Trang trong tổng số 5 trang (49 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam


Giai thoại bà Hồ Xuân Hương


     (Tiếp theo)

6/Cặc Bần, ghe Phú

  Tục truyền một hôm Hồ Xuân Hương đi qua làng Bần, gặp lúc dân ở đây đang đóng cọc cắm cừ ở ven đê. Bấy giờ có một nho sinh vốn là người quen của Hồ Xuân Hương, đang coi sóc việc hộ đê. Nhân gặp nữ sĩ họ Hồ, lại trông thấy cảnh tượng những cọc tre dập dềnh lảo đảo trên mặt nước, mới đọc bỡn một câu, thách Hồ Xuân Hương đối chơi. Câu đối như sau:
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam


Giai thoại bà Hồ Xuân Hương



Tiểu sử của bà Hồ Xuân Hương (胡 春 香) đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi; chưa rõ năm sinh và năm mất, chỉ biết bà sống vào khoảng đầu nhà Nguyễn. Một vài tài liệu ghi bà sinh năm 1782, mất năm 1822.
Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ.
Theo các nhà nghiên cứu…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam


Giai thoại bài thơ "Long thành cầm giả ca" của Nguyễn Du


  Khoảng cuối đời Gia Long (1802-1819) Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc thành, một hôm hội yến, mời đông đủ liêu thuộc và cố thần nhà Lê tới dự, trong đó có Nguyễn Du.
 Quan khách vào tiệc, đàn sáo vang lừng rồi ả đào ra múa hát. Nguyễn Du thấy bọn này tuy xinh đẹp, trẻ trung, nhưng giọng hát quê mùa, cung bực lộn xộn, lên xuống thiếu phép tắc nên không lưu ý đến. Ông thả hồn…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam


Những giai thoại khuyết danh


1/ Thơ nhạo tri phủ:

 Gặp tiết trời đại hạn, một viên tri phủ lập đàn cầu đảo, nhưng cầu mấy bận mà chẳng thấy mưa, chỉ khổ cho nhân dân phải đóng góp tốn công, tốn của. Có anh
học trò thấy vậy làm bài thơ nhạo như sau:

Thái thú xuất kỳ vũ,
Nhân dân giai hỷ duyệt.
Bán dạ thôi song khai,
Kiến nguyệt!


Tạm dịch:

Tri phủ cầu mưa rơi,
Nhân dân sướng mê…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam


Giai thoại Nguyễn Công Trứ (1778 -1859)


(Tiếp theo)

9/ Thơ trách nữ thần:

  Tương truyền tỉnh Bình Định có ngôi đền tục gọi là đền Châu Chấu rất linh thiêng. Trong đền thờ một nữ thần, hễ người qua kẻ lại, ai không ghé vào thắp nhang hoặc xuống cáng, xuống ngựa thì đều bị bà ta quật ngã thẳng cẳng.
  Lúc đó Nguyễn Công Trứ  đã đi làm quan, có dịp đi công cán qua, phu cáng xin ông xuống cáng để vào thắp hương nhưng ông…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam


Giai thoại Nguyễn Công Trứ (1778 -1859)


  Nguyễn Công Trứ 阮公著 tự Tồn Chất, hiệu Ngô Trai, biệt hiệu là Hi Văn 希文, người làng Uy Viễn huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1778, đỗ Giải nguyên khoa Kỷ Mão 1819 (Gia Long thứ 18).

 Tương truyền vào năm Kỷ Mão ấy, vua Minh Mệnh còn là đông cung thái tử ra hồ Tĩnh Tâm chơi, tinh thần mỏi mệt, ghé nằm trên võng thiu thiu ngủ. Bỗng thấy một người học trò, tự xưng là học giả từ Lam…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam


Giai thoại Phan Bội Châu (1867 – 1940)


 (Tiếp theo)

9/Mặc ai khanh tướng công hầu

 Tại một cuộc hát phường vải ở làng Kiện Liên, có Phan Bội Châu tham dự, một cô gái hát lên:

Nhất vui thơ túi, rượu bầu
Biết ai khanh tướng, công hầu là ai!


 Câu hát kể cũng bình thường. Người hát chỉ muốn xem trong hàng ngũ tao nhân mặc khách đến vui chơi, ai là người mai sau sẽ gặp hội công danh. Thế…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam


Giai thoại Phan Bội Châu (1867 – 1940)


  Phan Bội Châu 潘佩珠 tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v... Ông sinh tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
   Đỗ đầu xứ tỉnh Nghệ, thi hương mấy khoa đều hỏng, mãi đến năm 34 tuổi (1900) mới đỗ giải nguyên; liền sau đó, ông quay sang hoạt động chính trị.   
  Ông là một nhà cách mạng Việt…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam


Giai thoại vua Tự Đức (1829-1883)


  (Tiếp theo)

5/Nguyễn Đăng Hành và vua Tự Đức

  Nguyễn Đăng Hành (con Nguyễn Đăng Giai) làm quan đời Tự Đức, là người rất hay chữ.
   Nhân việc dẹp được âm mưu lật đổ của Hồng Bảo , vua Tự Đức mở tiệc ăn mừng . Trong khi đang đãi yến các quan , nhà vua ăn uống thế nào lại để răng cắn phải lưỡi. Vua bèn lấy sự việc đó làm đầu đề bảo các quan làm thơ để mua vui. Các quan đều làm thơ…
Ảnh đại diện

Giai thoại làng nho Việt Nam


Giai thoại vua Tự Đức (1829-1883)


  Hoàng đế Tự Đức (嗣德), húy Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任), còn có tên Nguyễn Phúc Thì (阮福蒔) là vị hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn.
 Là ông vua hay chữ nhất triều Nguyễn nên ông rất đề cao Nho học. Ông chăm lo việc khoa bảng, sửa sang việc thi cử và đặt ra Nhã Sĩ Khoa và Cát Sĩ Khoa để chọn lấy người có tài…

Trang trong tổng số 5 trang (49 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài viết:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tìm trong:

Tên chủ đề:

Nội dung:

Người gửi:

Diễn đàn:

Gửi sau ngày (ngày/tháng/năm):

Gửi trước ngày (ngày/tháng/năm):