Trang trong tổng số 923 trang (9226 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 29/09/2024 08:55
Thi phú tài hoa hợp thánh minh,
Chức quan ràng buộc nghiệp không thành.
Cứu dân giúp chúa suông hoài niệm,
Than gái thương trai khổ gửi tình.
Lúc sống người chê tên nợ rượu,
Chết rồi được tiếng bậc thi danh.
Lỗi Dương tịch mịch chiều mây nước,
Thương nhớ nghìn thu, một tấc thành.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 29/09/2024 08:39
Hoa lệ, Hành Châu phủ,
Sớm thu cờ sứ dừng.
Cửa sông Chưng nước rẫy,
Núi Nhạn Phong sáng bừng.
Buồm giong về bến vắng,
Sáo vẳng trong trai phòng.
Thư viện rành rành đó,
Cổ Sơn chiều ráng hừng.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 28/09/2024 23:13
Đường này Mã Viện đã từng nghỉ,
Vách núi bến sông còn ghi danh.
Động cổ vẫn truyền đá thử kiếm,
Dựa yên, người đã cách tây thành.
Đài cao mây nổi trời quang tạnh,
Chim ngủ sườn non cây lặng bình.
Sứ giả qua đây dừng ngựa ngắm,
Sông chiều trời nước thảy trong xanh.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 28/09/2024 23:11
Tiên ông đi mãi không về,
Động tiên muôn thuở gần kề cửa sông.
Lầu bên mây, lam chướng không,
Cỏ cây trong động thong dong đất trời.
Rêu vân lưu khúc ca vui,
Trên đá khắc bài dưỡng khí chính chân.
Tấm thân còn nặng căn trần,
Tiêu Liêu ấm tổ, chỉ cần non xưa.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 28/09/2024 23:08
Lầu cao sừng sững đứng chơi vơi,
Cấu trúc tân kỳ thật khác đời.
Chuông trống vang xa dội vách núi,
Mái thềm đột khởi chạm sao trời.
Ánh sông sắc núi đầy khung cửa,
Bụi cuốn ngựa phi qua dưới đài.
Không biết năm xưa khách cầu mã,
Vẻ thu lên ngắm, được bao người!
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 28/09/2024 22:31
Thả bước, Tinh Phong, đỉnh tối cao,
Ngỡ nương cánh hạc tới Doanh Châu.
Đá hoa sườn núi khai tiên động,
Tùng trúc đường mòn che Phạn lâu.
Cảnh vật muôn hình, thật tinh xảo,
Gót trần mấy độ được nhàn du!
Sơn tăng gặp gỡ không quen biết,
Trân trọng, hiên ngoài trà một âu.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 27/09/2024 23:08
Thuyền khách xuôi êm nhờ gió nam,
Bình minh cờ sứ đến châu Tầm.
Thẳm sâu đá trắng động mây mở,
Mờ mịt dòng xanh bãi biếc chìm.
Sơn quế còn truyền Nam Uý hiến,
Lầu sông mất dấu Lạc Thiên thăm.
Đọc xong thơ mới nhìn xa tắp,
Độc Tú non phơi tan chướng lam.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 27/09/2024 22:56
Bè tiên, khách vạn dặm,
Thuyền sứ neo bên bờ.
Nóng nực ngại nâng chén,
Mõ canh khuấy giấc mơ.
Lòng quê mây Lĩnh ngoại,
Thi hứng bóng chiều tà.
Nâng mái bồng ngắm cảnh,
Thuyền về khói bến xa.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 27/09/2024 22:40
Anh với em chưa quen nhau từ độ ấy
Khi xuân về ta chưa gặp được nhau
Nhưng nơi em đôi mắt tròn đen láy
Khiến trong anh chẳng lúc nào yên.
Anh thầm nghĩ sẽ quên đôi mắt láy
Sao quanh anh đâu đâu cũng thấy
Đôi mắt to đen ấy hiện lên
Trước mắt anh luôn chỉ thấy mắt em.
Dường như không có ánh nhìn từ đôi mắt ấy
Khiến đời anh đau khổ từng phút từng giây
Dường như thiếu đôi mắt tròn đen láy
Thì đường anh đi đâu còn nữa trên đời.
Rất có thể em chẳng thấy mừng vui
Nhưng theo anh có điều em nên hiểu:
Anh chót đắm đuối nhìn đôi mắt láy
Làm gì đây, điều gì anh phải làm đây?
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 27/09/2024 22:27
Lệnh ban ra: mỗi người đi một ngả
Anh phía tây, còn lối này là em
Cả hai người cùng đi vào nội chiến
Lên đường hai đoàn viên thanh niên.
Bịn rịn chia tay nhau phút giây tiễn biệt,
Anh thủ thỉ cùng em trước lúc lên đường:
- Sắp chia tay em chúc gì đi chứ?
Để yên lòng anh từ giã quê hương.
Im giây lát em trả lời khe khẽ:
Từ đáy lòng một điều em mong ước
Nếu có chết – chết thật nhanh tức khắc
Còn bị thương chỉ là vết thương xoàng.
Nhưng với anh điều em mong ước nhất
Anh thân yêu, anh hãy nhớ lời em
Rời quê hương anh ra đi chiến đấu
Ngày trở về đem chiến thắng mừng công.
Anh nắm chặt tay người bạn gái
Nhìn sâu vào gương mặt người yêu:
- À còn điều này anh mong em nhớ
Nghĩ về anh em hãy viết thư.
- Nhưng viết cho anh em biết gửi về đâu?
Đường hành quân anh đi làm sao em biết?
- Thế nào cũng được, - anh đáp lời tha thiết -
- Em cứ gửi về nơi nào đó cho anh.
Trang trong tổng số 923 trang (9226 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối