Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Phong Tran Khach ngày 30/04/2010 01:35
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Phong Tran Khach vào 30/04/2010 01:47
Theo m thì đúng là "ghét" chữ này mới thực sự có ý nghĩa, phản ánh quan niệm sống của con hổ trong bài thơ, cũng như của nhà thơ thời bấy giờ!"Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi..." Còn cả "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng...
". Ở đây chữ "máu" đứng sau có vai trò bổ nghĩa cho từ láy tượng hình"lênh láng" đứng trước. theo m câu này cũng chuẩn ko cần chỉnh nữa.có gi mà phải băn khoăn nhỉ!
Gửi bởi Phong Tran Khach ngày 30/04/2010 01:26
Theo mình thì đáng phải là "trí"chứ không phải là "trói" như ở câu "Ta trói thân..."
Gửi bởi Phong Tran Khach ngày 06/11/2009 22:06
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Phong Tran Khach vào 06/11/2009 22:09
Bạn Đại Sầu Nhân, bạn cho là "Trong một đêm mà "bóng nguyệt trần truồng tắm" thì không thể có vì sao nào được cả.".Thế thì có lẽ chúng ta phải tìm hiểu làm rõ hơn về kiến thức địa lý về thiên văn học đúng không?! Theo tôi được biết ,thi những vì sao nó đã được hình thành từ cách đây rất lâu rồi va nó có một vị trí khá cố định tương đối so với trái đất chúng ta.Mặc dù ở rất xa chúng ta nhưng vẫn có thể hoàn toàn thấy rõ chúng bằng mắt thường , nếu như không bị ánh sáng ban ngày hay bị những đám mây mù sương ban đêm che khuất tầm nhìn.Tức là chung vẫn luôn ở đó cho dù chúng ta có nhìn chúng hay không.Đó là xét về mặt khách quan mà nói.Còn về mặt chủ quan thì trong mấy ngày vừa qua theo tôi là ngày vầng trăng sáng nhất trong tháng( ngày 13,14,15 16,17),tôi đã để ý quan sát bầu trời bằng mắt thường vẫn có thể thấy được nhưng vì sao , tuy là không nhiều.Bên cạnh ánh sáng của vầng trăng thì vẫn thấy được những ngôi sao ,chứ không phải là không thể thấy được.Vì thế tôi không đồng ý với kết luận trên của bạn.Không biết ở vị trí địa lý của bạn thì điều đó có khác không,mong rằng bạn sẽ kiểm chứng lại!ThankS!(Hơi dài dòng , mong được thông cảm !")
Gửi bởi Phong Tran Khach ngày 25/10/2009 05:20
Tất nhiên là "vi lau" mới đúng ,chứ mà "vi vu' ở câu thơ đó thì chẳng có mấy ý nghĩa cả.Không có khóm "vi lau' thì sẽ lấy cái gì để "dào dạt" nữa? Vi lau ở đây với vai trò là chủ ngữ để mang ý nghĩa cho những chữ sau của câu đó!/ Còn câu "Tiếng lòng ai nói..."thì theo mình phải là "sao im nghe" chứ không phải là "im đi", bởi vì, từ "sao" ở đây là "vì sao" ở trên trời im lặng để nghe, để đồng cảm với tiếng lòng của 1 người đang thổn thức. Sao ở đây là danh từ, chứ không phải là để hỏi cho cau đó.Đó là về mặt ngữ nghĩa,còn xét về mặt ngữ pháp hay là thi pháp thì từ "nghe" ở câu 2 khổ 2 sẽ ăn vận với từ "khe" ở câu 4 khổ 2 đó.Đó là nhưng vần thơ ăn theo vận (1/3 và 2/4) có thể nói là đặc trưng cho phong cách thơ thời đầu của HMT, mang đầy chất thơ vơi ý nghĩa tự nhiên và thi vị,dễ đi vào lòng người đọc !
Gửi bởi Phong Tran Khach ngày 01/07/2009 03:42
oh, bài này hay đấy,là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ! mình thích nhiều bài thơ cua THT nhưng tiếc là ko có thời gian để pot lên thivien!
Gửi bởi Phong Tran Khach ngày 24/05/2009 07:37
Bài này hay đấy! M thích bài này! Cứ mỗi khi đọc bài này ko nhịn được cười, lại nhớ đến mẩu truyện cười của chú Thoòng ,sau khi thua bạc nhẵn túi gặp bài thơ này đã cảm tác như sau:
"Lúc đầu vô sòng bạc,
Có mười ba ngàn hơn.
Ngẩng đầu mồ hôi lạnh,
Cúi đầu thua sạch trơn!".
Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]