Tạo ngày 30/10/2018 16:40 bởi
Vanachi Đoàn Tư Thuật (1886-1928) hiệu Mai Nhạc, sinh trong một gia đình nho học, cháu xa cụ Đoàn Huyên (tự Xuân Thiều, hiệu Ứng Khê), quê thôn Hữu Châu, làng Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội). Thuở nhỏ, học chữ Hán, có tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Khi phong trào tan vỡ, ông bị bắt, sau được tha, chán nản, ông thường chỉ uống rượu, ngâm thơ, không đi thi.
Ông thường ví mình như Tín Lăng Quân đời Chiến Quốc và Đỗ Mục đời Đường, thường hay đọc câu “Rượu ngon, gần gái, bệnh Tín Lang là bệnh anh hùng; Hoa rụng, tiếc xuân, sầu Đỗ Mục là sầu thiên cổ”. Thơ văn của ông không được biên chép lại, chỉ còn một số tác phẩm trong các bản dịch Tựa tập vịnh Kiều của Chu Mạnh Trinh đã đăng trong Nam Phong tạp chí và ký tên là Đoàn Quì, bản dịch Tuyết hồng lệ sử cũng đăng trong Nam Phong tạp chí và in thành sách.
Tác phẩm:
- Truyện tỳ bà (dịch của Cao Đông Gia, Nguyễn Khắc Hiếu san nhuận, Tản Đà thư điếm, 1923)
- Tuyết hồng lệ sử (dịch của Từ Trẩm Á, Đông Văn thư điếm, 1928)
Đoàn Tư Thuật (1886-1928) hiệu Mai Nhạc, sinh trong một gia đình nho học, cháu xa cụ Đoàn Huyên (tự Xuân Thiều, hiệu Ứng Khê), quê thôn Hữu Châu, làng Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội). Thuở nhỏ, học chữ Hán, có tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Khi phong trào tan vỡ, ông bị bắt, sau được tha, chán nản, ông thường chỉ uống rượu, ngâm thơ, không đi thi.
Ông thường ví mình như Tín Lăng Quân đời Chiến Quốc và Đỗ Mục đời Đường, thường hay đọc câu “Rượu ngon, gần gái, bệnh Tín Lang là bệnh anh hùng; Hoa rụng, tiếc xuân, sầu Đỗ Mục là sầu thiên cổ”. Thơ văn của ông không được biên chép lại, chỉ còn một số tác phẩm trong các bản dịch Tựa tập vịnh Kiều của Chu Mạnh Trinh đã đăng trong Nam Phong tạp chí và ký tên là Đoàn Quì, bản dịch Tuyết hồng…
Thơ dịch tác giả khác