Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Thế Lữ » Mấy vần thơ (1941)
Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Thế Lữ » Mấy vần thơ (1935)
Đăng bởi Vanachi vào 03/12/2005 13:28, đã sửa 4 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 06/06/2019 08:35
(Lời con hổ ở vườn Bách thú)
Tặng Nguyễn Tường Tam
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
*
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
(Lời con hổ ở vườn Bách thú)
Tặng Nguyễn Tường Tam
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần ‡ qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai ‡ rừng thẳm,
Nay bị sa cơ, ‡ nhục nhằn tù hãm,
‡ Làm một trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
‡ Bị ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ ‡ cõi sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn ‡ những đám âm thầm, lá ‡ dài, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta là chúa tể cả muôn loài,
‡ Trong chốn ‡ cỏ hoa không tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển động bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm cảnh giang ‡ san ta đổi mới?
Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những buổi chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi ‡ tắt mảnh mặt trời gay gắt,
Để ‡ chiếm lấy ‡ phần tối tăm bí mật?
‡ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
*
Nay ta ôm ‡ nỗi hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
‡ Lẩn lút bên những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Hỡi ‡ cảnh oai linh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
‡ Là nơi ta thênh thang ‡ vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta ‡ chẳng còn mong được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
‡ Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Trang trong tổng số 3 trang (25 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi Vanachi ngày 30/04/2010 05:21
Có 1 người thích
em nhớ đúng là ngày xưa học trong sgk là "ghét" mà nhỉ
Gửi bởi Phong Tran Khach ngày 01/05/2010 01:35
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Phong Tran Khach ngày 01/05/2010 01:47
Có 1 người thích
Theo m thì đúng là "ghét" chữ này mới thực sự có ý nghĩa, phản ánh quan niệm sống của con hổ trong bài thơ, cũng như của nhà thơ thời bấy giờ!"Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi..." Còn cả "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng...
". Ở đây chữ "máu" đứng sau có vai trò bổ nghĩa cho từ láy tượng hình"lênh láng" đứng trước. theo m câu này cũng chuẩn ko cần chỉnh nữa.có gi mà phải băn khoăn nhỉ!
Gửi bởi kimcaca08 ngày 01/06/2011 01:40
Có 1 người thích
Có thể nói đối với thơ, một người yêu thơ "nghiệp dư" như mình, mình thất rất thích bài này.
"Thời oanh liệt nay còn đâu"
Gửi bởi Thiềng Đức ngày 23/11/2012 15:04
-MÃI NHỚ RỪNG
(Cảm tác theo sách Thi nhân Việt Nam
của Hoài Thanh & Hoài Chân)
Giây phút chạnh lòng rồi đoạn tuyệt
Cây đàn muôn điệu khách giai nhân
Vẻ đẹp thoáng qua sau rẽ lá
Bờ cỏ ôm chân trúc ái ân
Bên sông đưa khách con thuyền bé
Tiếng trúc tuyệt vời nỗi nhớ nhung
Tiếng sáo Thiên thai nghe réo rắt
Phảng phất hồn ta... mãi nhớ rừng...
Gửi bởi Nguyễn Lành ngày 20/11/2015 14:17
Để ý "Nguyễn Tường Tam", có lẽ cô giáo phân tích nhầm ý nghĩa bài thơ rồi :V
Gửi bởi Vui Vẻ ngày 29/07/2017 14:46
Là Ghét mới đúng với ngữ cảnh, hợp với nội dung của nhưng câu sau
Gửi bởi Nguyễn Trần Như Quỳnh ngày 25/12/2017 21:00
thưa chị năm nay e lên lớp 8
vào bài hc đầu tiên của HKII( tức là bài “ Nhớ rừng”) theo e được biết là ghét ms đúng chị ạ.
Gửi bởi Phuong Dong ngày 06/01/2018 12:00
- Trung Nghị đọc bài thơ Nhớ Rừng có nhiều từ khác với văn bản khiến cho câu thơ bị giảm ý nghĩa hoặc kém hay hơn câu nguyên gốc, đề nghị BQT cho thực hiện lại.
- Nhà Báo Hoài Việt có bài viết trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 57 về bài thơ này, BQT tham khảo thêm, qua đó thấy được Thế Lữ tâm đắc bài thơ đến độ nào !!!
- Cảm ơn quý vị.
“Máu” là tuyệt đối chính xác, “Náu” ko có nghĩa gì ở đây cả. Và, máu ở đây là 1 phép so sánh ẩn dụ, ko phải máu thật lênh láng sau rừng, nó ám chỉ ánh mặt trời đỏ rực khắp cả vùng trời, màu đỏ chói phủ cả góc rừng. Nó liên quan tới câu sau, câu sau khi đọc sẽ ngắt là “Ta đợi / chết mảnh mặt trời gay gắt” - đợi mặt trời lặn xuống, ko phải ngắt nhịp sau từ chết như rất nhiều người vẫn nhầm.
Và câu dưới, “Ghét”, ko phải “Sống”, lột tả dc chính xác nội tâm con hổ, sa cơ bị tù hãm, căm ghét cuộc sống hiện tại nhưng ko cách nào thay đổi dc, cũng chính là tâm trạng của tác giả Thế Lữ khi ông viết bài thơ này.
(Cá nhân mị ngày xưa 1 thời là học sinh chuyên Văn, có cô giáo cấp 2 là cháu của nhà thơ Lưu Trọng Lư, từng được xem qua vài tài liệu nháp, viết tay của 1 số nhà thơ trước những năm 90, đã từng xem qua bài này)
Riêng chỗ “Trong hang tối” thì ko nhớ dc như thế nào, nhg cá nhân mị nghĩ là “đêm” chứ ko phải “hang”. 1 cái hang thì sao nói lên dc tính bá chủ khu rừng của con hổ, quắc mắt trong 1 cái hang thôi sao khiến cho mọi vật đều có thể im hơi, có chăng chỉ là dơi với muỗi là ở trong hang với nó. Cái này nói vui, đừng để tâm! =))
Gửi bởi Nguyễn Việt Tín ngày 06/06/2018 13:45
đúng rồi, máu sau rừng là ý nói con cọp đi săn á
Trang trong tổng số 3 trang (25 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối