43.50
Thể thơ: Thơ mới sáu chữ
Thời kỳ: Hiện đại
66 bài trả lời: 1 bản dịch, 64 thảo luận, 1 bình luận
4 người thích

Đăng bởi Kim Diệu Hương vào 16/07/2007 21:29, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Kim Diệu Hương vào 02/12/2007 13:02

Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 7 trang (66 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nguyễn Thành Thác dịch thơ sang tiếng Hán

Vị nam dĩ vi địch thủ
Hữu quí kháng đương đầu
Mộ phần kim đồng thanh thảo
Dỹ thành Hợp Phố hoàn châu./.
(Câu 4 có thể là: Hương yên lai vãng Hà Cầu)

12h, ngày 26 tháng 9 năm 2012, tại 17- Lý Nam Đế, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nguyễn Thành Thác
Câu lạc bộ Hán Nôm xã an Bình, Thuận Thành, Bắc Ninh
Quê: Thường Vũ, An Bình, Thuận Thành, Bắc Ninh
ĐT: 01666.000.471

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Tin thêm

Đến tháng 9 năm 2012, bài thơ Cảm tác của Nguyễn Anh Nông đã có nhiều người bình, những tác giả khá nổi tiếng như nhà thơ Trần Mạnh Hảo, nhà thơ Đỗ Trọng Khơi... mang ra bình, rất ấn tượng, sâu sắc. Bạn có thể vào đường dẫn sau( http://www.thivien.net/vi...5mZDyU8SQ&Page=1) sẽ thấy bài bình thơ đó. Tính đến nay, đã có 7 người dịch bài thơ Cảm tác này ra tiếng Trung Quốc gồm các tác giả: Đỗ Đức Nậm, Lâm Chiêu Đồng, Điệp Luyến Hoa, Vũ Phong Tạo, Nguyễn Chân, Chúc Nhưỡng Tu(Giáo sư-dịch giả Trung Quốc) và gần đây là dịch giả Nguyễn Thành Thác, ông vừa dịch và đươcj đua lên trang thivien.net(http://www.thivien.net/viewpoem.php?UID=kscTLRsfgb0j55mZDyU8SQ&Page=6). Ngoài các dịch giả dịch bài thơ Cảm tác sang tiếng Trung, còn có nhà văn, dịch giả Nguyễn Thị Bích Nga dịch sang tiếng Anh, Việt Duy dịch sang tiếng Pháp
Nguồn:
http://nguyenngocphu.vnwe...logs.com/post/1894/382745

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

KQH

CẢM TÁC- BÀI THƠ NHIỀU NGƯỜI YÊU THÍCH


Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau
Nếu bạn vào đường dẫn sau:(http://www.thivien.net/viewpoem.php?UID=kscTLRsfgb0j55mZDyU8SQ) sẽ gặp bài thơ Cảm tác của N.A.N (http://www.thivien.net/viewauthor.php?UID=rvR2Bmd6ZMe4bI2G3FwqBg)  và sẽ biết kể từ khi đăng lên thivien.net đến nay, đã có hơn 3000(3.168) lượt truy cập và 53 hồi âm(lời bình luận, góp ý, bản dịch...). Đặc biệt, bài thơ này đứng thứ 2/20 số bài có trả lời nhiều nhất(tính đến 15/3/2013). Được biết rằng, đến nay, địa chỉ thivien.net là một trang mạng in, lưu trữ thơ của VN và TG lớn nhất do Điệp luyến Hoa(Đ.T.Đ) và các bạn của anh lập ra và được duy trì trong nhiều năm nay, được nhiều người yêu quý, kính nể... Những điều đó có nói lên điều gì, thưa bạn?
KQHhttp://phungvankhai.vn...logs.com/post/1989/408301

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

2 bản dịch bài thơ Cảm tác

Hai bản dịch của dịch giả Vũ Công Hoan, GS Chúc Ngưỡng Tu( Trung Quốc) và Vũ Phong Tạo dịch sang tiếng Trung Quốc
Đăng tại trang:
http://nguyenngocphu.vnwe...logs.com/post/1894/408350

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Một bản chuyển ngữ đề nghị

Chào cô Bích Nga và các anh chị
Tôi rất hứng thú theo dõi việc chuyển ngữ bài thơ của NAN. Qua đó  tôi thấy việc này thật sứ khó khăn. Trước hết là cách suy nghĩ, cách diễn đạt của mỗi ngôn ngữ đều có đặc thù và không ai chuyển được cái đặc thù từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được. Thứ hai là cách càm, cách hiểu của translater - cái chủ quan này làm nên các bản dịch không giống nhau. Ví dụ : Hai chàng mà dịch là Two men e không thoát, đò mới là dịch chữ không phải dịch thơ. Theo tôi Hai chàng đây mang nghĩa hai bên ( quân lính ) nên có lẽ dịch là They both thì chân xác hơn và thoát xác lấy hồn chính là cái mà thơ cần có nhất.
Tôi không thông thạo ngoại ngữ nhưng cảm nhận được hồn thơ , vì vậy tạm chuyển ngữ bài thơ và cũng xin phép tác giả việc này .  Chỉ mới là phác thảo, nếu được các anh chị góp ý đúng sai nhất là vể ngữ pháp Anh văn thì có thể tôi hoàn chỉnh bản dịch sớm. Chân thành cảm ơn các anh chị.


When they both  were young then they were enemies
Their heads wounded by their fight against each other

Now, their knolls are green with grasses cover
They sometimes  visit  in incense smokes

Notes: -knoll: mộ đất, gò. Nếu dùng grave thì không hay bằng, chỉ có nghĩa là cái mộ. Như Nguyễn Du: Sè sè nấm đất bên đường hay Tản Đà với bài Thăm mã cũ bên đường thì chính là nói Knolls.

con chim cất tiếng hót
chỉ khi đậu trên cành
và tiếng hót chỉ cất
cho bầu trời luôn xanh
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Thêm góp ý và bản dịch về bài thơ Cảm tác

DỊCH VỀ BÀI THƠ CẢM TÁC

BBT: Việc một bài thơ ra đời nhận được nhiều cảm nhận, bản dịch khác nhau là lẽ thường. Bài cảm tác của NAN cũng thế. nếu bạn vào địa chỉ của trang thivien.net và vào mục tác giả NAN cụ thể là(http://www.thivien.net/viewauthor.php?UID=rvR2Bmd6ZMe4bI2G3FwqBg) và vào (http://www.thivien.net/viewpoem.php?UID=kscTLRsfgb0j55mZDyU8SQ&Page=6) sẽ gặp nhiều cảm nhận của các thành viên Thi viện và bạn đọc, trong đó có góp ý mới nhất như sau:

Chào cô Bích Nga và các anh chị
Tôi rất hứng thú theo dõi việc chuyển ngữ bài thơ của NAN. Qua đó  tôi thấy việc này thật sứ khó khăn. Trước hết là cách suy nghĩ, cách diễn đạt của mỗi ngôn ngữ đều có đặc thù và không ai chuyển được cái đặc thù từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được. Thứ hai là cách càm, cách hiểu của translater - cái chủ quan này làm nên các bản dịch không giống nhau. Ví dụ : Hai chàng mà dịch là Two men e không thoát, đò mới là dịch chữ không phải dịch thơ. Theo tôi Hai chàng đây mang nghĩa hai bên ( quân lính ) nên có lẽ dịch là They both thì chân xác hơn và thoát xác lấy hồn chính là cái mà thơ cần có nhất.
Tôi không thông thạo ngoại ngữ nhưng cảm nhận được hồn thơ , vì vậy tạm chuyển ngữ bài thơ và cũng xin phép tác giả việc này .  Chỉ mới là phác thảo, nếu được các anh chị góp ý đúng sai nhất là vể ngữ pháp Anh văn thì có thể tôi hoàn chỉnh bản dịch sớm. Chân thành cảm ơn các anh chị.


When they both  were young then they were enemies
Their heads wounded by their fight against each other

Now, their knolls are green with grasses cover
They sometimes  visit  in incense smokes

Notes: -knoll: mộ đất, gò. Nếu dùng grave thì không hay bằng, chỉ có nghĩa là cái mộ. Như Nguyễn Du: Sè sè nấm đất bên đường hay Tản Đà với bài Thăm mã cũ bên đường thì chính là nói Knolls.

NGUON:

http://nguyenngocphu.vnwe...logs.com/post/1894/408897

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

PGS,TS Đỗ Ngọc Thống cảm nhận về bài thơ Cảm tác của Nguyễn Anh Nông

PGS,TS ĐỖ NGỌC THỐNG
(VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM)
CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ CẢM TÁC CỦA NGUYỄN ANH NÔNG

Cảm tác:
Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau
Cái hay của bài thơ Cảm tác trước hết là do tứ thơ "mới đó mà đã". Giống như Hoàng Lộc  trong Viếng bạn hồi nào: "Hôm qua còn theo anh/ Đi ra đường quốc lộ/ Hôm nay đã chặt cành/ Đắp cho người dưới mộ"; Giống như Tố Hữu viết trong Một con người "Anh Thanh ơi anh mất thật rồi sao/ Mới hôm qua câu chuyện ra vào". Trong bài Cảm tác của NAN, cái tứ thơ " mới đó... mà đã" cũng tạo ra cho người đọc cái cảm giác bất ngờ, đột ngột, cái bàng hoàng đau đớn ấy:  hai anh lính mới đó mà đã hy sinh; mới cùng yêu một cô gái nào đó, mới "choảng nhau"đó, tưởng như mới hôm qua thôi, thế mà giờ đã đi xa, đã ngã xuống, đã "xanh hai nấm đất". Sử dụng phương thức tự sự, kể chuyện hai chàng, NAN giấu kín cảm xúc của người viết, nhưng lại khơi gợi bùng nổ rất nhiều cảm xúc trong lòng người đọc. Sự bất ngờ thứ hai mà bài thơ đem lại vẫn là do tứ thơ, tứ này nối tiếp một cách tự nhiên tứ trước"khi sống thì thế, chết rồi lại thế". Hai người lính khi sống "từng là địch thủ", từng "choảng nhau có lúc mẻ đầu" nghĩa là khi sống có thể chẳng hữu hảo gì thế mà khi đã "xanh nấm đất", khi chết rồi, họ lại chia sẻ nhường nhịn cho nhau, dù chỉ là làn khói, mùi hương. Làn khói hương kia "thi thoảng" thăm nhau, quấn bện lấy nhau, như gợi lên trong lòng người đọc cái đạo lý sống có nghĩa, có tình, có nhau khi tắt lửa tối đèn. Nghĩa tử là nghĩa tận, cái chết làm cho con người nhân ái hơn, bao dung hơn. Thường viết theo phương thức tự sự thì phải kể chuyện, chuyện thì phải có đầu có cuối nên dễ sa vào dài dòng. Ở đây NAN chỉ kể trong 4 câu ngắn gọn, mỗi câu 6 chữ. Một cách kể dồn nén, quá cô đúc về chuyện của hai anh lính, có sống, có chết, có sự kiện, có chi tiết, rất giàu ý nghĩa, triết lý về nhân sinh mà vẫn đầy chất thơ. Chất thơ ấy là sự bất ngờ, bâng khuâng, ngỡ ngàng do 2 câu cuối tạo ra. Cái súc tích, hàm ý, hàm ngôn, "ý tại ngôn ngoại" có được ở đây vốn bắt nguồn từ thơ Đường luật, thơ Haiku của Nhật mà theo tôi NAN mạnh về thể loại thơ ngắn này. Anh có mấy Trường ca, mấy tập thơ đủ thể loại, nhưng khó đọng lại với người đọc bằng một số bài thơ ngắn của chính anh. Tất nhiên đó là cảm nhận và suy nghĩ của riêng tôi.
          TB. Riêng tôi về từ ngữ trong bài Cảm tác, tôi vẫn muốn thay vài chữ. Nguyên văn bài thơ: "Hai càng từng là địch thủ/ Choảng nhau có lúc mẻ đầu/ Bây giờ xanh hai nấm đất/ Khói hương thi thoảng thăm nhau." Tôi muốn thay chữ "mẻ đầu" bằng "vỡ đầu". Ở đây các từ có thể thay là mẻ, sứt, vỡ, toác... mẻ hơi nhẹ , toác mạnh quá; vỡ khá mạnh chỉ mẫu thuẫn và kết quả xung đột khá căng thẳng khi sống, để làm tôn lên thái độ sau khi đã chết . Câu Bây giờ xanh hai nấm đất  tôi nghĩ nên đổi là " Giờ đã xanh hai nấm cỏ". Bây giờ  và giờ đều chỉ hiện tại, do đó thừa bây; đã chỉ quá khứ  tô đậm ý vừa mới đó mà đã; hai nấm cỏ hình ảnh giàu chất thơ hơn hai nấm đất.

                                                                  Hà Nội, 15/5/2013
Đỗ Ngọc Thống
(Gửi qua email cho Nguyễn Anh Nông)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

CẢM TÁC ĐẾN TỪ " CẢM TÁC"

CẢM TÁC ĐẾN TỪ " CẢM TÁC"
........Đọc bài thơ " Cảm tác " trích trong tập " Mây bay" Của Nguyễn Anh Nông - Sở VHTT Hòa Bình 2000
..........Thơ Nguyễn Anh Nông nhiều bài giàu suy tưởng và triết luận. Thường , những bài này anh viết ngắn, chỉ bốn câu hoặc hơn chút ít. Ngắn , nhưng trong đó bao giờ cũng chứa đựng điều anh chiêm nghiệm. " Cảm tác " là một thí dụ:
"Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nắm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau"
...........Từ cuộc sống, có biết bao điều có thể chiêm nghiệm. " Cảm tác " cũng bắt nguồn từ sự việc hiển hiện: sống ghét nhau, chết lại trở về cát bụi, trở về với " tính bản thiện " của con người. Để miêu tả tận cùng cái ghét, nhà thơ để cho hai kẻ " từng là địch thủ " " choảng nhau có lúc mẻ đầu ". Đấu đá, bon chen cũng đến thế là cùng. Ấy vậy mà khi chết, họ lại " khói hương thi thoảng thăm nhau ".
...........Việc khói hương gần gũi quấn quýt do ngẫu nhiên đưa lại mà thành. Do gió. Nhưng ở đây gió đã nói tiếng linh hồn, tiếng con người. Chộp bắt được cái ngẫu nhiên để biến thành cái rất Người không dễ, nhất là biến chuyển được một cách tự nhiên, không khiên cưỡng.
...........Gặp Nguyễn Anh Nông, bạn bè vẫn quí vẫn đùa " Khói hương thi thoảng thăm nhau, nhé !". Người viết bài này từ tứ thơ của anh đã cảm tác nên một câu chuyện dông dài...

NGUỒN: THANH VÂN- ĐÔI BỜ SÔNG GIANH

http://thanhvan2812.blogt...&disp=single#c3188547

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN IN BÀI NÀY

Cảm tác
QĐND - Thứ năm, 11/09/2014 | 18:59 GMT+7
QĐND - Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau.
NGUYỄN ANH NÔNG
Lời bình của Đỗ Trọng Khơi
Cần khẳng định ngay đây là trường hợp thơ nói về tình người trong cõi chết và là cái chết của hai “chàng” - trẻ tuổi. Khi còn sống họ từng “choảng nhau”, không chỉ một trận: “Choảng nhau có lúc mẻ đầu”, hai từ “có lúc” đã chỉ ra cuộc chiến giữa họ là có lúc thế này, thế kia, khi nặng lúc nhẹ. Xác định rõ cái lý của “sự” vậy sẽ góp phần khai mở sâu hơn phần “hồn” của thơ, phần “linh” của cái chết - ngôi mộ.
Tới đây câu hỏi được đặt ra, lý do gì khiến “hai chàng” phải choảng nhau nhiều lần, cũng đồng nghĩa trải quãng thời gian không ngắn, và vì sao họ chết trẻ? Một hoàn cảnh, như là cảnh “chiến tranh” lấp ló hiện dần ra. Thực vậy. Đây là một bài thơ viết về tinh thần và tình cảm chiến trận qua hình ảnh ngôi mộ của hai chàng lính trẻ. Rõ là trong cảnh làng xã, phố phường thời bình hẳn không thể có trường hợp “hai chàng từng là địch thủ” với cuộc tỷ thí “choảng nhau có lúc mẻ đầu”, để rồi dẫn đến “xanh hai nấm đất” mà tình thơ lại thanh thoát, hóa linh trong màn khói hương đầy tinh thần hóa giải như vậy được.
Thêm lần nữa khẳng định: Cảm tác là một thi phẩm viết về trường hợp mất mát sinh mệnh con người trong chiến tranh. Và sau cuộc chiến, tư tưởng, tình cảm con người thật giầu tính nhân bản, ân nghĩa. Làn khói hương “thi thoảng thăm nhau” kia đã trổ lên một đài hương, một cây cầu mang sứ mệnh lịch sử, có tác dụng hóa giải hận thù, chỉ là làn “hương khói” vô vi mà hữu linh, siêu nghiệm. Và sự “thi thoảng” qua lại với nhau, còn gợi lên hành động e dè, ngập ngừng, chưa thường xuyên, chưa thỏa đáng. Cuộc sống vốn hữu tình, hữu linh, cần nhiều hơn tình đồng cảm, sẻ chia thấu đáo, đầy đủ hơn.
Thơ viết với giọng kể, như câu kể việc ở dạng thô giản mà tư tưởng, tình cảm bài thơ lại được nâng lên như một sứ mệnh của điều linh, có tác dụng hóa giải hận thù, hòa hợp con người, khép lại quá khứ, mở ra tương lai tươi sáng.
NGUỒN:Báo Quân đội nhân dân
http://www.qdnd.vn/qdndsi...i-tri/cam-tac/321192.html
VÀ TRANG NGUYỄN ANH TUẤN

http://anhtuan123.blogtie...m_tac_c_a_nguy_n_anh_nong

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

ANHTUAN123

Cảm nhận từ: anhtuan123 [Blogger]  18.09.14@00:29
 BÀI THƠ CẢM TÁC CỦA NAN ĐÃ IN TRONG TẬP MÂY BAY, 2000 VÀ TẬP NHỮNG THÁNG NĂM Ở RỪNG, NXB Q.Đ.N.D, NĂM 2005. BÀI THƠ NÀY ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI DỊCH SANG TIẾNG TRUNG QUỐC NHƯ: CHÚC NGƯỠNG TU(T.Q), LÂM CHIÊU ĐỒNG, ĐỖ ĐỨC NÂM, VŨ CÔNG HOAN, NGUYỄN THÀNH THÁC, NGUYỄN QUÂN..., VIỆT DUY DICH SANG TIẾNG PHÁP, NGUYỄN THỊ VIỆT NGA DICH SANG TIẾNG ANH.
ĐẶC BIỆT, BÀI NÀY ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI YÊU THÍCH VÀ BÌNH LUẬN NHƯ NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO, PGS,TS ĐỖ NGỌC THỐNG(BỘ GD-ĐT), ĐỖ TRỌNG KHƠI, NGUYỄN THỊ THU HIỀN VÀ ...NÓ CŨNG ĐƯỢC IN TRONG TẬP TIỂU LUẬN: NGUYỄN ANH NÔNG- ĐI TỪ MIỀN LÁ CỎ, NXB QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN PHÁT HÀNH NĂM 2013.
KHÔNG TIN BẠN CỨ VÀO TRANG THIVIEN.NET SAU, SẼ CÓ 58 CHIA SẺ, TRANH LUẬN...

http://www.thivien.net/vi...ID=kscTLRsfgb0j55mZDyU8SQ
NGUỒN:
http://thanhvan2812.blogt...&disp=single#c3188547

Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 7 trang (66 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối