Trang trong tổng số 5 trang (49 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5]

Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam

Giai thoại Học Lạc (1842-1915)

  Nguyễn Văn Lạc (Học Lạc) người làng Mỹ Chánh, tỉnh Mỹ Tho. Thông minh,
hiếu học, ông vì nhà nghèo nên thi vào ngạch học sinh, để được cấp lương học tại trường tỉnh. Do đó, học sinh Lạc sau này được gọi là Học Lạc.
  Học Lạc học rất tiến, mà thi mãi không đỗ. Gặp lúc tình thế nhiễu nhương, triều đình phải nhường ba tỉnh miền Đông cho Pháp năm 1862, rồi tân triều khởi xướng lên phong trào “vứt bút lông đi, giắt bút chì”,…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam

Giai thoại bà Đoàn Thị Điểm (1705-1746)

Biệt hiệu Hồng Hà nữ sĩ, người xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên,  sinh dưới triều Lê (1705), cùng thời với cống Quỳnh và Đặng Trần Côn. Tư chất thông minh, học một biết mười, bà nổi tiếng văn chương ngay khi còn nhỏ.

1/ Đoàn Thị Điểm và Đoàn Doãn Luân:
Mới lên năm lên sáu, đã học sách Hán Cao Tổ, anh ruột là Đoàn Doãn Luân ra một câu đối để xem sức học của em :
 
  Bạch xà đương…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam

Giai thoại bài thơ "Tương tư" của Nguyễn Công Trứ

    Ông Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778 mất năm 1859, đỗ Giải nguyên, làm quan trải ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông có tài thơ văn, đặc biệt sở trường về lối ca trù. Ông là một trong những thi nhân có nhiều giai thoại văn chương. Dưới đây là một trong những giai thoại rất mực phong lưu.

      Thuở thiếu thời, lúc còn là học trò nghèo, ông đã rất thích nghe hát ả đào. Gần miền có một ả đào tên…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam

Giai thoại Nguyễn Du (1765-1820 )

Nguyễn Du sinh năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765) đời vua Lê Hiển Tông, quán làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, con thứ bảy Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, thường được gọi là Chiêu Bảy.

1/ Câu thơ bỏ lửng:

Buổi thiếu thời ở Thăng Long, đi học một thầy đồ bên Gia Lâm, ở tả ngạn Nhị Hà, ngày ngày qua sông để sang trường, Nguyễn thường đi đò của cô Đỗ Thị Nhật, một thiếu nữ duyên dáng.
Tính Nguyễn ít nói…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam

Giai thoại vua Lê Thánh Tông (1442-1497)

1/ Câu thơ nên nghĩa:

     Vua có tên thực là Tư Thành,lúc còn niên thiếu thường gọi là hoàng tử Hiệu. Ông rất thông minh và chăm học. Các môn kinh sử , luật, lịch, thi, họa, ông đều tinh thông. Đặc biệt ông rất chuộng văn học.
  Tương truyền, một buổi chiều mùa hạ,hoàng tử Hiệu đi hóng mát trên bờ sông đào vùng Tống Sơn (Thanh Hoá) tình cờ gặp một cô gái đang vo gạo ở một bến nọ . Cô gái nhan sắc tuyệt vời , khiến hoàng…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam

Giai thoại làng nho Việt Nam

  Năm 1966, trong GIAI THOẠI LÀNG NHO , nhà văn Lãng Nhân
đã ghi lại những  giai thoại của các thi nhân nước ta , từ Mạc  Đỉnh  Chi
(1280-1350), ..., Đoàn Thị Điểm (1705-1746),… cho đến Phan Bội Châu
(1867-1926), Nguyễn Trọng Cần (1900-1947).
   Gần đây hơn, trong GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM ,
Hoàng Ngọc Phách và Kiều Thu Hoạch đã sưu tầm thêm một số giai thoại
văn chương khác.
   Nhưng vào thời cổ đại và cận đại,việc…
Ảnh đại diện

Thơ của vua Lê Thánh Tông

Hội Tao đàn của vua Lê Thánh Tông

  Như chúng ta đã biết, vua Lê Thánh Tông lập ra Tao đàn nhị thập bát tú 騷坛二十八秀
(28 ngôi sao trên đàn thơ văn), tự xưng là Tao đàn đô nguyên soái. Theo Đại Việt sử ký toàn thư Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì tên của 28
thành viên của hội Tao đàn như sau, cùng khoa thi đậu Tiến sĩ của mỗi vị :

1.  Thân Nhân Trung ( Quang Thuận thứ 10, 1469 )
2.  Đỗ Nhuận (Quang Thuận thứ 7, 1466 )
3.  Nguyễn Sung Sác ( Quang…
Ảnh đại diện

Nhà thơ Ngô Thế Lân

Từ trước đến nay, các sách về văn học ít nói đến thơ văn của những người sống trong
trên lãnh thổ của chúa Nguyễn, trong khoảng gần 200 năm, từ năm 1627 đến 1800. Trong số đó, có thể kể Đào Duy Từ, Nguyễn Đăng Thịnh, Nguyễn Cư Trinh, Mạc Thiên Tứ, Ngô Thế Lân, Nguyễn Dưỡng Hạo, Nguyễn Quang Tiền, Lê Viết Trinh,Trịnh Liên Sơn, Phan Thiên Quảng, …
    Dựa vào Phủ biên tạp lục , tôi giới thiệu mấy bài thơ của Ngô Thế Lân.

Ngô Thế Lân, tên tự là Hoàn Phác 完璞, sinh khoảng năm 1725, phần…
Ảnh đại diện

Thơ của vua Lê Thánh Tông

Bài thơ cuối cùng của vua Lê Thánh Tông

 Từ tháng 11 năm Bính Thìn 1496, vua không khỏe. Tháng giêng năm Đinh Tị 1497, ngày 29, vua ốm nặng, bèn tựa kỷ ngọc, lệnh cho Hoàng Thái tử lên nối ngôi. Lúc sắp băng, vua có bài thơ tự thuật (cho tả hữu ghi lại). Vua mất ngày hôm sau.
Đây là bài thơ cuối cùng của vua:

Ngũ thập niên hoa thất xích khu,
Cương trường như thiết khước thành nhu.
Phong xuy song ngoại hoàng hoa tạ,
Lộ ấp đình tiền lục liễu cù.     
Bích hán vọng cùng vân diểu diểu,
Hoàng…

Trang trong tổng số 5 trang (49 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5]




Tìm bài viết:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tìm trong:

Tên chủ đề:

Nội dung:

Người gửi:

Diễn đàn:

Gửi sau ngày (ngày/tháng/năm):

Gửi trước ngày (ngày/tháng/năm):