Trang trong tổng số 20 trang (195 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Mùa xuân yêu thương (Friedrich Rückert): Bản dịch của Hoàng Tâm

Linh hồn tôi, trái tim tôi
Nỗi đau, hạnh phúc trong đời là Em
Em là thế giới tôi nhìn  
Là bàu trời đẹp khắp miền tôi bay
Cũng là ngôi mộ, trong đây
Cho tôi ấp ủ tháng ngày nỗi đau.

Là nghỉ ngơi, là bình yên
Em ban tặng một thiên đường cho tôi.
Cho tôi điều quý nhất đời,
Biết yêu giá trị con người tôi hơn
Biến đổi tôi, cách em nhìn
Em nâng tôi khỏi đắm chìm trong tôi
Tâm hồn khoẻ mạnh vui tươi
Tôi thêm tốt đẹp hơn tôi mỗi ngày.

(Hoàng Tâm dịch 2-8-2007)


(Dự án dịch thơ của Thi Viện)
Ảnh đại diện

Mùa xuân yêu thương (Friedrich Rückert): Bản dịch của thanhbinh82_tp

Em là linh hồn tôi, em là trái tim tôi
Em là hạnh phúc, em là nỗi đau
Thế giới của tôi, là em
Thiên đường của tôi, là em
Ngôi mộ của tôi, là em
Nơi mà nỗi đau của tôi ngày đêm ấp ủ.

Em là cảnh thanh bình, em là chốn bình yên,
Em là thiên đường mà tôi hằng khao khát
Khi em yêu tôi, đời tôi thêm giá trị
Khi ánh mắt em làm thay đổi tất cả trong tôi
Em đem tôi ra khỏi thân xác tầm thường
Để tôi trở thành một con người đẹp nhất trong mắt em!


(Dự án dịch thơ của Thi Viện)
Ảnh đại diện

Cậu bé trong con ngỗng (Friedrich Rückert): Bản dịch của thanhbinh82_tp

Một lần cậu bé dạo trên mái nhà
Từng bước cậu thật là uyển chuyển
Những mái ngói phủ rêu trơn và hẹp
Cẩn thận, coi chừng té cậu bé ơi
Nhưng cậu bé đã xảy chân và ngã
Từ mái nhà xuống đất... may sao
Cổ không gãy một đốt xương nào.

Dưới mái nhà có những thùng chứa nước
Nếu rơi ngay vào ấy không sao
Lúc đó chỉ áo quần sũng nước
Và cái điều cậu tính đã xảy ra
Cậu rơi ngay vào cái thùng chứa nước
Nhưng lúc ấy một con ngỗng ngang qua
Tìm uống nước và uống luôn cậu bé.

Khi cậu bé ở trong con bụng ngỗng
Cậu quậy phá, dày xéo dạ dày kia
Con ngông đáng thương đau đớn, kêu gào
Khiến mụ đầu bếp đùng đùng nổi giận

Mụ đầu bếp mài con dao sáng quắc
Có như thế mới mong chặt được thịt
Trong khi ngỗng vẫn đau đớn, kêu gào
Như những nhát dao đã chặt vào người nó
Dẫu nó kêu gào vẫn là vô ít
Vì người ta đang cần lấy thịt
Để ăn mừng vào lễ giáng sinh.

Con ngỗng đáng thương bị vặt lông, moi ruột
Và mụ đầu bếp để nó vào chảo lửa chiên lên
Trong con ngỗng đang chiên cậu bé vẫn nằm im
Vậy trong bụng ngỗng
Cậu bị hại gì đây?

Vào lễ giáng sinh trên chiếc bàn ăn xinh đẹp
Trong chiếc chảo nhỏ con ngỗng được dọn lên
Và người cha lấy ra và chặt nó
Thế còn cậu bé thì sao?
Tất nhiên cậu bé chui ra khi người cha chặt nó.

Người cha hoảng hốt nhảy ra khỏi bàn
Và cậu bé ngồi ngay vào chỗ trống
Cầm thịt trên tay cậu cười nhạo con ngỗng
"Mày ăn tao, giờ tao lại ăn mày"

Và thế là cậu ăn rất ngon lành
Như thể đây là điều may mắn
Như để an ủi cậu chúng ta cùng ăn
Chẳng chừa lại phần nào con ngỗng
Cả chân ngỗng, mèo cũng được chia phần.
Nhưng chú chuột, than ôi, chẳng được gì...

Câu chuyện cổ đến đây là hết
Đó là câu chuyện của ngày giáng sinh
Em học được gì em gái của anh?
Em học được tính nghiêm túc qua câu truyện ấy.


(Dự án dịch thơ của Thi Viện)
Ảnh đại diện

Chấm hết (Alfred Lichtenstein): sabina_mller dịch

Bài thơ „Chấm hết“ của nhà thơ Alfred Lichtenstein ra đời năm 1913, gồm hai khổ thơ mỗi khổ 4 câu, vần ôm (abba) được gieo là ở cuối câu. Nội dung bài thơ đề cập đến thành phố lớn và sự phân li cái tôi.

Hai câu đầu tiên phản luận với nhau. Cái „tôi“ trong thơ miêu tả trong câu thơ thứ nhất giao thông đô thị lộn xộn và sáng bừng. Trong câu thứ hai, cái „tôi“ đứng đối lập với hình ảnh „cái đầu kiệt quệ“. Đường phố (giao thông) huyên náo và sống động, trong khi chủ thể „tôi“ cảm thấy trống rỗng. Đường phố (giao thông) chạy xuyên qua đầu của tác giả, khiến tác giả đau đầu. Hình ảnh này ám chỉ rằng giao thông đường phố đối với cái „tôi“ tiêu biểu cho sự sống vội, sự trôi qua nhanh và nguy hiểm và thế giới này đang đi qua chủ thể „tôi“. Tác giả không thể tự khẳng định mình trong cuộc sống nơi thị thành huyên náo này và cảm thấy bị đe dọa. Hệ quả là chủ thể „tôi“ dường như một mình và không tham gia gì cả, điều mà tác giả gắn liền với nỗi đau.

Động cơ của sự trôi qua nhanh và căng thẳng giác quan nội tâm của cái „tôi“ trong thơ một lần nữa được gạch dưới ở câu thứ ba. Chủ thể „tôi“ rõ ràng đang buồn rầu và chịu đựng sự cách ly, khiến chủ thể „tôi“ nhìn thấy cái kết thúc báo trước đang đến gần. „Nỗi đau trái đất“ này được dẫn tiếp ở câu bốn. Trong câu cuối cùng của khổ một, thật rõ ràng rằng chủ thể „tôi“ đang tự huỷ diệt mình từ bên trong và không chỉ do ảnh hưởng bên ngoài mà bị tiêu huỷ. Người ta gọi đây là sự phân li cái „tôi“ hay còn gọi là sự huỷ diệt cái „tôi“ hoặc sự mất đi cái „tôi“.

Khổ thứ hai được chia như khổ thứ nhất: đầu tiên hai câu đầu miêu tả phần tiêu biểu của thành phố lớn, trong khi những câu sau nói về ảnh hưởng của thành phố lớn lên cái „tôi“ trong thơ. Câu một của khổ thứ nhất miêu tả giao thông đường phố lộn xộn thì trong khổ thứ hai là ánh đèn đường.

Tác giả mô tả đèn đường của thành phố lớn như là „đèn độc hại“từ từ bôi nhọ bóng đêm với vết bẩn màu xanh lá. Đèn đường là một  phát minh tương đối mới trong thời kì công nghiệp hoá gian đoạn sau mà chỉ có ở thành phố lớn. Tác giả ghê tởm phát minh mới, vẫn còn xa lạ này. Ánh sáng nhân tạo của đèn đường được cho là „độc hại“ và không tự nhiên, ánh sáng của nó khiến đêm tối trông mốc meo. Tính từ „xanh lá“ ở câu sáu tương quan với từ „độc hại“ ở câu năm, vì màu xanh lá thường đi kèm với chất độc hại và câu này chuyển sang câu kia bằng cái ngắt dòng. Nổi cộm lên là đêm tối được tác giả miêu tả qua sự mốc meo dường như trở nên „hữu cơ“ một cách bất thường. Đêm tối chủ động và đe doạ, đèn đường độc hại được nhân hoá qua động từ „trườn bò“ (= kriechend)(ở đây Sabina dịch là „từ từ“).

Hai câu cuối chủ thể „tôi“ trở lại với mình. Chủ thể tôi được bị cái lạnh vây quanh và trái tim được ví như là một cái túi (câu 7). Để kết thúc bài thơ, tác giả mới hay biết ngày tận thế của riêng mình. Điểm đặc biệt ở đây là Alfred Lichtenstein đã lật ngược mối quan hệ chủ từ - túc từ. Vì ở đây không phải thế giới sụp đổ, mà là chính cái „tôi“ trong thơ. Kĩ thuật này dường như khiến người đọc thấy kì quặc, không thực và điên rồ, nhưng Alfred Lichtenstein lại vận dụng thường xuyên, chẳng hạn trong bài thơ „Thành phố“ hay bài „Chiều tối“.

Trong bài thơ này, người đọc nhận ra được hai chủ đề tiêu biểu của trường phái biểu hiện, thứ nhất là chủ đề thành phố lớn rất hay được nói đến trong thơ của các nhà thơ trường phái biểu hiện, thứ hai là chủ đề rất quen thuộc trong trường phái biểu hiện - cái „tôi“ trong thơ được cố định và những ấn tượng chủ quan được miêu tả. Đặc biệt ở đây là sự phân li cái „tôi“ đã được nói đến ở trên, còn được gọi là sự huỷ diệt cái „tôi“ hoặc sự mất đi cái „tôi“. Cái „tôi“ trong bài thơ này có vai trò thụ động, nó (cái „tôi“) không thể tự chủ được, mà trở thành nạn nhân của môi trường xung quanh đầy quyền lực quật ngã tác giả. Chủ thể „tôi“ không theo kịp sự sống vội của giao thông đường phố, đứng một mình và bị cách ly, lo sợ trước sự thay đổi như là việc sử dụng đèn đường, cảm thấy bị chính môi trường xung quanh đe doạ và ngã gục trong tình trạng u uất. Phần cuối cùng, nỗi đau tâm hồn quá lớn đến nỗi mà chủ thể „tôi“ ngã gục. Đối với người đọc, thế giới của chủ thể „tôi“ ngã gục hay là chủ thể „tôi“ „tự sát“ hoặc tương tự như thế, vẫn còn để ngỏ.  

Tuy nhiên, Alfred Lichtenstein tự nhận rằng nhiều nhà thơ trường phái biểu hiện chịu đựng sự trầm uất nhưng không phải là người u sầu.Giả thiết rằng tác giả bài thơ „Chấm hết“ và người phát ngôn là một vẫn còn là một điều xa xôi. Alfred Lichtenstein và chủ thể „tôi“ đứng cách xa nhau.

Ảnh đại diện

Chấm hết (Alfred Lichtenstein): Bản dịch của Trác Văn Quân

Đèn phố bừng lên chảy mặt đường
Qua cầu đau đớn đến thê lương
Ta biết đời ta dường đã tuyệt
Gai nhọn sao bằng những vết thương

Đêm tối đèn đường ánh nhớp nhơ
Quệt vào đêm lặng những vết dơ
Tim ta rỉ máu chừng đông lại
Trái đất cuồng quay, mắt bỗng mờ


(Dự án dịch thơ của Thi Viện)
Ảnh đại diện

Bầu trời buổi đêm (Ludwig Uhland): Bản dịch của bachhophoa

Một lần nhẹ bước trong đêm
Không gian vắng lặng mang thêm nỗi sầu
Tiếng lòng chua xót đớn đau
Có ai là kẻ khổ đau hơn mình?

Vẳng trong đêm tối lặng thinh
Giọng ai như đáp lời mình từ xa
Cất lên mà khó nghe ra:
Đây người đau khổ là Ta, sao mình!


(Dự án dịch thơ của Thi Viện)
Ảnh đại diện

Bầu trời buổi đêm (Ludwig Uhland): Bản dịch của Trác Văn Quân

Một lần đi dạo trong đêm
Cô đơn im lặng làm mền ôm tôi
Đớn đau phủ ngập hồn rồi
Ai người nhân thế hơn tôi muộn phiền ?
Thẳm sâu đêm phủ trăm miền
Từ đâu giọng nói dịu  hiền vang lên
Lời như thoang thoảng hơi mềm
Ta người đau khổ nhất trên cõi trần


(Dự án dịch thơ của Thi Viện)
Ảnh đại diện

Bầu trời buổi đêm (Ludwig Uhland): Bản dịch của Cammy

Một lần đi dạo trong đêm
Đêm bao trùm tôi lặng lẽ
Nỗi đau trong tôi gào lên:
Ai buồn hơn tôi, có thể?

Từ trong màn đêm sâu thẳm
Có tiếng thoảng nhẹ bên tôi
Tiếng nói dường như rất chậm
Có ta buồn hơn, hỡi người!


(Dự án dịch thơ của Thi Viện)
Ảnh đại diện

Bầu trời buổi đêm (Ludwig Uhland): Bản dịch của thanhbinh82_tp

Một lần tôi đi dạo
Với bao nỗi cô đơn
Lòng tôi luôn tự hỏi
Ai trên đời buồn hơn?

Từ trong đêm sâu thẳm
Vẳng tiếng nói bên tôi
Tiếng kia vang lên khẽ
Ta là người buồn hơn!


(Dự án dịch thơ của Thi Viện)
Ảnh đại diện

Bầu trời buổi đêm (Ludwig Uhland): Bản dịch của thanhbinh82_tp

Một lần tôi đi trong đêm,
Giữa sự im lặng, bên thềm cô đơn.
Nỗi đau bao phủ ngập hồn,
Hỏi ai mang nặng nỗi buồn hơn tôi?

Bóng đêm sâu thẳm xa xôi,
Vẳng lên tiếng nói với tôi một mình.
Chỉ nghe thoang thoảng nơi đâu,
Tiếng kia như nói: "lòng sầu hơn ngươi"


(Dự án dịch thơ của Thi Viện)

Trang trong tổng số 20 trang (195 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: