Trang trong tổng số 11 trang (103 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi Khoi Dinh Bang ngày 14/12/2009 14:03
Còn nhớ:Năm 1953 tôi đang học lớp 6 trường phổ thông câp 2 (hệ 9 năm) ở chiến khu Việt Bắc, ngày 5-3-1953 Đại nguyên soái J.Stalin, Chủ tịch Liên Xô từ trần, nghe tin thật như "sét đánh ngang tai"... Rồi đi lễ truy điệu, để tang Người. Nhà thơ Tố Hữu có bài thơ "Đời đời nhớ Ông" rât xúc động.Tôi nhớ mãi mấy câu tiêu biễu là:
- yêu biết mấy, nghe con tâp nói
tiếng đầu lòng con gọi Stalin
- Thương cha, thương Mẹ, thương chồng
thương mình thương một, thương Ông thơng mười
Gửi bởi Khoi Dinh Bang ngày 12/12/2009 02:02
Đi ở Lêningrad
đôi lần gặp Maia
ở ga mêtro mang tên anh
ở quảng trờng mang tên anh
đều thấy anh
hiên ngang
gườm gườm
nhìn chúng tôi
như soi xem có tên nào phản bội ?
Maia ơi,
thời gian đổ tới
còn đâu
những ngày thét gầm
đấu tranh giai cấp ?
Kể cả Nàng LiLi
(của K.G.B)-người ta đưa anh vào ngõ cụt...
ôi cuộc đời
lọc lừa
đáng nguyền rủa
hơn những tên ăn bám
hơn những thằng quan liêu
họp nhiều
để nhân dân thiếu cả bánh mì
thiếu cả rượu Vôtca
không còn lý tưởng.
Ôi Liên Bang Xô Viêt
sẽ sao đây
tan rã
hay trượt sang Tư bản ?
Maia ơi,
thôi xin chào
những ngày
tháng 10
vĩ đại.
7-10-1987 Nguyễn Khôi
Gửi bởi Khoi Dinh Bang ngày 11/12/2009 00:53
Nói về xuất xứ câu thơ "Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng"...của Hoàng Cầm:Nguyễn khôi
sinh ra và lớn lên ở ngay chính cái Xóm Đình có cái đình Đình Bảng nổi tiếng ấy.Bí ẩn để Giải mã nằm ở 2 câu 5+6,bạn đọc cứ ngẫm nghĩ tủm tỉm cười thì sẽ hiểu "lá diêu bông" là như thế nào...
Gửi bởi Khoi Dinh Bang ngày 11/12/2009 00:40
Bản Chiềng Ly là Phủ lỵ của Xứ Thái(khu tự trị Tây bắc trươc đây)Nơi Nhà thơ có tuần trăng mật ở đây...khi mùa xuân đến trai gái Bản vui Hội ném CÒN,quả CÒN màu đỏ như trái tim bốc lửa ném cho nhau
Gửi bởi Khoi Dinh Bang ngày 10/12/2009 23:49
Xem kỹ bài nguyên tác"độ Tang càn" thì câu 1 cần chú ý đến chữ mở đầu là"khách xá"(quán trọ}và kết thúc là"sương"(ý nói mùa thu).Câu thơ viết theo một cấu trúc"hô"/"ứng" khép kín của bậc thầy về "thôi xao" đó là sự thống nhất về sắc thái từ ngữ( khách xá và sương) để nhấn mạnh nổi buồn tha hương của thi sĩ...Do đo,nếu dịch Sương=hè là Tản Đà đã đánh mất Giả Đảo-Sự coi thường không đi sâu vào nội hàm của nguyên tác,không nắm chữ nghĩa trong cái cấu trúc toàn thể và trong sự vận động của nó trong cấu trúc đó thì sẽ mắc sai lầm và dịch"phản"(ngược)lại ý của nguyên tác. Nguyễn Khôi xin góp 1 bản dịch:
Mười thu làm khách Tinh Châu
Hàm Dương hôm sớm vọng sầu cố hương
Bỗng dưng qua bến Tang Càn
Tinh Châu ngoảnh lại ngỡ làng quê xưa
Gửi bởi Khoi Dinh Bang ngày 10/12/2009 04:08
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Khoi Dinh Bang vào 10/12/2009 04:12
Theo nhà thơ Kiên Giang (82 tuổi) nhớ lại thì bài thơ này là:
Từ độ về đây sống rất nghèo
Bạn bè chỉ có gió trăng theo
Những phường phú quý xin đừng đến
Hãy để thềm ta xanh sắc rêu.
Theo thiển ý của Nguyễn Khôi, nhà thơ viết "phường phú quý" (là những kẻ giầu sang) đối với "sống rất nghèo" là hợp lý...thực ra lúc ấy không có ai gây sự gì với nhà thơ, cho nên trong tuyển tập người biên khảo sưu tầm chép là "thằng bất nghĩa" xem ra quá nặng nề không hợp với cách diễn tả của Nguyễn Bính
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Khoi Dinh Bang ngày 10/12/2009 04:04
Bên hiên trúc biếc mặt hồ
Nhớ nhau cách trở mấy bờ thành xa
Hơi thu vẩn bóng chiều tà
Tàn sen lắng tiếng mưa sa lạnh lùng
Gửi bởi Khoi Dinh Bang ngày 03/12/2009 05:05
Nguyễn Khôi xin giới thiệu bản dịch nghĩa của bài thơ:
Có thời tôi đã yêu em: tình yêu có lẽ vẫn còn
Chưa tắt hẳn trong lòng tôi đâu;
Nhưng mặc nó, khỏi phiền em phải lo nghĩ nữa;
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì cả
Tôi đã yêu em âm thầm, không hi vọng,
Khi thì hãi, khi thì ghen đã làm tôi mệt lả;
Tôi đã yêu em thật thà quá đỗi, hiền lành quá đỗi
Cầu trời cho em được những người khác yêu
1829
Đây là bài thơ về tình yêu đơn phương của Pushkin(30 tuổi) đối với Anna Olênhia(cô gái Nga 21 tuổi). Bấy giờ, nhà Anna là trung tâm văn học ở Thủ Đô, Pushkin hay lui tới đây từ năm trước, thân quen với cả gia đình, nhất là với Anna.Pushkin đã yêu Anna và đã ngỏ lời nhưng bị khước từ.Bản dịch thơ của Thuý Toàn là một bản dịch khá hay về âm điệu... Cách diễn đạt theo lối phóng tác thêm rất hợp với cách cảm nhận thơ của người yêu thơ Việt Nam - chỉ tiếc là nó làm sai lạc ý nghĩa với nguyên tác.Câu kết Thuý Toàn dịch là "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em" đúng nghĩa phải là:"cầu trời cho em được những người khác yêu."
Dịch như vậy là không hiểu được ý của Pushkin và làm cho thơ trở thành vô lý.Các cụ ta xưa nay khi trình bày một văn bản thơ dịch thường bao giờ cũng giới thiệu: nguyên tác , bản dịch nghĩa, một hay hai, ba bản dịch thơ(của một, hai, ba người dịch khác nhau để bạn đọc so sánh thưởng thức.Dịch thuật, nhất là dịch thơ, chuyển ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác,người dịch phải có ba điều cơ bản:một là: vốn ngoại ngữ(cần dịch), vốn ngữ văn tiếng mẹ đẻ và phải là một người rất có "thi tài"(ví dụ như Xuân Diệu, Tế Hanh, Nam Trân, Khương Hữu Dụng, Nhượng Tống, Tản Đà...).
Nguyễn Khôi xin góp một bản dịch:
TÔI YÊU EM(Vô Đề - Thơ Pushkin)
Một thời tôi đã yêu em
Lửa tình tưởng tắt, cố quên lại bùng
Mặc tôi, em chớ phiền lòng
Chớ buồn và chẳng xót thương làm gì.
Thầm yêu, vô vọng... tôi si
Giật mình, mệt lử những khi ghen thầm
Tôi yêu thật quá thiên thần
Cầu mong ai đó dành phần yêu em.
Góc Thành Nam Hà Nội 19-3-2005
Nguyễn Khôi phỏng dịch
Gửi bởi Khoi Dinh Bang ngày 02/12/2009 00:13
Trong số 4 bài Vọng Xuân Từ của Tiết Đào, theo thiển ý của Nguyễn Khôi thì bài 1 và bài 4 là hay hơn cả , xin chép những bản dịch đáng đọc như sau:
Bài Từ Ngóng Xuân(1)
Hoa khai chẳng tưởng cùng nhau
Hoa tàn chẳng tưởng cùng đau nỗi buồn
Hỏi đâu "miền nhớ" khói sương?
Miền hoa đương sắc! Miền vương hoa tàn!
Lai Quang Nam (dịch)
Hoa nở không cùng ngắm
Hoa tàn chẳng cùng than
Hỏi khi nào tưởng nhớ
Hoa nở với hoa tàn.
Bùi Khánh Đản (dịch)
Bài Từ Ngóng Xuân (4)
Lòng nào thấy sắc hoa khai
Tương tư nhớm dậy chia hai phương hoài
Trước gương trâm rũ sớm mai
Gió xuân có biết lòng ai như dzầy!
Lai Quang Nam (dịch)
Chán nhỉ, cành xuân hoa nở đầy
Xui lòng hai đứa nhớ nhau đây
Hững hờ trâm ngọc soi gương sớm.
Này gió xuân ơi, có tỏ hay.
Đinh Vũ Ngọc (dịch)
Lời bàn của Nguyễn Khôi:
Thơ Tiết Đào là thứ tiếng lòng, thứ tình yêu câm nín không có bạn tri âm, là hồn thơ vẩn vơ, là chim cất khúc ngân buồn, không não nề, nó như hạt mưa xuân buồn thấm đượm, là nỗi cách trở "dương quan" ra đó ai người cố tri"? tình thơ là như thế ... Nghìn năm sau đọc vẫn xao lòng.Thơ làm được như vậy quả là bất hủ
Gửi bởi Khoi Dinh Bang ngày 02/12/2009 00:01
Tào Tùng , tự Mộng Trưng, quê Thư Châu(An Huy) lúc trẻ ở Tây Sơn, Hồng Châu, sau nương tựa Thứ sử Kiến Châu Lý Tần.Lý chết, Tào lưu lạc giang hồ. Năm Quang Hoà thứ tư đời Đường Chiêu Tông, Tào đỗ Tiến sỹ.Nhà Vua lúc ấy vừa bình xong nội loạn, rất vui mở khoa thi lấy tân Tiến sỹ, đã đặc cách cho Tào Tùng và ba người nữa làm Hiệu Thư Lang (trong Bí thư sảnh-cấp bậc"lang trung"(như cỡ vụ trưởng bây giờ)làm công việc trứ thuật, soạn văn bản cho nhà Vua).
Thơ Tào Tùng là lối thơ "lữ du" , phong cách theo thơ Giả Đảo, ý cảnh thâm u, hay ở chỗ "thôi xao" luyện câu, chọn chữ. Tào Tùng thi tập 3 quyển.Tào Tùng cũng giống Thôi Hiệu(nhưng ở dưới một tầm thuộc diện viết không ít nhưng chỉ có một bài tuyệt tác để đời).Tương truyền đại thi hào Lý Bạch đi chơi Vũ Xương lên lầu Hoàng Hạc xem thấy bài thơ của Thôi Hiệu bèn cầm bút đề vào vách hai câu:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu.
(Trước mắt có cảnh không tả được
Vì có thơ Thôi Hiệu ở trên đầu)
Với Tào Tùng đó là bài thơ "Kỷ Hợi Tuế".Nguyễn Khôi xin dịch như sau:
Năm Kỷ Hợi
Giang Nam cuộc chiến đã bùng
Dân đen nào biết đến vùng nào yên?
"Phong hầu" thôi, chớ rùm beng
Một anh nên Tướng, vạn tên rơi đầu.
Chú thích:
Kỷ Hợi Tuế (879) Trấn Hải Tiết Độ Sứ là Cao Biền (đã từng sang Giao Chỉ-An Nam ta dẹp quân Nam chiếu, xây thành Đại La, sau là Thăng Long-Hà Nội về được Vua Đường phong là Bột Hải Quận Vương thống lĩnh cả một vùng Chiết Giang-Giang Nam(xưa là Trạch Quốc).Cao Biền đã cầm quân giết hại tàn khốc quân khởi nghĩa Hoàng Sào...
Bài thơ của Tào Tùng là vịnh sự việc này.
Tiều Tô: là tiều phu, người kiếm cỏ chỉ nơi yên hàn.
Bằng quân..."Xin anh chớ nói chuyện phong hầu" bởi vì điều đó thật đáng sợ đó là thứ "giãi thây trăm họ làm công một người" - Đó là câu thơ cảnh báo"vạn cốt khô" là tội ác của chiến tranh.Chữ "cốt" là nhỡn tự"chữ mắt" thật rợn người.
Năm 2000, nhân viếng "Nghĩa trang Trường Sơn" Nguyễn Khôi có bài thơ cảm khái như sau:
Những bia mộ không tên - chiến sỹ vô danh
Người đã thăng quân hàm cho các Tướng
Máu đã đổ không có bao giờ uổng
Cho đất trời Quảng Trị nhuốm màu xanh.
Trang trong tổng số 11 trang (103 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] ›Trang sau »Trang cuối