☆☆☆☆☆ 14.00
Nước:
Syri10 bài thơ
Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 02/11/2017 05:44 bởi
Admin Adonis hay Adunis tên thật là Ali Ahmad Sa’id Esber, sinh ngày 1-1-1930 tại Syria, trong một gia đình nông dân đông con và nghèo. Lúc nhỏ, không đủ tiền đến trường, ông tự học ở nhà. Cha ông dạy ông đọc thơ và kinh Qu’ran lúc cả hai làm việc trên đồng ruộng. Năm 14 tuổi, Adonis được dịp đọc thơ trước Tổng thống Syria lúc Tổng thống đi kinh lý đến địa phương nơi ông ở. Tổng thống rất ngạc nhiên trước tài năng của người thiếu niên quê mùa ấy. Ông hỏi Adonis có muốn ông giúp gì không? Adonis nói chỉ muốn đi học. Tổng thống bèn thu xếp cho Adonis được nhập học ở một trường trung học theo chương trình Pháp ở Tartus. Sau đó, Adonis học Cử nhân luật và triết ở Đại học Damascus, rồi gia nhập quân đội trong hai năm. Một phần thời gian trong quân đội của Adonis là ngồi tù vì những sự chống đối chính trị. Năm 1956, Adonis rời Syria sang Lebanon sinh sống và sáng lập tạp chí Shi’ir (Thơ) để giới thiệu các quan điểm tiền vệ và hiện đại về thơ cho thế giới Ả Rập. Tạp chí bị phản đối và bị cấm. Năm 1968, ông lại sáng lập tạp chí Mawakif (Hoàn cảnh) với một lập trường còn cấp tiến hơn cả tờ Shi’ir trước đó.
Năm 1970, Adonis được phong hàm giáo sư văn học Ả Rập tại trường Libanese University. Ba năm sau, ông tốt nghiệp Tiến sĩ quốc gia tại Đại Học St. Joseph ở Beirut. Đề tài luận án của ông là “Sự trường cửu và biến thiên trong tư tưởng và văn chương Ả Rập” (Permanence and change in Arabic thought and literature). Từ đầu thập niên 1980, Adonis được mời giảng dạy tại nhiều trường đại học ở Pháp và Thuỵ Sĩ; giữa thập niên 1985, ông được mời làm giáo sư thỉnh giảng ở một số đại học Mỹ. Đến năm 1986, ông dọn sang sống hẳn ở Paris và hiện đang mang quốc tịch Pháp.
Trong suốt mấy chục năm, Adonis được xem là một trong những tài năng sáng giá nhất của nền văn chương Ả Rập. Ông đoạt được rất nhiều giải thưởng, bao gồm giải International Nâzim Hikmet Poetry Award, giải Syria-Lebanon Best Poet Award, giải International Poem Biennial tại Brussels, và giải văn học Goethe tại Đức. Tuy nhiên, không phải người Ả Rập nào cũng thích hay chấp nhận Adonis. Với đa số người Ả Rập, Adonis quá hiện đại, táo bạo và phóng khoáng từ chính trị đến xã hội, văn hoá và văn học. Trong chuyến viếng thăm và chuyện trò tại Đại học Michigan, ông tâm sự: “Tất cả các sách giáo khoa ở Syria đều cho là tôi phá hoại thơ ca”. Nguyên nhân chính là ông chủ trương thể thơ tự do và một số cách diễn tả bị xem là tối tăm. Ông muốn “phá bỏ truyền thống tuyến tính trong văn bản thơ.” Theo ông, “bài thơ nên là một mạng lưới hơn là một sợi dây tư tưởng duy nhất”. Hơn nữa, về tư tưởng, ông vượt ra ngoài những lối mòn quen thuộc hiện nay vẫn còn đang thống trị thế giới Ả Rập. Ông tự nhận là ông gần gũi với Nietzsche, Heidegger, Rimbaud, Baudelaire, Goethe và Rilke, hơn là với các nhà văn, nhà thơ và trí thức Ả Rập khác. Ông phản đối sự phân biệt đơn giản giữa Đông và Tây. Theo ông, “Phương Tây chỉ là tên gọi khác của phương Đông”. Trả lời một cuộc phỏng vấn trên báo The New York Times năm 2002, ông thẳng thắn tuyên bố: “Không còn văn hoá trong thế giới Ả Rập nữa. Nó đã xong rồi. Từ góc độ văn hoá mà nói, chúng ta chỉ là một phần của văn hoá Tây phương, nhưng chỉ với tư cách những người tiêu thụ chứ không phải những nhà sáng tạo.”
Mang ba quốc tịch (Syria, Lebanon và Pháp), ông tự xem ông là một người lưu vong và thơ của ông là thơ lưu vong. Nhưng quan niệm về lưu vong của ông mang đầy màu sắc siêu hình. Với ông, lưu vong gắn liền với ngôn ngữ: “Tôi viết trong một thứ tiếng biến tôi thành một kẻ lưu vong”. Đó cũng là số phận chung của giới văn nghệ sĩ: “Mỗi nghệ sĩ là một kẻ lưu vong trong ngôn ngữ riêng của hắn”.
Với quan điểm như thế, Adonis khác với hầu hết các nhà văn và nhà thơ Ả Rập khác là không quan tâm nhiều đến các vấn đề chính trị và xã hội. Nếu viết về chính trị xã hội, ông cũng viết với tinh thần phóng khoáng và phê phán hơn là cố bảo vệ truyền thống hay tôn giáo.
Adonis hay Adunis tên thật là Ali Ahmad Sa’id Esber, sinh ngày 1-1-1930 tại Syria, trong một gia đình nông dân đông con và nghèo. Lúc nhỏ, không đủ tiền đến trường, ông tự học ở nhà. Cha ông dạy ông đọc thơ và kinh Qu’ran lúc cả hai làm việc trên đồng ruộng. Năm 14 tuổi, Adonis được dịp đọc thơ trước Tổng thống Syria lúc Tổng thống đi kinh lý đến địa phương nơi ông ở. Tổng thống rất ngạc nhiên trước tài năng của người thiếu niên quê mùa ấy. Ông hỏi Adonis có muốn ông giúp gì không? Adonis nói chỉ muốn đi học. Tổng thống bèn thu xếp cho Adonis được nhập học ở một trường trung học theo chương trình Pháp ở Tartus. Sau đó, Adonis học Cử nhân luật và triết ở Đại học Damascus, rồi gia nhập quân đội trong hai năm. Một phần thời gian trong quân đội của Adonis là ngồi tù vì những sự chống đối…