Dưới đây là các bài dịch của Trần Yên Thảo. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bi sầu ca (Lưu Tế Quân): Bản dịch của Trần Yên Thảo, Lâm Hoàng Lân

Nhà ta gả ta chừ, trời một phương,
Gởi thân đất lạ chừ, vua Ô Tôn.
Lều vải làm nhà chừ, dạ làm tường,
Ăn thịt thay cơm chừ, sữa thay nước.
Ở đây buồn thảm chừ, lòng đau thương,
Nguyện làm chim hộc chừ, về cố hương.

Ảnh đại diện

Thủ thu Luân Đài (Sầm Tham): Bản dịch của Trần Yên Thảo, Lâm Hoàng Lân

Ngoài Âm Sơn đất lạ,
Thành lẻ tuyết quanh năm.
Thu về đem bóng nhạn,
Hạ thiếu tiếng ve ngâm.
Mưa xối ướt lều dạ,
Gió lay động phông màn.
Luân Đài tuy vạn dặm,
Yên ổn suốt ba năm.

Ảnh đại diện

Mã thi kỳ 22 (Lý Hạ): Bản dịch của Trần Yên Thảo, Lâm Hoàng Lân

Hãn huyết đến vương gia,
Chuông hàm rung ngọc kha.
Thiếu quân cưỡi trên biển,
Trông khác gì thanh la.

Ảnh đại diện

Xuất tái kỳ 1 (Vương Xương Linh): Bản dịch của Trần Yên Thảo

Trăng Tần ải Hán nhiêu khê
Chinh nhân vạn dặm ngày về còn đây
Cầm bằng Lý tướng còn đây
Mà Âm San đã vùi thây ngựa Hồ

Ảnh đại diện

Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế): Bản dịch của Trần Yên Thảo

Mù sương trăng khuất Ô Đề*
Rặng phong chài lửa ngóng về Sầu Miên
Cô Tô đương giấc ngủ yên
Chuông Hàn San gõ ván thuyền lãng du.


* Thôn Ô Đề, núi Sầu Miên ngoại thành Cô Tô ("Ô" ở đây không mang nghĩa là chim quạ).
Ảnh đại diện

Đề Kim Lăng độ (Trương Hỗ): Bản dịch của Trần Yên Thảo

Lầu Tiểu Sơn, bến Kim Lăng
Một đêm ghé lại hành nhân chạnh lòng
Sông khuya trăng xế nước ròng
Vài ba đốm lửa soi hồng Qua Châu

Ảnh đại diện

Đăng U Châu đài ca (Trần Tử Ngang): Bản dịch của Trần Yên Thảo

Trước không gặp được người xưa
Người sau chờ mãi sao chưa tương phùng
Nghĩ trong trời đất vô cùng
Ta rơi nước mắt khóc dùm cho ta.

Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]