Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Cảm tác (Nguyễn Anh Nông): Một bản chuyển ngữ đề nghị

Chào cô Bích Nga và các anh chị
Tôi rất hứng thú theo dõi việc chuyển ngữ bài thơ của NAN. Qua đó  tôi thấy việc này thật sứ khó khăn. Trước hết là cách suy nghĩ, cách diễn đạt của mỗi ngôn ngữ đều có đặc thù và không ai chuyển được cái đặc thù từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được. Thứ hai là cách càm, cách hiểu của translater - cái chủ quan này làm nên các bản dịch không giống nhau. Ví dụ : Hai chàng mà dịch là Two men e không thoát, đò mới là dịch chữ không phải dịch thơ. Theo tôi Hai chàng đây mang nghĩa hai bên ( quân lính ) nên có lẽ dịch là They both thì chân xác hơn và thoát xác lấy hồn chính là cái mà thơ cần có nhất.
Tôi không thông thạo ngoại ngữ nhưng cảm nhận được hồn thơ , vì vậy tạm chuyển ngữ bài thơ và cũng xin phép tác giả việc này .  Chỉ mới là phác thảo, nếu được các anh chị góp ý đúng sai nhất là vể ngữ pháp Anh văn thì có thể tôi hoàn chỉnh bản dịch sớm. Chân thành cảm ơn các anh chị.


When they both  were young then they were enemies
Their heads wounded by their fight against each other

Now, their knolls are green with grasses cover
They sometimes  visit  in incense smokes

Notes: -knoll: mộ đất, gò. Nếu dùng grave thì không hay bằng, chỉ có nghĩa là cái mộ. Như Nguyễn Du: Sè sè nấm đất bên đường hay Tản Đà với bài Thăm mã cũ bên đường thì chính là nói Knolls.

Ảnh đại diện

Một nửa (Thuỵ Anh): cảm nhận

Vẫn thơ tình
Vẫn phụ nữ
Vẫn đau
Tháng ba ngày tám
Hoa hồng màu xám
Cái dằm trong thơ.

Ảnh đại diện

Sống-vào-những-thời-mỏi-mệt (Như Huy): Và

Độ chênh kinh hoàng nhất là độ chênh giữa cuộc sống và thơ. Phải vậy chăng?

Ảnh đại diện

Cảm tác (Nguyễn Anh Nông): Nói thật lòng

Theo ý riêng tôi, Cảm tác chưa là bài thơ hay. Chỉ là một giả định chưa có tính chân thật ( tác giả chỉ gán ghép, tưởng tượng hai đối thủ giờ nằm dưới mồ qua lại thăm nhau) để cho người sống nghĩ lại thái độ sống của mình mà điều chỉnh sao cho phải lẽ. Thơ chỉ có ý vậy thì khác gì một câu khuyên bảo của người trên với kẻ dưới. Còn việc chuyển ngữ thơ thì tuỳ tâm, nếu thấy thích. Rất mong cảm nhận hồi âm.

Ảnh đại diện

Phù Phong hào sĩ ca (Lý Bạch): Bản dịch của dhhuu

Tháng ba gió cát bay mù
Lạc Dương chiến trận oán thù hại dân
Máu hồng dợn sóng Thiên tân
Chất chồng xương trắng bần thần gò hoang
Đất Ngô thăm thẳm hướng Đông
Mây đùn bốn phía chồn chân dặm ngừơi
Vừng dương kìa rạng chân trời
Có tiếng quạ sáng nhắc người quét sân
Ngô đồng rơi chạm giếng không
Ghé nhà hào sỹ Phù Phong say mèm
Thoáng người ắt phải phi phàm
Dời non lấp bể nhún nhường khách xa
Rượu ngon bất kể sơn hà
Khúc ca điệu múa mơ hồ gió hương
Thuở nào là Mạnh Thường Quân
Ba ngàn thực khách hàm ơn sá gì
Vỗ gươm dài, dựng lông mày
Trên cầu dưới nước tràng  cười Trương Lương
Xướng câu thơ tặng Hoàng công
Đề danh hào sỹ Phù Phong tự giờ.


Sông Lòng Sông, 19/8/2007
Ảnh đại diện

“Lục bát” xanh (Lê Giang): Nếu...

Nếu "Lục bát"xanh mà làm với thể thơ lục bát chắc sẽ chín thơm hơn !

Ảnh đại diện

Dạ vũ (Bạch Cư Dị): Bản dịch của DUONG HOANG HUU

Thức nghe tiếng dế gáy rồi ngưng
Bấc lụi dầu khô chợt sáng bừng
Ngoài cửa mưa đêm tầm tã nhỉ
Tàu tiêu lộp độp giọt mưa rưng

Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: