòng hai, đặt ngay hai dấu phảy hoàn toàn vô can, để bên kiểm duyệt và chính người phụ trách kiểm duyệt ở cấp cao nhất là Nga hoàng, cho dù có cảm thấy điều gì chăng nữa, cũng chẳng thể bám vào mà bẻ hành bẻ tỏi nhà thơ. Chỉ có điều bằng chứng cho giả thuyết của em hiện không có. Và chắc chắn, giả thuyết của em mãi mãi chỉ là giả thuyết mà thôi. Có lẽ đây chỉ là, tung hứng những khả năng tuyệt vời của tiếng Nga của ta có thể tạo ra bao tưởng tượng và làm ta thêm kinh ngạc. Nhưng chỉ vậy thôi, không đi xa hơn.
Cô giáo Antônhina Stepanôpna chăm chú nhìn tôi với vẻ mặt buồn buồn và nỗi lo lắng mà trước đây và cả sau này, tôi chưa hề thấy trong mắt cô. Không bao giờ, tôi quên được ánh mắt thất thần của cô như của cha mẹ tôi vậy.
-Em không nên học văn, Magacshak à.
-Vì sao ạ?
-Là vì, em không được quên rằng, mình đang sống ở đất nước nào. Tuyệt đối em không nên vào khoa ngữ văn. Em hãy đi học toán hay lý thì tốt. Với hai ngành đó, cái đầu em giỏi phân tích sẽ cứ đường thẳng mà đi.
@@@
(КАЗНИТЬ НЕЛЬЗЯ ПОМИЛОВАТЬ
Có thể hiểu nhiều cách:
-Xử tử không được tha.
-Xử tử, không được tha. КАЗНИТЬ //НЕЛЬЗЯ ПОМИЛОВАТЬ
-Không được xử tử, phải tha. КАЗНИТЬ НЕЛЬЗЯ // ПОМИЛОВАТЬ
-…)
Theo nguồn:
Журнал семь искусств
Tháng 9 2012
Юрий Магаршак
Профессор физики и немножечко литератор
Космос русской речи в первых строках первой
строфы первой главы романа в стихах “EO”
Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]