Trang trong tổng số 12 trang (117 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nhạc Trịnh Công Sơn

Rất tiếc, tôi không có chân trong ban hợp xướng, nên không thuộc trường ca này. Chỉ nhớ lõm bõm vài câu, xin ghi lại cho vui.


Tiếng Hát Dã Tràng hay Dã Tràng Ca.
(Tiếng vọng) Dã tràng... Dã tràng... Dã tràng...
Dã tràng xe cát biển Đông... Dã tràng xe cát hoài công...
(Tiếng trống Bass dồn dập, thúc dục):
Trùng dương ơi... Trùng dương ơi vỗ sóng vào bờ...
....(quên)...
Thôi... còn gì nữa đâu... Còn gì nữa đâu... Đời lên cơn đau! Xuân, Hạ, Thu, Đông bốn mùa làm rét mướt... Tôi gọi tên tôi…
Ảnh đại diện

Nhạc Trịnh Công Sơn

Lúc bấy giờ, 1962, thành phố Qui Nhơn hãy còn tiêu điều xơ xác. Ngay con đường chính Gia Long, chạy dài từ Núi Một (Ga xe lửa) đến bến cảng hãy còn nhiều ngôi nhà vô chủ, đổ nát hoang tàn trong chiến tranh chưa có ai dọn dẹp. Đường Lê Lợi chạy từ trung tâm phố thẳng ra biển còn rất nhiều nhà tranh, vách lá.

Vẽ lại một vài hình ảnh cũ để cho thấy chính phủ lúc ấy có dụng ý khi cho xây cất hai ngôi trường đồ sộ tại đây. Mỗi năm hai trường qui tụ hơn một ngàn giáo sinh và học sinh kỹ thuật khắp nơi…
Ảnh đại diện

Nhạc Trịnh Công Sơn

Giải thích hai: có lẽ thuyết phục hơn, nếu xét theo bề dày "thành tích" Sơn đã cúc cung tận tụy, phục vụ chế độ sau tháng Tư, bảy lăm. Nhưng suốt những tháng, năm sống chung với Sơn, tôi không thấy Sơn có một hành động cụ thể nào khả dĩ gọi là có vẽ "Việt Cộng". Trừ khoảng thời gian giữa năm 1965, Sơn nhận được nhiều thư từ của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường và tiếp theo là những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc bí mật tại một trang trại ở Phim Nôm, gần Tùng Nghĩa, Đà Lạt với một nhân vật, Sơn dấu tên. Sau đó, Sơn…
Ảnh đại diện

Nhạc Trịnh Công Sơn

1/ Ông Tường hoặc ông Kha đã thi dùm cho Sơn? Hoặc hai ông có chân trong Ban Giám khảo, chấm cho Sơn đậu?

- Tại sao lại phải vào trường Sư Phạm núp bóng mà không là Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế? Nơi mà ông Cung với ông Cường theo học.

Ông Đinh Cường từng xác nhận là Sơn có tài hội họa, vậy thì thi vào Mỹ thuật có khó khăn gì, thi chi vào Sư phạm để phải nhờ đến sự giúp đỡ của hai ông Tường và Kha?

Thứ nữa, ông Cung chê nghề dạy học không xứng đáng với tài năng của Sơn (lúc ấy?). Và ông còn…
Ảnh đại diện

Nhạc Trịnh Công Sơn

Trịnh công Sơn !
từng một thời với tôi là thần tượng . . .
Xin được post lên đây một bài viết vừa tình cờ đọc được .(  của thày  giáo Nguyễn văn  Ty /  bh  Ng.thanh  Ty /người 4 năm  ở  cùng  nhà  với ông  nhạc  sỹ có  tấm  lòng  chỉ  để cho  gió thổi  đi  thôi)

sống trên đời cần một tấm lòng
chẳng cho ai cả
chẳng làm gì hết

chỉ để gió cuốn đi thôi !

(Trịnh công Sơn vô ( ! ) tâm thế đấy !)


Hai Năm Tại Trường Sư Phạm Qui Nhơn 1962-1964
Tôi học chung một khóa Sư phạm với Trịnh Công…
Ảnh đại diện

Phụ nữ lấy chồng để làm gì?

"À thì tớ là thợ tiện,  Nghề chính lại là phụ, phụ lại là chính. Biên chế cố định ở một cơ quan nhưng lại làm việc ở một vài tổ chức khác nhau theo kiểu biệt phái (Tham gia kiểu lính đánh thuê ấy mà). Công việc cũng hay biết được nhiều thứ, mỗi chuyên ngành một ít nhưng chẳng cái gì ra hồn cả."
 Đọc  cái  này  sao gióng cái  nhân  vật  " nguyên bồ  "  của  nguyettháỏ  quá  .  Hắn  khai  hắn  làm nghề  thợ " tiện " .  Dến  nhà  hắn  chơi : " tiện  thể  có  bạn  con  ghé  chơi  ,  tiện  thể  mạ …
Ảnh đại diện

Thơ nguyetthao

Đêm Học Guitar Với Nh.



Bóng người che đủ bóng đêm ?
dài chung nỗi nhớ rộng riêng nỗi buồn
khom lưng chống nốt nhạc còm
năm giòng kẻ dọc chạy mòn dấu ngang
cong mi trũng một thanh đàn
giây trùng sáu sợi giăng hàng lối nhau


Người ngồi hoá đá mềm / đau
mỗi cây đàn có đời sau / hoá gì ?



nguyetthao300307



******************************************************************


Nhân Chứng





Góc gương trong / bóng hồn nào lâp lửng
Lược luân trầm / tìm nhánh rẽ / phân…
Ảnh đại diện

Tóc em nguồn cội

Thế còn thi thể Quách Linh Lan đâu !
Linh hồn của cô ngọc nữ không mượn một một thân xác nào cả mà chỉ muợn một mái tóc thôi . Nên ngày mà Văn Tử Quân đưa nhúm tóc ra mộ thì ngay đêm hôm ấy thân xác người đàn bà đã từ trong vết nứt đi ra và hoá hư không .
Còn Linh Lan thảo ? Loài cỏ này còn tồn tại đến bây giờ không .
Xin thưa là bên trên truyện không nói rõ . Chứ Linh Lan thảo chỉ có duy nhất một nhánh rễ . Nếu tất cả bí mật của loài cỏ này đều được công khai thì lây đâu ra mà cung cấp cho đủ…
Ảnh đại diện

Tóc em nguồn cội

Ba


Cũng chì cần hai lần gội đầu thôi , truyền thuyết về Linh Lan thảo đã được khẳng định . Cả triều thần hớn hở chúc mừng Hoàng Hậu và nhị vị công chúa mai này sẽ có mái tóc óng ả tuỵêt thế độc nhất vô nhị nhân gian .
Nhưng nỗi vui chưa được bao lâu thì laị có sự cố .
Vừa thêm một lần gội đầu nữa thì hôm sau nhị công chúa nước mắt ngắn dài khóc lóc nhõng nhẽo với Hoàng Hậu :
- Mẫu hậu không thương con . Tại sao cũng như vậy mà chung quanh chỗ ngủ của mẫu hậu và đại cách cách thỉ toả ra mùi…
Ảnh đại diện

Tóc em nguồn cội

Ít lâu sau . Ngoi lên cũng từ chính vết nứt ấy một sợi cỏ . Loại cỏ này sau đó được mang một cái tên quý phái là Linh Lan thảo .
Một năm sau Văn tử Quân trở thành nghĩa tế của Vương viên ngoại . Đám cưới xong vợ chồng Văn tri huyện lên đường nhận nhiêm sở mới .



Hai


Dồn ép mãi Văn phu nhân mới vừa ngập ngừng ấp úng vừa thẹn thùng kể cho mẫu thân nỗi niềm riêng tư trong cuộc sống vợ chồng . Nghe xong , nhìn dong dáng khô héo tiều tuỵ của ái nữ đến lượt Vương phu nhân đau lòng thắt ruột…

Trang trong tổng số 12 trang (117 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài viết:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tìm trong:

Tên chủ đề:

Nội dung:

Người gửi:

Diễn đàn:

Gửi sau ngày (ngày/tháng/năm):

Gửi trước ngày (ngày/tháng/năm):