Trang trong tổng số 3 trang (30 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi bangbh ngày 11/01/2013 17:14
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi bangbh vào 21/01/2013 13:58
Phải chăng tôi có lỗi, vì tôi là nhà thơ
Của số phận đắng cay và những thống khổ vô bờ,
Theo ý nguyện của chính mình tôi không đành bỏ dở –
Khi sinh ra đời tôi đã vương vấn với hồn thơ.
Phải chăng tôi có lỗi, nên đời chẳng mỉm cười,
Bởi tôi yêu và cũng ghét mọi người tất thảy,
Và tôi biết về mình, điều gì còn chưa thấy,
Dẫu nàng thơ đã ban tặng tôi niềm mê say.
Tôi biết rằng – hạnh phúc trong đời không hiện diện,
Đời có ảo ảnh, có mộng mơ của tâm hồn suy biến,
Tôi cũng biết – thơ tôi thê lương làm tất cả muộn phiền,
Nhưng tôi đâu có lỗi – tôi là nhà thơ như thể an nhiên.
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi bangbh ngày 11/01/2013 16:57
Xin chào Người, nước Nga thân thiết của tôi,
Những ngôi nhà nông dân – trong các khung ảnh thánh...
Không thấy tận cùng và vùng biên vời vợi –
Xa thẳm tầm nhìn, ngan ngát một màu xanh.
Như kẻ hành hương đến từ nơi xa xôi,
Tôi nhìn ngắm những cánh đồng tít tắp của Người.
Ở những luỹ quanh làng thấp lùn dăng lối
Những cây dương héo hắt xào xạc gọi xuân tươi.
Ngày Lễ thánh của Người thanh khiết, dậy mùi hương
Của mật ong và táo chín lan khắp các thánh đường.
Và ngân vang sau vũ khúc xoay vòng đảo huớng
Là điệu nhảy vui tươi trên các đồng cỏ, vấn vương.
Tôi khởi chạy theo lối mòn khúc khuỷu
Đến khoảng không bát ngát những dải xanh,
Hướng đến tôi, là những chùm hoa thơm dịu,
Cùng tiếng cười thiếu nữ vang trong lành.
Nếu đoàn quân thánh chiến miệng thét vang:
“Mi mặc nước Nga, hãy sống ở Thiên đàng!”
Tôi sẽ đáp: “Thiên đàng xa lắm đâu cần đến,
Hãy trả lại cho tôi vẹn Tổ quốc bình yên”.
Gửi bởi bangbh ngày 11/01/2013 16:10
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi bangbh vào 21/01/2013 13:47
NHỮNG CÂY HOA
Êxênhin Xergây Alêkxanđrôvitr (1)
I
Những cây hoa nói với ta: vĩnh biệt,
Khi những ngọn bông cúi miết mái đầu.
Bạn sẽ không nhận biết thêm đâu
Cánh đồng thân thương, quê hương yêu dấu.
Các bạn đáng yêu ơi! Cớ sao, chuyện lạ!
Ta từng thấy hoa và thăm hỏi quê nhà,
Nhưng cảnh báo tang tóc này (2) ta tạc dạ
Như tình thân mới lạ của cây hoa.
II
Chiều tà tiết xuân. Sắc nhuần xanh tím.
Sao lại không yêu những cây hoa bịn rịn,
Không yêu sao được, hỡi những cây hoa?
Ta như thể cùng hoa cạn chén «chan hoà». (2)
Réo lên đi, đinh tử hoa và mộc tê thảo.
Tâm hồn ta đã chịu nỗi đau nào.
Nỗi đau nào làm tâm hồn ta ảo não.
Đinh tử hoa và mộc tê thảo réo lên nao.
III
A, chuông nhỏ! phải chăng mi mang nhiệt huyết
Ngân thành bài ca gieo vào hồn ta
Và kể rằng, những cây hoa mua đẹp tuyệt
Trong mắt người thân đang ở phương xa.
Đừng ngân nữa! đừng ngân với ta! Xin buông tha.
Và thế là ngọn lửa bùng lên trong lồng ngực.
Nó đến rồi, như để hoà vào “điệp khúc”
Đó là tình yêu không thể chia xa.
IV
Ơi những cây hoa! không phải nỗi lạnh nào ta cũng có thể
Nhận ra trong trái tim làm ta buốt giá,
Không phải nỗi lạnh nào ẩn trong tim ta
Cũng có thể sưởi bằng lửa nồng nhen trong tâm thế,
Không phải ai cũng vươn được xa những cánh tay,
Để có thể tìm ra phần hắc ám nào đây.
Ta như con bướm – lao vào đám cháy
Rồi bay bay và hôn vào sức nóng nồng say.
V
Ta không yêu những loài hoa hoang dại,
Ta không gọi chúng là những cây hoa.
Dù chạm vào “hoa” bằng làn môi mềm mại,
Cũng không tìm ra những lời khả ái ngợi ca.
Ta chỉ yêu cây hoa nhỏ kiêu sa,
Đã cắm sâu chùm rễ trong lòng đất,
Ta tiếp nhận và yêu hoa chân thật,
Như yêu cây hoa mua phương bắc quê ta.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
<1924>
Bùi Huy Bằng dịch (http://buihuybang.blogtiengviet.net/)
(Trích dịch 5 trong 12 khổ thơ)
3/2012
(1)- Tên tác giả do người dịch thêm vào.
(2)- Theo tự điển SpbDic:
1. гробовой:
- (thuộc) quan tài (nghĩa đen);
- (trong thành ngữ): rùng rợn, lặng ngắt, như chết (nghĩa bóng).
2. быть с кем-л на ты - thành ngữ có nghĩa:
- Xưng hô thân mật với ai đó.
-Thông thạo (am hiểu) vấn đề nào đó.
NGUYÊN TÁC tại:
http://www.sesenin.ru/book/370/
ЦВЕТЫ
Есенин Сергей Александрович (1)
I
Цветы мне говорят прощай,
Головками кивая низко.
Ты больше не увидишь близко
Родное поле, отчий край.
Любимые! Ну что ж, ну что ж!
Я видел вас и видел землю,
И эту гробовую дрожь
Как ласку новую приемлю.
......................................................
<1924>
(1)- Tên tác giả do người dịch thêm vào.
DỊCH NGHĨA:
NHỮNG CÂY HOA
Êxênhin Xergây Alêkxanđrôvitr
I
Những cây hoa nói với ta - vĩnh biệt,
Khi những mái đầu cúi thấp.
Bạn sẽ không tận thấy thêm đâu
Cánh đồng thân thương, miền đất quê cha.
Những cây hoa đáng yêu ơi! Sao lại như thế, sao lại như thế!
Ta đã nhìn thấy các bạn và đã nhìn thấy miền đất,
Còn cảnh báo (rung động) tang tóc (quan tài, chết chóc) này
Ta chấp nhận như sự trìu mến mới lạ.
II
Chiều tà mùa xuân Thời khắc xanh tím.
Sao ta lại không yêu các bạn,
Ta không yêu các bạn sao được, hỡi những cây hoa?
Ta như thể đã cùng các bạn cạn chén như «bạn hữu».
Réo lên đi, đinh tử hoa và mộc tê thảo.
Nỗi đau đã làm chấn động tâm hồn ta.
Nỗi đau đã làm tâm hồn ta chấn động.
Đinh tử hoa và mộc tê thảo réo lên đi.
III
A, chuông nhỏ! phải chăng nhiệt huyết của mi
Đã ngân lên thành bài ca gieo vào hồn ta
Và đã kể rằng, những cây hoa mua
Trong ánh mắt người thân đang ở phương xa.
Đừng hát nữa! đừng hát cho ta! Hãy mở lượng khoan hồng.
Và thế là ngọn lửa cháy lên trong lồng ngực.
Nó đã đến, như để hoà vào nhịp điệu “tái hiện”
Đó là tình yêu không thể chia lìa.
IV
Ơi những cây hoa của ta! không phải bất kể [nỗi lạnh lẽo nào] ta đã có thể
Nhận biết được, rằng ta đã buốt giá bởi con tim ,
Không phải bất kể nỗi lạnh lẽo nào trong đó (con tim)
Ta đã có thể sưởi ấm bằng ngọn lửa của mình,
Không phải bất kể ai cũng đã vươn được những cánh tay,
Để có thể tìm ra phần nào độc ác.
Như con bướm – ta lao vào đống lửa
Ta bay và hôn (chạm vào) sự nồng ấm.
V
Ta không yêu những cây hoa trong bụi rậm,
Ta không gọi chúng là những cây hoa.
Dù có chạm làn môi vào chúng,
Cũng không tìm ra những lời trìu mến giành cho chúng.
Ta chỉ yêu cây hoa nhỏ kia,
Đã cắm sâu những rễ trong lòng đất,
Ta yêu và tiếp nhận nó,
Như cây hoa mua phương bắc của ta.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
<1924>
Bùi Huy Bằng dịch (Trích địch 5 trong 12 khổ thơ)
3/2012
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi bangbh ngày 11/01/2013 15:42
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi bangbh vào 21/01/2013 13:43
Như Promethe, từ trời
Lấy trộm bí quyết ngọn lửa
Nhưng chớ tỏ ra mệt mỏi
Gan ta vẫn nuôi đại bàng
Đừng mệt mỏi làm người không mệt mỏi
Không thể chặn ngăn, không thể chiến bại
Đừng mệt mỏi làm người tốt bụng nhỏ
Nhưng tốt hơn – tốt bụng và vĩ đại.
Đừng mệt mỏi trước những điên cuồng
Nhưng hãy để lý trí dẫn đường
Hãy để cả đời mình tự cháy và chiếu sáng
Nhưng đừng bao giờ cháy hết tận xương
Đừng mệt mỏi trong những kỳ vọng nhé
Dẫu kỳ vọng kia chẳng thành sự thật nào
Đừng mệt mỏi trong những đau khổ nhé
Nhưng hãy để cho sự đồng cảm lên cao
Đừng mệt mỏi đi tìm câu trả lời
Cho những gì câu trả lời không có
Bởi ngay trong sự không có câu trả lời
Thì đã có câu trả lời trong đó
Dẫu mệt mỏi vì con người dễ lắm
Xin bạn hãy đừng mệt mỏi vì người
Đừng mệt mỏi vì những cành kỳ diệu
Dẫu nhìn qua cửa sổ bệnh viện thôi
Hãy để cho luôn luôn sợ bạn
Vì sự nóng nảy chiến thắng của mình
Bệnh viện nào trên đời cũng chán
Khi bạn ghé vào trong một phút chẳng lành
Đừng mệt mỏi đến tận khi khuất núi
Chàng trai trẻ bạc đầu không mệt mỏi
Vì căm ghét điều bẩn thỉu hèn nhát
Hay vì nghiêng mình trước cái đẹp cuộc đời
Và sau cuộc sống, sau khi đã là cuộc sống
Nơi tuổi thanh xuân lại trở lại với ta
Bằng chiếc bóng của mình không mệt mỏi
Hãy đánh thức những ai mệt mỏi nhạt nhoà...
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi bangbh ngày 11/01/2013 15:27
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 22/02/2013 08:40
Trên cửa sổ trăng treo. Dưới cửa sổ gió thổi.
Cây bạch dương trụi lá ánh màu bạc, sáng ngời.
Tiếng phong cầm xa xăm thổn thức, điệu đơn côi -
Sao đỗi thân thương, sao đỗi xa xôi.
Bài hát phiêu diêu khi khóc, khi cười.
Em nơi đâu, cây đề của tôi? cây đề đời người?
Và mình tôi có khi trẩy hội từ sớm tinh mơ
Đến với người yêu, cùng lướt phím đàn tơ.
Còn giờ đây tôi chẳng là chi người yêu ơi.
Theo nhịp bài ca không quen tôi vừa khóc vừa cười.
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi bangbh ngày 11/01/2013 14:41
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi bangbh vào 21/01/2013 13:54
NHỮNG SUY TƯ
Êxênhin Xergây Alêkxanđrôvitr (*)
(Trong tuyển tập "Những suy tư u hoài")
Những suy tư sầu đau, những suy tư sâu thẳm,
Những suy tư cay đắng, những suy tư trĩu nặng,
Những suy tư hạnh phúc cứ mãi mãi xa vời,
Những suy tư của đời tôi đâu được thảnh thơi !
Những suy tư – sinh thành các âm thanh đầy đoạ,
Những suy tư bất hạnh, những suy tư lạnh giá,
Những suy tư – nguồn cội những giọt lệ nhạt nhoà,
Những suy tư sóng gió, những suy tư tự do!
Sao bay xé nát lồng ngực ta đã đuối sức,
Sao bay ngáng trở con đường mà ta lãng du?
Sao bay còn muốn đánh thức sức cùng kiệt lực
Để rồi lại tranh đấu với bóng tối mịt mù?
Không thể nâng đỡ bay bằng đống lửa đã tàn,
Những đốm sáng đã tắt... Muộn rồi, thôi kết trái.
Không thể chữa cho bay trái tim đã nứt rạn,
Những suy tư bệnh hoạn, kiệt sức và tái tê!
<1915>
Bùi Huy Bằng dịch (http://buihuybang.blogtiengviet.net/)
7 - 2012
(*)- Tên tác giả do người dịch thêm vào.
NGUYÊN TÁC tại:
http://www.sesenin.ru/book/361/
ДУМЫ
Есенин Сергей Александрович (*)
(Из цикла "Больные думы")
Думы печальные, думы глубокие,
Горькие думы, думы тяжелые,
Думы от счастия вечно далекие,
Спутники жизни моей невеселые!
Думы - родители звуков мучения,
Думы несчастные, думы холодные,
Думы - источники слез огорчения,
Вольные думы, думы свободные!
Что вы терзаете грудь истомленную,
Что заграждаете путь вы мне мой?
Что возбуждаете силу сломленную
Вновь на борьбу с непроглядною тьмой?
Не поддержать вам костра догоревшего,
Искры потухшие... Поздно, бесплодные.
Не исцелить сердца вам наболевшего,
Думы больные, без жизни, холодные!
<1915>
(*)- Tên tác giả do người dịch thêm vào.
DỊCH NGHĨA:
NHỮNG SUY TƯ
Êxênhin Xergây Alêkxanđrôvitr
(Trong tuyển tập "Những suy tư u hoài")
Những suy tư buồn thảm, những suy tư sâu xa,
Những suy tư đắng cay, những suy tư nặng nề,
Những suy tư được hạnh phúc mãi mãi xa vời,
Những bạn đồng hành của đời tôi chẳng được vui!
Những suy tư – cha sinh mẹ đẻ các âm thanh đầy đoạ,
Những suy tư bất hạnh, những suy tư lạnh giá,
Những suy tư – nguồn cội những giọt lệ sầu thảm,
Những suy tư dậy sóng, những suy tư tự do!
Sao bay xé nát lồng ngực đã kiệt sức,
Sao bay ngáng trở con đường của ta đang đi?
Sao bay đánh thức nguồn lực đã tan nát
Để lại tranh đấu nữa với bóng tối mịt mù?
Không thể nâng đỡ bay bằng đống lửa đã tàn,
Những đốm lửa đã tắt... Muộn mất rồi, không kết trái.
Không thể chữa lành cho bay trái tim đã quá yếu đau,
Những suy tư bệnh hoạn, thiếu sức sống, đã bị lạnh giá!
<1915>
Bùi Huy Bằng dịch
7 - 2012
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi bangbh ngày 11/01/2013 10:36
Sa-ga-ne của anh, Sa-ga-ne!
Phải chăng, vì anh đến từ phương bắc,
Anh muốn kể em nghe chuyện cánh đồng,
Về lúa mạch đen lượn sóng dưới trăng.
Sa-ga-ne của anh, Sa-ga-ne.
Phải chăng, vì anh đến từ phương bắc,
Trăng nơi đó to sáng gấp trăm lần,
Dù Si-raz có đẹp đến bội phần,
Cũng không hơn Ri-a-zan bát ngát.
Phải chăng, vì anh đến từ phương bắc.
Anh muốn kể em nghe chuyện cánh đồng,
Những sợi râu ngắt từ hạt đơm bông,
Nếu em muốn, hãy bện lên một ngón –
Cũng chẳng mảy may làm anh đau đớn.
Anh muốn kể em nghe chuyện cánh đồng.
Về lúa mạch đen lượn sóng dưới trăng
Em hình dung như mái tóc anh quăn.
Bạn yêu ơi, cứ mỉm cười, đùa dỡn,
Miễn đừng khơi lên nỗi nhớ trong lòng
Về lúa mạch đen lượn sóng dưới trăng.
Sa-ga-ne của anh, Sa-ga-ne!
Nơi phương bắc, còn có người con gái,
Giống hệt như em đến thật lạ lùng,
Có thể, đang nghĩ về anh mông lung...
Sa-ga-ne của anh, Sa-ga-ne.
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi bangbh ngày 11/01/2013 09:08
Là thi sĩ – đó chính là duyên nợ,
Không đơn sai những sự thật ở đời,
Tự dưỡng thương khắp làn da gợi cảm,
Độ nhân sinh bằng nhiệt huyết tâm can.
Là thi sĩ - nghiệp ngợi ca tự do,
Sao cho bạn nhìn đời càng thêm rõ.
Hoạ mi hót – không thấy mình đau khổ,
Bởi phận chim chỉ một giọng cô đơn.
Chim hoàng yến với giọng ngân xa lạ -
Như xúc xắc bi hài, thật đáng thương.
Thế gian cần những ca từ cao cả
Hát hồn nhiên, dù chỉ tựa ễnh ương.
Thánh hồi giáo khéo soạn kinh co-ran,
Khi cấm kị đồ uống là rượu mạnh,
Bởi thi sĩ đã không hề ngừng cạn
Ly vang nồng, khi lâm nạn bạo hành.
Và thi sĩ khi đến với người thương,
Thì nàng ta cùng kẻ lạ trên giường,
Vì lợi ích sống còn chàng khoan nhượng,
Trái tim nàng thoát nạn một đường dao.
Nhưng, cay đắng làm trào dâng oán ghét,
Quay về nhà giọng huýt sáo vang lên:
"Thôi đành vậy, kẻ lãng du đáng chết,
Trên thế gian cảnh này ta đều quen".
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi bangbh ngày 11/01/2013 08:44
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi bangbh vào 21/01/2013 13:40
Sông kia dát bạc dòng nhẹ xuôi
Trong ráng chiều tà xuân xanh tươi.
Mặt trời khuất núi chen rừng rậm
Trăng non vàng óng bồng bềnh trôi
Phía tây bao phủ dải màu hồng
Thợ cầy rời ruộng về nhà xong.
Trong rừng dương trắng bên đường vắng
Hoạ mi ngưng hót khúc tình nồng.
Ráng chiều hồng thắm ở phía tây
Lắng nghe bài ca sâu lắng thay.
Mặt đất ngước nhìn sao xa lắc
Cười với trời cao say ngất ngây.
Gửi bởi bangbh ngày 09/01/2013 16:15
LẦU HOÀNG HẠC (*)
Tác giả: Thôi Hiệu
Người xưa đã cưỡi Hạc vàng bay,
Bỏ lại lầu không Hoàng Hạc này,
Hạc vàng khuất nẻo thôi trở lại,
Ngàn năm lướt trắng rợp trời mây.
Hán Dương sông lặng cây in bóng,
Anh Vũ cỏ xanh thơm chen nhau,
Quê hương đâu nhỉ khi chiều vọng?
Khói, sóng gợn sông người thêm sầu.
Bùi Huy Bằng chuyển ngữ
7 – 2012
(*)- Đôi điều về bản dịch LẦU HOÀNG HẠC của thi sĩ Tản Đà
Trên trang http://www.thivien.net/vi...DymMeqvbXC-SQQ&Page=2 đã giới thiệu bài thơ HOÀNG HẠC LÂU của Thôi Hiệu (TQ) dạng nguyên tác chữ Hán, bản phiên âm, bản dịch nghĩa và bài thơ dịch của thi sĩ Tản Đà. Xin đăng lại bản dịch nghĩa và bài thơ dịch như sau:
DỊCH NGHĨA
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu ?
Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến người sinh buồn!
(Nguồn: tạp chí Ngày nay, số 80, 10-10-1937)
LẦU HOÀNG HẠC
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!
Người dịch: Tản Đà
Những câu, chữ mà tôi gạch dưới sẽ được bàn ở dưới.
Sau khi đối chiếu với bản dịch nghĩa, tôi thấy có một số ý cần bàn trong bản dịch của cụ Tản Đà như sau:
1. Câu 1: "Hạc vàng ai cưỡi đi đâu"? trở thành câu hỏi, không phù hợp với nguyên tác.
2. Câu 3: “Hạc vàng đi mất từ xưa” không rõ nghĩa “Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại”. Câu này gần như trùng với ý câu 1 của nguyên tác. Mặt khác Hạc vàng “bay” chứ không phải “đi”
3. Câu 4: Câu của nguyên tác không khảng định thời điểm “bây giờ”, nghĩa là “bây giờ” thời cụ cố Thôi Hiệu, thời cụ Tản Đà hay hiện tạị vẫn vậy.
4. Câu 5: Cụm từ “sông tạnh” không phù hợp ngữ nghĩa tiếng Việt. Còn “cây bày” cho thấy thực thể cây cối hiện ra trước mắt trên cạn chứ không phải bóng cây (cây ảo - lộn ngược) in dưới mặt nước.
5. Câu 6: Thiếu hương “cỏ thơm” – nét đặc trưng sinh thái địa danh bài thơ.
6. Câu 7: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn” – câu thơ dịch rất hay, nhưng không phù hợp về ngữ nghĩa câu tác giả tự vấn “Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu ?” .
7. Câu 8: Cụm từ “lòng ai” làm cho câu thơ gần như câu hỏi (?), đề cập một ý bâng quơ, nhưng thực chất người buồn chính là tác giả.
8. Nguyên tác thuộc thể thơ “thất ngôn bát cú” (thơ thời Thịnh Đường), xưa nay được nhiều người ưa chuộng, dịch theo thể thơ này thích hợp hơn.
Với phân tích như trên tôi xin góp một cách dịch (Đã giới thiệu ở phần đầu).
Trang trong tổng số 3 trang (30 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]