Trang trong tổng số 6 trang (56 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi Diệp Đồng ngày 02/03/2008 01:55
Mặt hướng hồ Tây một quán xưa
Ngàn năm linh tích tiếng còn đưa
Hoa chen quanh bến sen giương kiếm
Lá rụng vào sông trúc thủ bùa
Việc thế dẫu ôm lòng khắc khoải
Nạn đời lại chẳng sức ngăn ngừa
Tiếng chuông gọi tỉnh lòng dâu bể
Ướm hỏi huyền chân mộng tỉnh chưa?
Gửi bởi Diệp Đồng ngày 01/03/2008 23:43
Núi không vì cao, có tiên nổi danh
Nước không vì sâu, có rồng hoá linh
Đây nhà quê mùa, đức ta thơm tho
Ngấn rêu leo thềm biếc, sắc cỏ chiếu rèm xanh
Đàm tiếu anh tài, đâu kẻ tầm thường
Gẩy đàn mộc, điểm sách cao cường
Không tơ trúc phiền tai, chẳng hồ sơ nhọc xác
Nam Dương lều Gia Cát, Tây Thục đình Tử Vân
Khổng Tử nói: “Quê mùa chỗ nào?”
Gửi bởi Diệp Đồng ngày 22/02/2008 06:31
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Diệp Đồng vào 22/02/2008 07:56
"....quyển Giai thoại thơ Đường này chủ yếu dựa vào tư liệu trong Đường thi kỷ sự.
“Đường thi kỷ sự: Thư danh, phàm bát thập nhất quyển, Tống Kê Hữu Công soạn, lục Đường nhất đại thi nhất thiên nhất bách ngũ thập gia, hoặc lục danh thiên, hoặc trứ bản sự, hoặc ký phẩm bình chi ngữ, kiêm tải kỳ thế hệ tước lý. Đường nhân thi tập bất truyền ư thế giả đa lại thử thư dĩ tồn” (Đường thi kỷ sự: Tên sách, gồm 81 quyển, Kê Hữu Công thời Tống soạn, chép thơ của 1.150 nhà thơ thời Đường, có khi chép các bài thơ hay, có khi ghi về sự tích tác giả, có khi ghi lại các lời phẩm bình, kèm thêm cả thế thứ, quan tước, quê quán. Thi tập của các tác giả thời Đường không được lưu truyền ở đời phần lớn đều nhờ vào sách này mà còn lại đến nay)."
"Về công tác văn bản. Với yếu tố “độc bản” của nó như định nghĩa của Từ hải cho thấy, Đường thi kỷ sự có những bài thơ không thể kiểm chứng về mặt văn bản, nhưng ngoài các sai lầm hoàn toàn có thể xảy ra ở khâu biên soạn - của tác phẩm, ở đây còn có những sai sót nảy sinh trong quá trình in ấn – của ấn bản. Nhìn chung chỉ trong những trường hợp có thể khẳng định là sai chúng tôi mới đính chính, ví dụ bài thơ của Chu Nguyên trong truyện “Thảy cháu năm xưa ngựa trúc đây”, bản in Đài Bắc năm 1971 in hai câu cuối là “Kim triêu hành mã chư đồng tử, Tận thị đương thời trúc mã tôn”, chữ hành (đi) nói trên rõ ràng là chữ trúc (tre) bị in lầm vì sự gần gũi về tự dạng giữa hai chữ. Nhưng những chỗ bắt buộc phải và hoàn toàn có thể đính chính như vậy không nhiều, nên chúng tôi thấy không thực sự cần thiết chú thích theo cách làm thông thường để khỏi làm phiền người đọc.
Ở những bài thơ có thể đối chiếu về văn bản cũng có các trường hợp Đường thi kỷ sự chép khác với các tư liệu khác nhưng chưa có cơ sở để khẳng định là sai thì chúng tôi coi là dị bản, và nói chung phần lớn trường hợp chúng tôi vẫn dùng văn bản trong Đường thi kỷ sự, dù rằng có khi sự khác biệt về văn bản làm thay đổi hẳn ý nghĩa câu thơ. Chẳng hạn bài Kim Lăng hoài cổ của Lưu Vũ Tích trong truyện “Còn vảy móng thừa dùng để làm gì?”, nhiều tài liệu vẫn chép câu đầu là “Vương Tuấn lâu thuyền hạ Ích Châu”, song Đường thi kỷ sự chép là “Vương Tuấn lâu hang...” với chữ hang là chu + công, cũng có nghĩa là “thuyền” thì ý nghĩa câu thơ không có gì thay đổi, nhưng bài Xuất tái (Lương Châu từ) của Vương Chi Hoán thì Đường thi kỷ sự chép câu đầu là “Hoàng sa trực thượng bạch vân gian” trong khi rất nhiều tài liệu chép là “Hoàng Hà...” - giữa “Sông Hoàng Hà” và “Cát vàng” là một khoảng cách quá lớn bắt buộc người ta phải chọn lựa. Nhưng nếu đọc lại câu cuối thì mấy chữ “Ngọc Môn quan” cho thấy không gian được miêu tả trong bài thơ là vùng biên giới phía Bắc Trung Quốc - phía trên Cam Túc, cạnh sa mạc Tân Cương, và tình cảm của người lính thú ở đây là buồn bã trước cảnh Cát vàng kéo dài tới tận chân trời chứ không phải là hoài vọng về sông Hoàng Hà ở phía nam. Chúng tôi chọn chữ “sa” là theo cách hiểu như vậy và trên cơ sở văn bản trong tay, còn việc biện luận văn bản, hiệu chỉnh đúng sai ở đây thì không phải chỗ. Cho nên chúng tôi không chú thích về các dị bản vì lý do như đối với các lỗi in ấn đã nêu trên kia mặc dù cũng có ý thức về công tác văn bản."
(Theo Giai thoại thơ Đường)
Gửi bởi Diệp Đồng ngày 17/01/2008 07:20
"Từ Bến Thành trải qua chợ Sỏi, loài tanh hôi lang lệ biết bao nhiêu;
Nơi Chợ Lớn sắp tới cầu Kho, quân mọi rợ lẫy lừng nên quá lắm.
Cầu Thị Nghè cùng nơi Chợ Quán, Chúa Giêsu đắc ý vênh râu;
Chúa Cẩm Đệm trải đến Mai, phật Bồ Tát phải nghèo ôm bụng."
Mấy câu này hình như không chính xác. Thứ nhất là địa danh sai, ví dụ như Chúa Cẩm Đệm (?), chợ Sỏi (?). Thứ hai đây là thể phú, tức là thể văn biền ngẫu, vậy mà có nhiều cặp câu không đối với nhau (cả ý lẫn số chữ trong câu). Thứ ba là có nhiều câu ý tứ không phù hợp lắm với nghĩa chung của toàn bài. Mong bạn kiểm tra lại.
Gửi bởi Diệp Đồng ngày 14/01/2008 07:13
Văn tế có nhiều loại, như văn tế bốn chữ, năm chữ (tứ tự, ngũ tự), phú cổ thể (ví dụ bài văn tế con gái của Tào Thực) và phú cận thể (phú luật Đường), phú cận thể thì thường là độc vận (gieo một vần), đảm thêm một số cụm từ có tính "nghi thức" như "Hỡi ôi" (mở đầu phần Tán), "Nhớ linh xưa" (mở đầu phần Thán), "Khá thương thay" (mở đầu phần Ai), "Hỡi ôi thương thay, Có linh xin hưởng" (kết thúc). Kết cấu hình thức của phú luật Đường gồm Lung khởi (mở đầu), Biện nguyên (giải thích ý nghĩa, nguồn gốc đầu đề), Thích thực (tả thực, diễn giải đầu để), Phu diễn (liên hệ, nói rộng ra ngoài đầu đề), Nghị luận (bình luận nghĩa của đầu đề) và Kết, nhưng nếu hiểu văn tế cũng gồm các phần Lung khởi, Thích thực... thì sai. Sở dĩ người ta gọi văn tế là văn tế vì muốn nhấn mạnh về chức năng nội dung chứ không phải về hình thức. Kết.cấu chức nội dung của một bài văn tế thể phú luật Đường hoàn chỉnh đó đó gồm ba phần: phần Tán (bày tỏ sự nhận định, thường là tán dương, ca ngợi người được tế), phần Thán (than thở, nuối tiếc về tài năng, đức độ, công lao... của người được tế) và phàn Ai (bày tỏ lòng đau đớn, mà thương xót, sự kính trọng... với người được tế). Nghĩa là sáu phần Lung khởi - Biện nguyên - Tính thực - Phu diễn - Nghị luận - Kết trong kết cấu hình thức của một bài phú luật Đường đã chuyển hóa thành ba phần Tán, Thán và Ai trong kết cấu chức năng - nội dung của một bài văn.
Gửi bởi Diệp Đồng ngày 28/12/2007 15:56
Theo từ điển thì 幾 là kỷ hay cơ. Tên ông này có chỗ đọc là "Cơ", có chỗ đọc là "Kỷ", vậy cho mình hỏi cách đọc nào đúng hơn?
Gửi bởi Diệp Đồng ngày 27/12/2007 14:41
Trăng sáng ló Thiên san
Mênh mang mây núi ngàn
Gió lùa bao vạn dặm
Tới ải Ngọc môn quan
Quân Hán Bạch Đăng trấn
Rợ Hồ Thanh Hải càn
Xưa nay nơi chiến địa
Mấy kẻ về an toàn
Khách thú ngắm biên tái
Nhớ nhà mặt khổ nhăn
Lầu cao đương tối đấy
Có kẻ không ngừng than
Gửi bởi Diệp Đồng ngày 27/12/2007 14:28
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Diệp Đồng vào 27/12/2007 14:30
滯雨終夜感作 - Trệ vũ chung dạ cảm tác
Theo từ điển TC thì 終 là chung
Gửi bởi Diệp Đồng ngày 27/12/2007 14:23
Lất phất mưa đêm đóng cửa phòng
Lặng câm mờ tỏ ngọn đèn chong
Kẻ nơi viễn xứ người khuê phụ
Đâu chốn tương tư chẳng não lòng
Gửi bởi Diệp Đồng ngày 27/12/2007 14:03
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Diệp Đồng vào 27/12/2007 14:04
Bốn chục năm rồi xã tắc,
Ba ngàn dặm ấy sơn hà.
Gác phượng lầu rồng liền trời biếc,
Cành quỳnh cây ngọc nối mây xa.
Đâu biết chuyện can qua?
Một sớm làm tù làm tớ,
Lưng khom tóc bạc tiêu ma.
Xót nhất là hôm chào Thái miếu,
Giáo phường còn tấu Biệt ly ca,
Rơi lệ hướng cung nga.
Trang trong tổng số 6 trang (56 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối