Trang trong tổng số 10 trang (96 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi U cốc khách ngày 05/06/2010 02:31
Tôi thấy câu 3 dịch bị thất niêm, có lẽ nên xem đã post đúng chưa, hoặc tổ chức dịch lại bài này.
U Cốc Khách
Gửi bởi U cốc khách ngày 28/05/2010 00:30
Lâu lắm rồi mới đọc được 1 câu dịch hay đến như thế này: "Đất lạ lẻ loi lòng khách lạ" (Lestat), chẳng những niêm luật nghiêm cẩn mà chữ chữ rất tự nhiên, không tỉa tót cầu kỳ mà tự cho thấy trau chuốt.
Duy có một điều, theo cảm nhận của cá nhân tôi, chữ "lòng" làm ý thơ lộ quá, chữ "thân" liệu có hơn chăng?
Dẫu sao, lâu lắm rồi tôi mới cảm thấy hứng thú vì 1 câu thơ dịch.
U Cốc Khách.
Gửi bởi U cốc khách ngày 15/05/2010 02:49
Tôi cũng xin hiến một câu lẩy Kiều:
Hiên tà gác bóng chênh chênh,
Biết duyên mình biết phận mình thế thôi.
:D
Gửi bởi U cốc khách ngày 14/05/2010 05:02
Nhân tìm hiểu về chữ "mạo", tôi tìm được bài viết này: http://www.vienvanhoc.org...ader/?id=127&menu=108
Có lẽ, từ trước, nhà Nho nước ta đã có cách hiểu là "hái nấu" rồi chăng?
Nhưng, dẫu sao, chúng ta cũng nên dựa vào các sách vở chú thích chính thống.
Gửi bởi U cốc khách ngày 14/05/2010 04:37
Vấn đề "l"/"nh", "ac"/"o", thuộc về phạm trù ngữ âm lịch sử, ở đây là ngữ âm thời Tần, Hán. Tôi là người ngoại ngạch, không nói thêm được gì nhiều, chỉ biết và nêu lên vấn đề được đến như thế. Để giải quyết cho rốt ráo, cần hỏi đến các chuyên gia.
Còn riêng về vần, thì bài này gieo vần giữa "mạo", "nhạo" thì đều đã rõ; ở bài trước cũng có trường hợp "phục"/"bặc", đều thuộc lĩnh vực của ngôn ngữ học cả.
Gửi bởi U cốc khách ngày 14/05/2010 04:07
Theo tôi, Khang Hi tự điển đã viết rõ như thế, đồng thời, ví dụ lấy ra lại trùng hợp vào đây, vậy thì nên sửa lại chú thích và nên chỉnh lại các bản dịch.
Gửi bởi U cốc khách ngày 14/05/2010 03:31
Theo tôi, không nên vẽ rắn thêm chân, đoạn chương thủ nghĩa. Trong khi nguyên văn chữ Hán của Thôi Hộ, chú thích của Phùng Mộng Long, và nhất là bản dịch của bạn Hoàng Giáp Tôn vẫn còn đính ngay phía trên đầu: "Ngày này năm ngoái tại cửa này", thế thì chữ "y cựu" trong logic bài thơ này còn cách hiểu nào khác ngoài "vẫn như (năm ngoái)"?
Thêm vào đó, chuyện bạn cộng ngày tháng, suy diễn là Kim Trọng trở về vào mùa đông, liệu đã đúng chưa? Nếu cứ theo cách lý giải đó, thì bạn còn phải tính thêm những điểm này nữa: từ lúc Kim Trọng chia tay Kiều vào cuối xuân, quãng đường về Liêu Dương hết bao nhiêu ngày/tháng? Sau 6 tháng đó, Kim Trọng quay lại thì hết bao nhiêu ngày/tháng? Cộng cả vào thì mới khẳng định được... Đi làm cái việc chẻ hoe câu chữ với những căn cứ chưa rõ ràng, chi bằng nhìn thẳng vào câu lục bát đó thì hơn.
Gửi bởi U cốc khách ngày 14/05/2010 01:55
Chữ này trong phần chú thích được viết là "nấu chín mà dâng lên" nhưng trong từ điển Thiểu Chửu cũng như tra các nguồn khác thì đều chỉ mang nghĩa là lựa chọn. Ví dụ như: 芼(mào),毛传:“择也。”
Tôi băn khoăn không rõ nghĩa "nấu chín mà dâng lên" được lấy từ đâu, làm cơ sở cho Tạ Quang Phát dịch như trên.
Mong Ban quản trị xem xét.
Gửi bởi U cốc khách ngày 13/05/2010 03:16
Theo tôi được biết, chữ "lạc" trong câu cuối, các cụ nhà ta đọc âm cổ hơn là "nhạo": Chung cổ nhạo chi. Cách đọc này cũng thể hiện trong câu: Trí giả nhạo thuỷ, nhân giả nhạo sơn.
Mong ban quản trị xem xét.
Gửi bởi U cốc khách ngày 13/05/2010 02:27
Câu cuối phải là: Nghi kỳ "gia thất". Bài này sẽ phải là:
Đào chi yêu yêu,
Hữu phần kỳ thực.
Chi tử vu quy,
Nghi kỳ gia thất.
Trang trong tổng số 10 trang (96 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối