Chưa có đánh giá nào
Thể thơ: Tản văn
Thời kỳ: Hiện đại

Đăng bởi Thập Tứ Cách Cách vào 08/07/2009 02:18, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 09/07/2009 00:33

Người phụ nữ ấy gần trở lại như trẻ thơ khi cho dừng xe bên đường để tìm lại ngôi nhà cũ, ngôi nhà đã mất dấu sau 30 năm

chị trở ra sông Nậm Thi tìm tảng đá ngày xưa lên 8 tuổi chị thường ra tắm và nhặt sỏi tảng đá còn nhưng tuổi thơ đi mất trên con đường đầy sương mù ấy, hơn 30 năm trước có một cô bé sáng sớm co ro đi học trên con đường hiu quạnh của thị xã với chiếc lon sữa bò bỏ than hồng cầm theo sưởi ấm thị xã Lào Cai nơi chị sinh ra, lớn lên năm 79, chỉ trong vài giờ của cuộc tấn công đầu tiên quân Trung Quốc đã san phẳng Lào Cai gần như thành bình địa

hôm nay trở về. người phụ nữ trung niên hầu như chỉ còn gặp lại ký ức: con sông Nậm Thi hiền lành có thể đứng bờ này nhìn sang bờ kia của Trung Quốc, cửa Hà Khẩu chỉ một chiếc cầu biên giới, người dân hai bên qua lại buôn bán hàng ngày bao đời nay như thế, người dân hai thị xã có người lấy vợ Việt, có người lấy chồng Tàu, bình thường và chẳng thù oán chi nhau, họ chỉ lo sinh sống, buôn bán khi tấn công Lào Cai năm 79 Trung Quốc đã phải huy động lực lượng từ những quân khu khác mới có thể tiến công Việt Nam từ cửa Hà Khẩu dân sát biên giới hầu hết là người dân lao động, bị đẩy vào cảnh ngang trái “AQ túm tóc Chí Phèo...” — phải bỏ đi sơ tán nhưng lính TQ không dây mơ rễ má gì mà không tàn sát dân Lào Cai, chiến địa thuộc về quân đội hai bên dẫu gì Lào Cai của người phụ nữ kia cũng biến mất sau cuộc chiến tranh ngắn ngày nhưng ác liệt như mọi cuộc chiến tranh: ngôi nhà cũ, ngôi trường cũ chỉ còn trong ký ức chị trở về nói và kể nhiều và cũng bỗng dưng im lặng nhiều

buổi chiều cuối cùng, những người đang làm du khách cùng “cô bé ngày xưa” lên đền Thượng thắp hương bái đức Thánh Trần ngôi đền lâu đời của ngài vẫn sừng sững nhìn ra phía biên giới phương Bắc con người võ công hiển hách từng đánh bại Nguyên Mông đã hiển thánh trong lòng dân, vẫn đứng đấy đem uy vũ trấn biên — nhắc nhở kẻ nuôi lòng xâm lược bài học muôn thuở của tinh thần ái quốc Việt Nam

tôi qua Hà Khẩu vào đất Trung Quốc thành phố thuộc tỉnh Vân Nam (Vân Nam chính là nước Đại Lý của gã phong lưu Đoàn Chính Thuần trong truyện kiếm hiệp Kim Dung) như mọi thành phố khác, buôn bán buôn bán và buôn bán người Việt lập chợ, nói tiếng phổ thông lưu loát vẫn nhà hàng kiểu Tàu đỏ chói, mùi xào nấu, mùi cao lầu và cả mùi son phấn những khu chợ người cả “ta lẫn nó” chẳng ấn tượng gì ngoài hai từ “khủng khiếp!” về hệ thống nhà vệ sinh trong nhà hàng sang trọng lẫn công cộng

buổi chiều cuối trước khi trở về Hà Nội dừng lại đôi ba phút trên chiếc cầu biên giới, nơi con sông Nậm Thi từ phía Trung Quốc nhập vào sông Hồng (sông Hồng nơi đây nhỏ không ngờ) thành một ngã ba chia rõ hai màu nước xanh đỏ xuôi về đất Việt Tất KTS & Toại bâng khuâng hát cùng tôi vài câu một ca khúc Phạm Duy: bên cầu biên giới tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi... mây nước nơi nơi, mây nước xa xôi không tỏ một đôi lời... mộng bền năm xưa... chỉ là mơ qua...

chiều ấy, bên cầu biên giới nắng nhạt nhưng trời khẽ lạnh


tháng 3.2008