Trang trong tổng số 10 trang (98 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đăng Ngọc Sơn viện kỳ tường (Lê Khắc Cẩn): Bản dịch của Trần Bá Chí

Trời xuân vang vọng nhạc thiều tâu,
Đến viện trên hồ cúi khấn cầu.
Chim hót hoa thơm quanh lá rậm,
Núi rung sông động giữa hồ sâu.
Muốn quên thế sự giằng trăm mối.
Để thấy đạo tâm sáng một màu.
Nhờ có Thái ông cũng Phác lão,
Đem bầu tâm sự sẻ san nhau.

Ảnh đại diện

Đại nghĩ Thọ Xương doãn Trần Nhược Sơn công tiễn Nguyễn Hữu Độ (Lê Khắc Cẩn): Nxb Hải Phòng chú thích

Ở phần dịch xuôi, nhà xuất bản Hải Phòng đã dịch tựa bài thơ này là "Làm thay Trần Nhược Sơn tri huyện Thọ Xương tiễn Nguyễn Hữu Độ đi làm phó sứ ở Tam Tuyên", với chú thích như sau:

  Huyện Thọ Xương thuộc Thăng Long Hà Nội. Trần Nhược Sơn còn có tên Trần Như Sơn, người huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Ông đậu cử nhân khoa Giáp tuất 1874 thời Tự Đức, bổ Tri huyện Thọ Xương, sau thăng Án sát Thái Nguyên.
Nguyễn Hữu Độ (1813-1888) tự Hy Bùi, hiệu Tống Khê, quê Nguyệt Viên, Hoằng Hóa, Thanh Hóa, đậu tiến sĩ 1838, đại thần Viện cơ mật, Phó sứ Tam Tuyên, Kinh lược sứ Bắc kỳ, Thượng thư phụ chính thời Đồng Khánh, Thành Thái, phong hàm Thái sư.

Ảnh đại diện

Đại nghĩ Thọ Xương doãn Trần Nhược Sơn công tiễn Nguyễn Hữu Độ (Lê Khắc Cẩn): Bản dịch của Trần Bá Chí

Dâng sớ ba lần bàn việc biên,
Nay cầm cờ tiết đến Tam Tuyên.
Thanh sương, Tử điện dòng gươm báu,
Lá ngọc cành vàng thế gia truyền.
Đất tốt mận đào, mưa tưới tẩm,
Hang đầy xuân ấm gió đưa lên.
Tiễn đưa mười dặm theo thông lệ,
Đường hiểm khó ngăn người ngoại phiên.

Ảnh đại diện

Cung thứ Hiệp biện đại học sĩ Trần đại nhân lưu giản nguyên vận (Lê Khắc Cẩn): Phụ chú

Ở phần dịch nghĩa, Nxb Hải Phòng dịch tựa đề bài thơ là Họa nguyên vần thơ của Hiệp biện đại học sĩ Trần đại nhân - (tháng 6 năm Canh Thìn 1880), với chú thích như sau:

  "Trần đại nhân đây là Trần Bích San, quê làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định. Năm 1864 đậu Giải nguyên, năm 1865 đậu Hoàng giáp, được vua Tự Đức ban tên là Trần Hy Tăng. Ông ba lần đi thi đều đậu đầu, nên thường gọi Tam nguyên Vị Xuyên. Ông làm quan trải qua các viện, các bộ đều có tiếng tăm, từ trong triều, rồi ra làm Tuần phủ Hà Nội càng được nhiều người kính nể."

Ảnh đại diện

Cung thứ Hiệp biện đại học sĩ Trần đại nhân lưu giản nguyên vận (Lê Khắc Cẩn): Bản dịch của Trần Bá Chí

Trấn giữ Long Biên trải mấy lần,
Ngoái nhìn sóng gió nghĩ thương thân.
Tung xe bốn phía trừ giặc giã,
Dâng sớ xin hưu bởi khốn bần.
Ơn huệ vua ban hàng huân cựu,
Nghĩa tình dân mến bậc danh thần.
Non xanh chửa muốn an nhàn bước,
Muốn được trăm năm góp chút phần.

Ảnh đại diện

Thị tịch (Tịnh Giới thiền sư): Chữ Hán

Cũng nên xem lại thứ tự các chữ Hán ở câu thứ nhất.

Ảnh đại diện

Thái liên khúc kỳ 1 (Lý Bạch): Thiếu

Xin xem thêm "Thái liên khúc kỳ 2", cùng tác giả.

Ảnh đại diện

Cung hoạ “Ngũ thập cảm thuật” nguyên vận tính trình (Lê Khắc Cẩn): Dịch nghĩa tựa bài thơ

Ở phần dịch xuôi, nhà xuất bản Hải Phòng dịch tựa bài thơ là Họa bài “Năm muơi tuổi cảm thuật” trình lên Bùi tướng công, với chú thích kèm theo:
  "Trong tập thơ bảy bài, có bài Ngũ thuật cảm thuật của Bùi Văn Dị. Nhân khi Lê Khắc Cẩn được đọc duyệt, liền ngẫu hứng làm bài thơ này đệ trình."

Ảnh đại diện

Cung hoạ “Ngũ thập cảm thuật” nguyên vận tính trình (Lê Khắc Cẩn): Bản dịch của Trần Bá Chí

Trâm hốt trăm năm, mới nửa đây,
Giang thành trong mộng chớ lung lay.
Ai hay thế sự ngày chung kết?
Biết giữ uy nghiêm vẫn có sai.
Duyên thắm đượm mùi sông trước mắt,
Chẳng đi về gió bụi đang bay.
Cậy ai tính kế nghìn năm thọ?
Áo chiến cầu Nam sẽ có ngày.

Ảnh đại diện

Kỷ Hợi tuế (Hy Tông Quảng Minh nguyên niên) kỳ 1 (Tào Tùng): Bản dịch của Tiêu Diêu

Thuở non nước nổi cơn gió bụi
Hết ngày vui nhặt củi, hái rau
Trách ai ham cái phong hầu
Một quan được việc vạn đầu đen rơi.

Trang trong tổng số 10 trang (98 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: