Lê Quý Đôn tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, người xã Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Hưng Yên, nay thuộc tỉnh Thái Bình. Con Trung hiếu công Lê Phú Thứ, thượng thư bộ Hình đời Lê Dụ Tông. Từ thuở nhỏ, đã nổi tiếng thông minh lanh lợi, nổi tiếng thần đồng. Mới 14 tuổi đã đọc hết tứ thư, ngũ kinh, sử, truyện, và đọc đến cả bách gia, chư tử ; một ngày có thể làm xong mười bài phú. Năm 13 tuổi theo cha lên học ở kinh đô.…
Quỳnh uyển cửu ca 璚苑九歌 là chín bài ca làm ở vườn Quỳnh Dao. Nhân là vua thấy hai năm liên tiếp Quý Sửu (1493) và Giáp Dần (1494), thóc lúc được mùa, nên sai họp các bề tôi lại đặt các bài ca vịnh để ghi điềm lành. Chín bài theo chín đề tài là:
1/ Phong niên 豊年 (Năm được mùa) [*] 2/ Quân đạo 君道 (Đạo làm vua) 3/ Thần tiết 臣 節 (Đạo làm tôi) 4/ Minh lương 明俍 (Vua sáng tôi giỏi) 5/ Anh hiền 英贒 (Các…
Giai thoại Phan Văn Trị (1830-1910) (Tiếp theo) Bài xướng VII ( Tôn Thọ Tường )
Cũng gọi là người ắt phải lo, Có hay chịu khó mới nên trò. Bạc mông mênh biển cầu toan bắc, Xanh mịt mù trời thước rắp đo. Nước ngược chống lên thuyền một mái, Gác cao bó lại sách trăm pho. Lòng này dầu hỏi mà không hổ, Lặng xét thầm soi cũng biết cho.
Người ta phải thực tế, không nên viễn vông, bắc cầu trên biển, lấy thước đo trời.…
Phan Văn Trị sinh năm Canh Dần (1830), tại làng Hạnh Thông, tỉnh Gia Định. Hai mươi tuổi đỗ cử nhân (năm Kỷ Dậu,Tự Đức II, 1849) nên thường gọi là Cử Trị. Thang mây sẵn bước, có thể ruổi dong trên hoạn lộ dễ dàng, nhưng vì tính khí ngang tàng, ông không chịu bó buộc thân mình, mặc dầu gia đình thanh bạch. Ông lấy việc dạy học và bốc thuốc làm phương độ nhật. Khi quân Pháp gây hấn ở Gia Định (1862) ông tránh xuống Vĩnh…
Nguyễn Khuyến có ông bạn là tuần phủ họ Bùi, ông tuần này tính tình hống hách mà hay đục khoét. Lúc về hưu ở làng, ông ta tuy không có dịp đục khoét nữa, nhưng vẫn cố ky cóp làm giàu bằng đủ mọi cách bóc lột bẩn thỉu. Vì thế, dân trong vùng rất ghét ông ta. Tình cờ một đêm,một bọn kẻ cướp bôi nhọ mặt, vào nhà tóm ông ta khảo của, lấy hết tiền nong vàng bạc. Rồi sau…
Nguyễn Khuyến có tên là Nguyễn Thắng, quê ở làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông học giỏi, năm Tự Đức 17 (1864), đậu đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Cả ba lần đều đậu thủ khoa nên người đời thường gọi là Tam Nguyên Yên Đổ . Đỗ xong , ông được…
Khoảng giữa thế kỷ XVIII, có trạng Quỳnh là một nhân vật nổi tiếng trong việc dùng thơ văn để đả kích bọn phong kiến thống trị đương thời , đả phá dị đoan và công kích mọi tệ đoan xã hội. Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh, quê ở làng Bột Thượng, huyện Hoằng Hóa,trấn Thanh Hoá. Quỳnh là người học giỏi và thông minh,láu lỉnh; còn trẻ tuổi đã đậu hương cống, nên thường gọi là cống Quỳnh. …
Đào Đăng Tấn, sau đổi là Đào Tấn, tự là Chỉ Thúc, hiệu là Tô Giang và Mộng Mai , biệt hiệu là Mai Tăng , sinh năm Ất Tị 1845 , tại thôn Vinh Thạnh, huyện Tuy Phước,phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định (nay thuộc thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Ông đậu cử nhân hạng thứ 8 khoa Đinh Mão (1867) tại trường thi Bình Định, dưới triều vua Tự Đức . Mãi đến bốn năm sau (1871) khi vua Tự Đức cho soát xét…
Năm Thiên Phúc thứ 7 [986], đời vua Lê Đại Hành, nhà Tống sai Quốc Tử Giám bác sĩ Lý Giác mang chế sách sang phong cho vua ta làm An Nam đô hộ Tĩnh Hải quân Tiết độ sử kinh triệu quận hầu, … Năm sau , nhà Tống lại sai Lý Giác sang . Khi Giác đến chùa Sách Giang, vua sai thiền sư Pháp Thuận (1) giả làm người coi sông ra đón. Giác rất thích nói chuyện văn thơ . Lúc ấy nhân có hai con ngỗng lội trên…
Mạc Đĩnh Chi, tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, trấn Hải Dương. Tục truyền làng ông có một gò đất lớn, vốn là khu lăng tẩm đã lâu đời, cây cối mọc um tùm, rậm rạp thành rừng, hươu, khỉ rất nhiều. Một bữa mẹ ông vào đó kiếm củi, bị một con khỉ độc hiếp rồi có mang. Bố ông tức giận, cải trang làm đàn bà đi kiếm củi và giết chết con khỉ ấy. Được vài hôm, ở chỗ xác con khỉ bỗng thấy mối đùn lên…