NHỚ! Lạ quá ! Không hiểu vì sao Ðứng trước em anh lạnh lùng đến thế ? Nhưng anh đi rồi mình anh với bóng lẻ Mới thấy mình khẽ nói : Nhớ làm sao ?! Chúng nó cứ bảo nhớ là yêu Còn anh thì không biết nữa Tình yêu với anh sao kỳ lạ thế Lúc xa rồi mới thấy mình yêu ! Tình yêu đến nào ai có biết Tình yêu đi nào ai có hay ? Theo thời gian, trái đất nó cũng quay Tình yêu đến, tình yêu đi ...nào ai có biết
nghe mấy bài nhạc trữ tình này, tui nhớ thơ Pushkin quá . gửi len cho mọi người…
Hoàng Ngoc Phách đã để cho Đạm Thủy và Tố Tâm gằng co giữa hai con đường: một là chạy theo tình yêu, hai là chấp nhận cái đạo đức phong kiến lễ giáo mà quên nhau. Đạm Thủy khuyên Tố Tâm đi lấy chồng để nàng đựoc vẹn chữ hiếu mà chàng được giữ chữ tín, nhưng lòng thì vẫn không muốn rời xa Tố Tâm “Tôi tiếc nàng, tiếc vì đóa hoa yêu quý của tôi mà lại rơi vào tay người khác…rồi tôi sợ nàng quên tôi mà không muốn buông nàng ra nữa…nếu nàng quên tôi thì tôi giận nàng lắm, thành ra khi nghe chuyện gì…
Tố Tâm lại càng đau khổ hơn khi yêu mà không dám ngỏ, biết nhớ biết thương nhưng chẳng thể làm gì vì người mình yêu đã “định bề gia thất”. Nhưng thử hỏi một đôi trai gái quen nhau, lại hợp tính tình nhau, mến mộ nhau làm vậy mà lòng thì cũng chẳng “vướng bịu nơi nào”, trái lại “ để gần nhau luôn”, gặp nhau luôn thì làm sao có thể tránh khỏi sinh tình luyến ái. Là một đôi nam nữ tân tiến, Tố Tâm và Đạm Thủy đã tự tìm đến với nhau, tự do yêu nhau. Tố Tâm được sống theo lối mới, được học chữ Tây,…
PHÂN TÍCH TỐ TÂM – HOÀNG NGỌC PHÁCH Giai đoạn 1900-1930, xã hội Việt Nam ta là một xã hội thực dân nửa phong kiến, một xã hội mang tính giao thời vừa có phong kiến vừa có tư bản, vừa có yếu tố dân tộc, vùa có yếu tố ngoại lai. Nền văn hóa Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển; bên cạnh đó những giá trị văn hóa mới bắt đàu hình thành, nhất là ở đô thị. Cùng với sự giao thời của xã hội đầu thế kỷ XX, văn học…
Tôi Yêu Em (PusKin) Puskin là nhà thơ vĩ đại của nước Nga và thế giới . Điều này chúng ta ai cũng biết rõ. Và tôi không phải là một người yêu thơ theo đúng nghĩa của nó là yêu một cách nồng nàn hay yêu những giọng thơ hay, tôi chỉ là một độc giả biết đọc, cảm nhận , và rung động trước những mối tình đẹp mà nhà thơ đã khắc họa trên bức tranh tình muôn màu sắc mà thôi. Theo tôi THƠ TÌNH là một thế giới dễ đi vào lòng người nhất , nhưng để hiểu sâu sắc về nó thì không phải ai cũng làm được. …
2.2. Xu hướng bình dân: Thời kì mặt trận dân chủ do Đảng công khai lãnh đạo, trên văn đàn, các giọng văn hăng say lao động sôi nổi, mạnh mẽ. Và Tự lực văn đoàn cũng mở ra phong trào bình dân. Hoàng Đạo đã bàn về đạo làm người: “Con người phải hoàn toàn theo mới, tin ở tiến bộ, sống theo lý tưởng và làm việc xã hội”. Trên văn đàn công khai, văn học lãng mạn đã không còn ưu thế, nên để khỏi lạc lõng, họ buộc lòng phải chuyển hướng, chính vì thế họ muốn tỏ rõ khuynh hướng xã hội, băn khoăn về bình…
2. Nội dung xã hội được thể hiện qua tiểu thuyết Tự lực văn đoàn: 2.1. Tinh thần chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương, đề cao hạnh phúc cá nhân: Ở nước ta lễ giáo phong kiến đã ngự trị hàng ngàn năm, ăn sâu bám rễ vào máu thịt của con người với những luật lệ hà khắc, nghiêm ngặt. Vì vậy, muốn làm cuộc Cách mạng để thay đổi điều đó quả là vô cùng khó khăn. Chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền hạnh phúc cá nhân là vấn đề không mới, vốn đã được đặt ra từ lâu trong văn học Việt Nam:…
TỰ LỰC VĂN ĐOÀN Chương I: Khái quát về văn học giai đoạn 1932-1945 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội: Một giai đoạn lịch sử tuy chỉ kéo dài khoảng 15 năm (1930-1945) nhưng đã trải qua biết bao là biến cố, trong đó có những sự kiện quan trọng tác động mạnh đến đời sống vật chất tinh thần của con người. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, tạo ra con đường cách mạng cho nước ta. Kể từ đây tấn bi kịch cho những người yêu nước không…