Bao tử là cha, mẹ ruột dồi,
Đặt không nên chỗ để mày trôi.
Trượt chân chẳng nỡ, thây nhằm đạp,
Bịt mũi mà qua đỡ gớm rồi.
Thiếu chó, bắt mèo ngồi tạm nuốt,
Có tong cùng chốt rước theo mồi.
Lạ thay cho lão ngồi câu quẹt,
Chấp chứa làm chi những giống hôi.


Nhà ông bá hộ Nọn có rước một ông thầy đồ người Bắc về dạy học chữ Nho. Ông này ở xa đến tưởng mình là người văn chương nhất ở trong vùng, nên làm mặt kiêu ngạo. Muốn xỏ thầy đồ chơi, một hôm ông Tâm khăn áo chỉnh tề đến ra mắt thầy đồ. Ông này tưởng ông Tâm là một người xoàng xĩnh, nên dương dương tự đắc cho mình ở vào một địa vị tiên sinh. Nhân nói về thơ, ông Tâm mới xin thầy một bài thơ để tập làm. Với tính kiêu ngạo, thầy chỉ vào một cục phân, ông Tâm liền ứng khẩu đọc bài này. Nghe thơ xong, ông đồ đỏ mặt vì đã hiểu rằng ông Nhiêu Tâm cho mình là cục phân. Ở hai câu kết, ông Tâm lại còn trách ông bá hộ Nọn sao lại đi rước cái hạng người như thế về.

Khảo dị:
Bao tử là cha, mẹ ruột dồi,
Đẻ không nên chỗ để mày trôi.
Chặt chân chẳng nỡ, thây nhồm đạp,
Bịt mũi mà qua đã gớm rồi.
Chẳng chó bắt mèo, ngồi ngứa mắt,
Có tong cùng chốt rước tràm môi.
Lẫn
thay cho lão ngồi câu quẹt,
Chấp chứa làm chi những giống hôi.


[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]