Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Nhiêu Tâm (1840-1911) tên thật là Đỗ Như Tâm, hiệu Như Tâm, Minh Tâm, biệt hiệu là Minh Giám, là một nhà thơ thời thực dân Pháp chiếm đóng Nam Bộ, Việt Nam. Nhiêu Tâm vì có chân trong nhiêu học (học trò giỏi, được hưởng học bổng của nhà nước phong kiến), nên được mọi người gọi bằng cái tên như thế. Tuy nhiên, ông thi mãi vẫn không đỗ.
Về nguyên quán, có người bảo ông là dân Nam Bộ, lưu lạc tới Vĩnh Long từ nhỏ; có người lại cho rằng ông là người miền Trung di cư vào Nam. Khi đến làng Sơn Đông (xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), Nhiêu Tâm dạy chữ Hán và làm nghề bốc thuốc. Buổi đầu, ông cư ngụ tại nhà học trò tên Trần Văn Kỷ. Mấy năm sau ông Kỷ mất, Nhiêu Tâm dời sang nhà một học trò khác là Trần Minh Chuẩn và ở đấy cho đến hết đời.
Người dân làng Sơn Đông còn nhớ nhà thơ Nhiêu Tâm có vóc dáng hơi cao gầy, đôi mắt bị loà nên đi đâu cũng phải chống gậy. Và khi ông mất (1911), không thấy vợ con hay thân nhân đến, chỉ có học trò chịu tang và bạn thơ đến viếng. Mộ ông nằm giữa cánh đồng, thuộc làng Sơn Đông, xã Thanh Đức.
Nhiêu Tâm (1840-1911) tên thật là Đỗ Như Tâm, hiệu Như Tâm, Minh Tâm, biệt hiệu là Minh Giám, là một nhà thơ thời thực dân Pháp chiếm đóng Nam Bộ, Việt Nam. Nhiêu Tâm vì có chân trong nhiêu học (học trò giỏi, được hưởng học bổng của nhà nước phong kiến), nên được mọi người gọi bằng cái tên như thế. Tuy nhiên, ông thi mãi vẫn không đỗ.
Về nguyên quán, có người bảo ông là dân Nam Bộ, lưu lạc tới Vĩnh Long từ nhỏ; có người lại cho rằng ông là người miền Trung di cư vào Nam. Khi đến làng Sơn Đông (xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), Nhiêu Tâm dạy chữ Hán và làm nghề bốc thuốc. Buổi đầu, ông cư ngụ tại nhà học trò tên Trần Văn Kỷ. Mấy năm sau ông Kỷ mất, Nhiêu Tâm dời sang nhà một học trò khác là Trần Minh Chuẩn và ở đấy cho đến hết đời.
Người dân làng Sơn Đông còn nhớ nhà thơ Nhiêu…