Bài thơ được viết bằng tiếng nước ngoài nhưng chưa có nguyên tác, xin mời xem 2 bản dịch.
Nếu bạn có thông tin về nguyên tác của bài thơ, xin mời gửi vào bình luận ở dưới.
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hảo liễu ngày 03/11/2017 06:16
Khuôn mặt khác/sự mệt mỏi. Khi tôi nói mệt mỏi, tôi muốn nói, cuộc sống hằng ngày. Mệt mỏi là một người đàn bà và một người đàn ông. Mệt mỏi là một chiếc ghế hay một quán café. Mệt mỏi là bóng râm và bóng tối. Nó cũng là mặt trăng và mặt trời.
Những ngày này, những ngày mệt mỏi này, có những cuốn sách của riêng chúng, mỗi bước đi là một từ. Và từ ngữ không dừng lại.
Khuôn mặt khác/sự pha trộn, liên kết, tan rã, liên kết trong một chuyển động tròn không bao giờ chấm dứt. Và mỗi khuôn mặt thật cô đơn ngay cả khi nó ôm lấy một khuôn mặt khác.
Khuôn mặt khác/sự hiện diện trước mắt nổi lên ngang tầm với thơ và với giấc mơ. Bạn muốn ôm ghì lấy thực tại này, muốn sống trong nó, bởi vì nó cùng một kết cấu, cùng một không gian, nhưng mỗi bước đi có nhịp điệu và khung trời riêng của nó. Khuôn mặt khác/ sự cân nhắc giữa ghẻ lạnh và hợp nhất, giữa hiện diện và khiếm diện. Và vì vậy khi bạn đi ở khu chợ Hamidiya, như thể bạn nhìn thấy sự vật và đồng thời không thấy chúng, như thể bạn tìm kiếm những gì bạn không nhìn thấy trong những gì bạn thấy.
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi hảo liễu ngày 03/11/2017 06:16
Face
The other face/fatique. When I say fatigue, I mean, daily life. Fatigue is a woman and a man. Fatigue is a chair or a café. Fatigue is shadow and darkness. It is also the moon the and sun.
These days, these days of fatigue, have their own books, each step a word. And the words do not end.
The other face/a mixture bonding, breaking apart, bonding in a circular motion that never ceases. And each face is lonely even when it embraces another.
The other face/the immediate presence rises to the level of poetry and dream. You want to embrace this reality, to inhabit it, because the fabric is the same, the space is the same, but each step has its own rhythm and its own horizon. The other face/ the debate between estrangement and union, presence and absence. And so when you walk the Hamidiya souk it’s as if you see things and you do not see them, as if you are seeking what you do not see in what you see.