Dưới đây là các bài dịch của Vĩnh Sính. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 6 trang (53 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Há Hạ Châu tạp ký kỳ 01 (Cao Bá Quát): Bản dịch của Vĩnh Sính

Chuyển di sông biển thế ngày nay,
Đền miếu Y Xuyên ngẫm tủi thay!
Từ độ tàu Tây hơn ngựa Hán,
Sóng cuồng muôn dặm tính sao đây?

Ảnh đại diện

Bài 13 (Matsuo Basho): Bản dịch của Vĩnh Sính

Bị rận rệp cắn
ngựa đái
gần bên gối nằm

Ảnh đại diện

Bài 14 (Matsuo Basho): Bản dịch của Vĩnh Sính

Những cơn mưa tháng năm
Ủ nước, chảy nhanh
Sông Mogami

Ảnh đại diện

Bài 15 (Matsuo Basho): Bản dịch của Vĩnh Sính

Đỉnh mây
đã tan dần thành nhiều cụm
Trăng lên đầu núi

Ảnh đại diện

Bài 01 (Matsuo Basho): Bản dịch của Vĩnh Sính

Mùa xuân đang đi qua
Chim kếu (khóc)
Mắt cá đẫm lệ.

Ảnh đại diện

Bài 12 (Matsuo Basho): Bản dịch của Vĩnh Sính

Những cơn mưa tháng năm
vẫn còn chưa làm đổ nát
Quang Đường.

Ảnh đại diện

Bài 11 (Matsuo Basho): Bản dịch của Vĩnh Sính

Cỏ cao mùa hè
Những chiến sĩ
Sau giấc mơ.

Ảnh đại diện

Bài 10 (Matsuo Basho): Bản dịch của Vĩnh Sính

Lấy lá xương bồ
buộc chân
qua đôi dép.


Bản dịch lục bát của Vĩnh Sính không sát bằng bản dịch haiku, vì ông dựa trên văn cảnh của cuốn "Lối lên miền Oku" lúc đó Basho đang kể chuyện từ biệt Kaemon và được tặng hai đôi dép rạ, quai đan bằng lá xương bồ.
Ảnh đại diện

Bài 09 (Matsuo Basho): Bản dịch của Vĩnh Sính

Đoá hoa
Người đời không biết đến
Cây lật bên hiên nhà.


Chữ "lật" (cây dẻ - kuri) gồm chữ "tây" và chữ "mộc", gợi ý ở nơi Tây phương Tịnh độ. Người ta bảo rằng Gyogi Bồ tát suốt đời dùng gậy cây lật và xây cột nhà cũng bằng gỗ lật.

(Matsuo Basho, Lối lên miền Oku, NXB Thế giới)
Ảnh đại diện

Bài 08 (Matsuo Basho): Bản dịch của Vĩnh Sính

Phong lưu
Phải được khởi đầu
Bằng bài thơ cấy mạ ở Oku.

Trang trong tổng số 6 trang (53 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối