Trong hoàng hôn tôi trở về Bãi chiến trường xưa cũ Của một ngày đầu đông Nơi những bầy chim khổng lồ đập cánh bay lên Tôi vác cày trên vai Dẫu đã mai táng vào đất sâu Nhưng thịt xương những người đã chết Vẫn rải rác đâu đây Làm thức ăn cho lũ kền kền Trong những tấm vải mỏng đang tan rữa với thời gian Vẫn còn hình hài xương cốt Bầy chó hoang hú dài trong bóng tối Những hơi thở nóng bỏng trở về với đất đai Như trở về thế giới này Hồi sinh trong huỷ diệt Tôi…
Xanh lam, trắng, xanh lá cây Đôi lúc nó bình yên Đôi lúc biển khơi náo động Sóng lớn bùng lên Thét cao như sét Đập ồn ã đá ngầm Ầm! ầm! ầm! Biển cứ thế đi xa Không có gì xảy ra Chỉ ào ào tiếng sóng Trút Muôn mảnh vụn Vào bờ
Cô sơn nữ không hề biết phấn son Cô sơn nữ chưa từng tô son điểm phấn
Khe khẽ hát bài ca sơn thôn Khoác chiếc giỏ mây trên cổ tay thon Cô lướt qua rừng liễu tươi non Lướt qua đồi hoa hạnh Phấn hoa dính đầy tay áo Phấn hoa dính đầy khuôn mặt ửng hồng Gọi từng đàn bướm ong Vẫy cánh bay theo ngây ngất
Cô sơn nữ hái thuốc Cô sơn nữ hái dâu Cô ngắt hái cả niềm hy vọng Cô ngắt hái ánh xuân lồng lộng sắc màu Cô để cho mọi nỗi khổ sầu Rơi rụng…
Chỉ còn cây với cành khẳng khiu ở lại trong ráng chiều đỏ rực và những ngôi mộ xác xơ đắp từ bàn tay xây xát và bóng ai bên cánh ruộng hoang tàn Chỉ còn con bò gầy trên đường lang thang con chó đói dưới mặt trời gay gắt
Chỉ còn buổi mai nay hiu hắt kể về cái chết đau buồn về những cành gãy giòn về lá khô đã rụng về giấc ngủ của những người muốn thoát khỏi thòng lọng và kể về nhiều chuyện nữa ở trên đời
"Việt Nam muôn năm" Khi người ta hô lên bằng tiếng Việt thì trong tai tôi và trong lòng tôi tương đương với những âm thanh tiếng Pháp Có nghĩa là: "Việt Nam hồn tôi"*
Việt Nam hồn tôi Là hồn của tôi muốn tự dâng cao muốn tự hào và dũng cảm muốn tự mở bao la nồng đậm cho những chân giá trị của con người muốn tự tâm nhanh nhẹn sáng ngời vui tươi và trong trẻo là hồn tôi muốn tự hoá Việt Nam
Việt Nam hồn của ta ơi tâm hồn người là tâm hồn thế giới
Đó là trong quá trình ăn cơm, đôi đũa của bạn không được đặt ngay ngắn trên bàn. Động tác đó sẽ bị coi là không tốt. Họ thường gọi là "ba dài hai ngắn". Ý nghĩa của nó là "chết". Vì theo người Trung Quốc, khi chết thi thể sẽ được đặt vào trong quan tài. Lúc chưa đậy nắp quan tài, ta thấy có ba miếng ván dài và hai miếng ván ngắn, vậy chiếc quan tài là "ba…