Trang trong tổng số 27 trang (261 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Admin

Tác giả Jeong Hoon: https://www.thivien.net/J...or-SBK9Ow_2hEtS0J0xcVPDJA
Tác giả Choi Seong-yeon: https://www.thivien.net/C...or-mSTeWamuyTWCl2IDrbl9jg
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Cảm ơn Ad.
Mong BQT lập giúp trang thơ Alexander Yakovlevich Aronov

Alexander Yakovlevich Aronov Александр Яковлевич Аронов (1934-2001) – nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nga.

Aronov tốt nghiệp ĐH Sư phạm thành phố Moskva năm 1956, sau đó bảo vệ luận án PTS tại Viện giáo dục nghệ thuật thuộc Học viện khoa học Sư phạm Nga. Ông dạy Văn học Nga trong trường phổ thông một thời gian, sau đó chuyển sang nghiên cứu ngành Ngôn ngữ Toán ở Viện Kinh tế Trung ương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.
Từ năm 1966 cho đến cuối đời ông phụ trách nhiều chuyên mục cho tờ báo “Đoàn viên Komsomol Moskva” và làm thơ. Những bài thơ nổi tiếng nhất của Aronov được các nhạc sĩ Liên Xô phổ nhạc, và được sử dụng rộng rãi trong phim ảnh. Nổi bật nhất là bài thơ “Ghetto. 1943” về quan hệ phức tạp giữa các dân tộc Nga, Balan và Do Thái trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Sinh thời ông đã xuất bản ba tuyển tập thơ vào các năm 1987, 1989. Năm 2014, sau khi ông qua đời, vợ ông là Tatyana Sukhanova (Aronova), và đồng tác giả Alexander Minkin với sự hỗ trợ của toà soạn báo “Đoàn viên Komsomol Moskva” đã xuất bản tuyển tập đầy đủ nhất của Aronov với số lượng phát hành 1000 bản.

Năm 2002, ông được Hội nhà báo Nga truy tặng giải thưởng “Cây bút vàng»

Chân dung: https://stuki-druki.com/a...thors/Aronov-Alexandr.php
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bình Minh

Kính gửi BQT, mong BQT lập giúp trang thơ HỒ HOÀNG ĐÔNG

Hồ Hoàng Đông (bút danh Lai Vô Tích) là nhà thơ, sinh năm 1995 tại Hà Tây. Tốt nghiệp Học viện Tài chính và Đại học Luật Hà Nội. Ông viết thơ từ rất sớm, có nhiều bài viết được đăng trên báo Văn nghệ, Văn nghệ Công an, Tiền phong, Tạp chí Người Hà Nội... Hiện đang công tác tại thành phố Hà Nội.

Ông đã xuất bản nhiều tập thơ, gồm có:
- Tuổi 20 hát (NXB Thanh niên, 2017)
- Sương khuya (NXB Thanh niên, 2019)
- Rêu phủ thềm rồng (NXB Hội Nhà văn, 2020)
- Trần gian, đêm rất buồn (NXB Văn học, 2020)
- Hạ ca (NXB Hà Nội, 2023)

(Thông tin chi tiết về tác giả BQT có thể xem thêm tại website laivotich.vn
Bài thơ: Sơn Tây, nhớ mẹ (Báo Văn nghệ Công an ngày 09/01/2020):
Ngày xưa, khi Tết còn thơ bé
Mẹ cho tôi theo lên Sơn Tây
Ngày mà chợ Nghệ còn tấp nập
Chợ hoa, tranh Tết,... khéo xếp, bày.
Hàng quán như nêm, người với người
Nhộn nhịp đón xuân vui bán mua
Mẹ dắt tôi qua từng sạp vải
Choáng ngợp trong tôi lụa, gấm hoa.

Có quán lề đường bán lịch, sách
Mẹ dừng lại mua lịch âm, dương
Cát, hung, ngày, giờ... trong tay cả
Vạn sự năm nay, đã biết đường!

Hồn tôi (khi ấy) mơ xanh, đỏ
Thơ thới trên từng trái bóng bay
Nào hay khe khẽ nơi thành cổ
Bóng liễu hào sâu soi nét xuân.

Dạo chơi chợ Tết, chân không mỏi
Mẹ và tôi hoà với dòng người
Nghe đâu âm điệu như thân thuộc
Giọng Quốc Oai chen giữa nói cười.

Chợ Tết, xong, về, tôi nấn ná
Không muốn phải rời xa Sơn Tây!
Đường về, tôi ngắm hoài mây trắng
Ôm mẹ mà lòng ôm Sơn Tây.

...

Xuân đến rồi đi, tôi mải lớn
Tết cũng đủ đầy theo tháng năm
Thị xã lùi dần vào ký ức
Tuổi thơ bên mẹ, giờ xa xăm.
Cổ thụ cổng thành buông rễ, nhớ
Tượng đạo rêu phong, nhắc, chắc buồn
Tôi và Sơn Tây vẫn còn đó
Nhưng, tóc mẹ tôi đã... vô thường.

Con mơ một lần con bé lại
Tóc mẹ sợi bạc hoá sợi xanh
Chợ Nghệ, Sơn Tây lại tấp nập
Hoa đào bung nở chốn cổ thành.

Bài thơ: Vẽ xuân (Tạp chí Người Hà Nội 10/3/2021)
Vẽ một bông hoa đào
Tô hồng trang giấy trắng
Hồn anh là vàng nắng
Hiện ra
Em
Mùa xuân.

Anh
Xin làm một nụ
Bấu trên cành hoa đào
Trong xuân em, nắng mới
Bung lộc non biếc xanh.

Em
Mùa xuân dang tay
Ôm hoa đào, pháo đỏ
Ôm tâm tình nho nhỏ
Ôm cả anh vào lòng.

Xuân em cứ dang tay
Để anh là chồi non
Cùng xuân em nảy nở
Bao hạnh phúc vuông tròn.

Em - mùa xuân hoa nở
Anh - hoa nở mùa xuân
Anh cùng em dang tay
Ôm mùa xuân bất tận
Trắng, vàng, hồng, hôm nay
Tô hồn xuân vĩnh viễn.

Một số bài thơ viết về mùa hạ:
HẠ LẠNH
Tháng Năm mùa hạ lạnh
Bông phượng vỹ đóng băng
Ký ức run cầm cập
Ta giá lạnh trong lòng
Nắng vàng áo học trò
Gót hồng không đắn đo
Cơn mưa rào xứ lạ
Rửa trôi những hẹn hò.
HẠ LẠ
Nắng mềm sân trường cũ
Vết buồn xưa bay hơi
Mười năm rũ áo trắng
Dầm mưa nắng phố đời
Ta về phơi cuộc tình
Em bỏ ngỏ sau lưng
Bông phượng rơi khờ dại
Trong nắng hạ lạ lùng.
HẠ LẶNG
Những mùa hè lặng lẽ
Chôn tình câm lạnh lẽo
Bóng trăng bên kia đồi
Tiễn một hồn qua đời
Hồng nhan theo cánh phượng
Rơi hoe đỏ sân trường
Áo trắng xưa bỏ lại
Trang lưu bút mồ côi.
HẠ CŨ
Lần giở trang vở ố
Bông phượng ngủ mười năm
Màu thời gian tàn tạ
Tình yêu đang nghiêng nằm
Em không còn thiếu nữ
Anh cũng hết thư sinh
Những mùa hè đẹp nhất
Ta đang giữ bên mình.
TRĂNG PHƯƠNG XA
Tròn trăng soi rõ mặt
Ánh vàng say đời ta
Đêm khuya vừa chợp mắt
Mây tan trăng đã nhoà
Em phương trời xa lắc
Ta bơ vơ đời ta
Tròn trăng thầm nhỏ lệ
Bóng ta đau thật thà.
GIÓ MÙA
Gió mùa ùa qua phố
Lao xao vàng lá rơi
Bàn tay vừa trở lạnh
Tình riêng đã luân hồi
Trôi lăn tròn một kiếp
Nợ nần chưa phai phôi
Rét mướt em có níu
Ta rơi rụng bên đời.
ĐÊM CŨ
Đêm cũ giăng sương khói
Trắng mái nhà viễn phương
Bờ mi mềm giọt nước
Rơi tí tách bên thềm
Thơ suông tựa cửa ngâm
Khóc tình ta âm thầm
Bàn tay buồn đếm gió
Lay nỗi niềm xa xăm.
Chân dung:

Sau khi được lập trang thơ sẽ cập nhật thêm các bài thơ của Hồ Hoàng Đông. Rất mong BQT sớm lập phê duyệt. Trân trọng cảm ơn và chúc BQT sức khoẻ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bình Minh

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Đọc "Rêu phủ thềm rồng" của Hồ Hoàng Đông

Trong năm 2019, tôi không nhớ mình đã đọc bao nhiêu tập thơ đã xuất bản và bao nhiêu bản thảo thơ gửi đến Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Trong những tập thơ và bản thảo thơ tôi đã đọc, có những tập thơ hay, có những tập thơ chưa hay nhưng rất ít những tập thơ tạo được sự khác biệt cả về giọng nói và nội dung. Nhưng khi đọc bản thảo tập thơ Rêu phủ thềm rồng của tác giả Hồ Hoàng Đông thì tôi thực sự ấn tượng bởi sự rất khác lạ của tập thơ này so với rất nhiều những tập thơ khác.

Tập Rêu phủ thềm rồng có năm phần: Đi hái phù vân, Rêu phủ thềm rồng, Hài cú hư vô, Đại mộng cà-sa và Tình đất tình người. Chỉ nghe tên các phần trong tập đã thấy rất lạ cho dù phần năm lại rất… bình thường. Cả cái tên tác giả cũng lạ. Một cái tên không thông thường.

Hầu hết những bài thơ của Hồ Hoàng Đông là thơ ngắn. Ngắn nhưng không phải theo cách của thơ Đường hay Haiku mà là sản phẩm chính hiệu Hồ Hoàng Đông. Khi tôi đọc những câu thơ: Bến xưa sông vắng/ Bây giờ/ Người đâu? tôi đã dừng lại. Một không gian bàng bạc và mơ hồ dâng lên. Nó ám ảnh tôi. Một câu hỏi trĩu nặng và cô đơn về kiếp người nhỏ bé trong vũ trụ vô tận này. Câu hỏi này không mới. Nhưng cách tạo dựng các câu thơ ngắn, đơn độc, cách biệt (bởi dòng) lại làm nên tình thần mới mẻ của nó. Chẳng có gì còn mới trong thế gian này, tôi nghĩ vậy, chỉ có cách nhìn của con người hay cụ thể của thi nhân làm cho nó trở nên mới mẻ. Nhưng đến bài thơ Xếp chữ thì làm tôi hoàn toàn bị kích động. Tôi đã đọc không ít lời bàn từ đông sáng tây, từ cổ chí kim về thơ và việc làm thơ. Nhưng chưa bao giờ thấy cách nhìn về chuyện làm thơ như thế.

Xếp Chữ

Đêm buồn
Nhặt chữ xếp thơ
Vô tình
Xếp cả từng giờ
Tử - Sinh

Người xưa cả phương Đông và phương Tây coi thơ là ông Hoàng của mọi nghệ thuật. Người xưa nói, chỉ có thơ mới trò chuyện được với Thánh thần và Ma quỷ. Bởi mỗi câu thơ, mỗi bài thơ được viết ra nó liên quan đến số phận của cả kiếp người và đôi khi luận bàn cả vũ trụ. Khi "xếp thơ" mà "xếp cả tử -sinh" thì lạnh người. Thơ thực sự là một cái gì đó được sinh ra không theo bất cứ một nguyên tắc nào và không nằm trong mọi dự định, kế hoạch nào của chính nhà thơ. Thơ được sinh ra khi con người nhà thơ chợt (vô tình) hoà đồng với vạn vật (vũ trụ). Bởi thế, hầu hết các nhà thơ đều thừa nhận những câu thơ hay, bài thơ hay của mình không hề được báo trước. Nó chỉ sinh ra từ khi câu thơ đầu tiên được viết ra và rồi bài thơ bùng nổ theo một lối đi đầy bí ẩn của nó. Bài thơ Di sản cũng là một bài thơ mang đến cho tôi sự bất ngờ. Không phải sự bất ngờ về hình ảnh, không phải sự bất ngờ về ngôn từ mà bất ngở bởi "quan niệm" của tác giả về thơ.

Di sản

Một đời thơ có nhiêu đây
Chắt chiu chép lại từng ngày
Phòng khi…

Trong lịch sử của cảm nhận ngôn ngữ, "phòng khi" là một cách nói của người Việt từ hàng đời nay. Người ta có thể chuẩn bị gạo, muối, tiền bạc, thuốc thang hoặc một "lối đi"… để "phòng khi" rơi vào hoàn cảnh nào đó vô cùng hiểm nghèo thì có… lối thoát. Nhưng chuẩn bị thơ để "phòng khi" là phòng cái gì, chuyện gì? Tôi không biết tác giả dùng chữ "phòng khi" này với mục đích gì. Và tôi cũng không cần biết. Bởi thơ ca là một nghệ thuật "đa văn bản". Nghĩa là văn bản thứ nhất sau khi sáng tạo thuộc về nhà thơ còn các văn bản khác (sau khi đọc) là thuộc về người đọc. Lúc này, bài Di sản có một văn bản thuộc về tôi. Tôi toàn quyền sử dụng văn bản đó cho cảm xúc và những mối liên hệ lý tính khác khi đọc xong bài thơ này. Nghệ thuật không phải là một văn bản khép kín. Nó là một văn bản mở. Đấy là một trong những đặc tính quan trọng nhất của nghệ thuật đặc biệt là thơ. Và Hồ Hoàng Đông đã sở hữu được đặc tính đó trong không ít các bài thơ của anh.

Một không khí Thiền luôn hiện diện trong thơ của Hồ Hoàng Đông. Đây là một điều rất rõ trong sáng tác của anh. Xin hãy đọc đoạn thơ sau:

Người hỏi Ngài thế sự
Ngài cười, áng mây trôi
Trà khuya hương ngan ngát
Tử sinh,
điểm
từng
hồi
(rút từ bài Hai người chung đôi mộng)

Khổ thơ rất đẹp, rất ung dung, rất tự tại và vượt thoát ra khỏi một câu chuyện của hai người. Câu "Ngài cười, áng mây trôi" sẽ bị phá vỡ cái thanh bình, vô vi nếu tác giả ngắt thành hai câu "Ngài cười/ Áng mây trôi". Đôi khi cảm giác về chữ cho ta sự chính xác hơn là dùng phép tu từ học. Nhưng đến câu "Tử sinh/ Điểm/ từng/ hồi" mà không ngắt câu, cứ để thành một câu "dài" thì cái nhịp của từng hồi sẽ không còn nữa. Thủ pháp ngắt câu ở câu thơ tôi vừa nói nếu là ý định (chủ trương) của tác giả thì tác giả rất tài. Nhưng nếu câu thơ đó không có "chủ trươn" thì mới làm tôi sợ. Vì như vậy, độ Thiền đã hoà vào tận đáy của tâm thức và vang lên cái nhịp ấy một cách "như không". "Như không", theo tôi là tận cùng của phép Thiền.

Giọt mưa

Giọt mưa
Rơi
Ôi
Một đời…

Khác với sự trích dẫn các khổ thơ, bài thơ ở các phần trên, tôi không nói gì về bài thơ này trước khi trích dẫn. Tôi đặt bài thơ trước để ai đó đọc tập thơ này thì sẽ đọc bài thơ trước đã. Cũng như tôi muốn mọi người cùng nhìn giọt mưa ấy. Đây là một bà thơ Thiền xuất sắc. Nhìn MỘT giọt mưa rơi thấy trọn vẹn MỘT kiếp người. Sự hình thành nên một giọt mưa chỉ trong khoảnh khắc, sự rơi (sự biến mất) của giọt mưa cũng chỉ trong một khoảnh khắc. Nói chính xác là chỉ trong một sát na, mà ta có thể nhìn thấu toàn bộ kiếp. Đến lúc này, tôi không muốn bàn thêm nữa. Vì tôi sợ việc bàn luận của tôi làm mất đi cái tĩnh lặng tột cùng của giọt mưa rơi cũng là cái tĩnh lặng tột cùng của bài thơ.

Đấy là những cảm nhận của những cảm nhận mà tôi muốn nói ra nhất về tập thơ này. Nếu có điều gì đề nghị (nhu cầu cá nhân) thì tôi muốn sự nhi nhiên cần thêm một chút nữa trong một số bài thơ, cần thêm một chút nữa sự sáng tạo hình ảnh, cảm xúc và sự trong sáng ngây thơ cho một số bài thơ và cho những bài thơ sáng tác sau này của tác giả. Nghệ thuật cao nhất của bon sai là người nhìn không thấy sự can thiệp của bàn tay người trong đó. Để khi người ta chụp ảnh cây bon sai đó (tách khỏi cái chậu sứ, gốm) thì người ta tưởng là một cây đại thụ mọc trên đỉnh đồi dưới bầu trời rộng lớn.

Thị xã Hà Đông, 07/01/2020
Nguyễn Quang Thiều
Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bình Minh

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: MỘT THOÁNG HỒ HOÀNG ĐÔNG VÀ…
I
Vâng! Đúng vậy! Đây chỉ là một thoáng Hồ Hoàng Đông trong cảm nhận của tôi, khi tôi cùng quý vị và bạn đọc nâng trên tay tập thơ Hạ ca này.
Đối với nhiều bạn đọc yêu thơ, Hồ Hoàng Đông không còn là một cái tên lạ lẫm nữa. Anh là một nhà thơ sung sức. Hồ Hoàng Đông còn trẻ. Rất trẻ. Nhưng anh đã là tác giả của 5 tập thơ dày dặn: Tuổi 20 hát; Sương khuya; Rêu phủ thềm rồng; Trần gian, đêm rất buồn và Hạ ca, tập thơ mới nhất đang trên tay các quý vị.

Tôi đã đọc cả 5 tập thơ này cùng Hạ ca. Đọc với sự trân trọng và yêu mến.

Xưa nay, các tài năng trẻ luôn được các thế hệ đi trước quan tâm. Sinh thời, các nhà thơ lớn như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông luôn tuyển chọn, giới thiệu các cây bút trẻ trong các tuyển tập thơ có tên là “Sức mới”, xuất bản trong nhiều năm, rồi đến từng tốp 5 người, 3 người, 2 người in chung trong một tập. Thế rồi, chỉ một thời gian sau, nhiều cây bút trong “dàn đồng ca” ấy đã trở thành người lĩnh xướng, là trụ cột của cả nền văn học. Nhiều người còn được trao những giải thưởng cao quý: Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
Bây giờ, sự xuất hiện của các tác giả trẻ còn thuận tiện hơn. Việc đánh giá các tác phẩm cũng cởi mở, khoáng đạt. Ai cũng có thể tự quảng bá được các tác phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông đại chúng mà không vướng bất cứ một rào cản nào. Có người còn tự dịch, hoặc tổ chức dịch tác phẩm của mình ra nhiều thứ tiếng thế giới. Nghĩa là chỉ một bước đã gặp được nhân loại rồi. Còn thực sự có tới được bạn đọc hay không, chỉ còn phụ thuộc vào tài năng của người viết.

Ta lại ngậm ngùi, thương kiếp tài hoa xưa, nói một cách đắng đót như thi sĩ Trần Dần:
Tôi tiếc những chân trời không có người bay
Lại tiếc những người bay mà không có chân trời…
Bây giờ, ở đâu cũng là chân trời cả. Chân trời ở ngay dưới chân. Chỉ có điều, ta có bay được hay không mà thôi.
II
Thi sĩ Hồ Hoàng Đông cũng đang bay. Anh có những đường bay khá ngoạn mục. Và hiểu anh, có lẽ chẳng ai hơn được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam bảo: “Trong năm 2019, tôi không nhớ mình đã đọc bao nhiêu tập thơ đã xuất bản và bao nhiêu bản thảo thơ gửi đến Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Trong những tập thơ và bản thảo thơ tôi đã đọc, có những tập thơ hay, có những tập thơ chưa hay nhưng rất ít những tập thơ tạo được sự khác biệt cả về giọng nói và nội dung. Nhưng khi đọc bản thảo tập thơ Rêu phủ thềm rồng của tác giả Hồ Hoàng Đông thì tôi thực sự ấn tượng bởi sự rất khác lạ của tập thơ này so với rất nhiều những tập thơ khác”.

Tìm được cho mình một giọng nói riêng, một góc nhìn riêng để không lẫn với ai là vô hạn quan trọng. Nhà phê bình nghiên cứu văn học Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã có lần bàn rất sâu sắc. Cứ như quan niệm của Nguyễn Đăng Mạnh, thì muốn xét một tác giả nào đó có thực sự giá trị hay không thì phải đặt anh ta vào cả nền văn học, rồi sau đó lại phải nhấc anh ta ra, rồi xem có vì sự thiếu hụt của anh mà cả nền văn học xộc xệch đi không. Nếu chẳng có gì thay đổi thì anh ta chẳng có giá trị gì cả.

Nhà thơ nổi tiếng Phạm Tiến Duật, một thi sĩ có giọng điệu ngang tàng, hóm hỉnh, rất riêng biệt, cũng có lần bảo, đại ý rằng, anh có một cái mũi rất khác người. Mà quả ở ngoài đời, Phạm Tiến Duật có cái mũi cũng khác người thật, nó hơi nhọn và khoằm khoằm như mỏ một con quạ non. Bởi thế khi làm thơ, anh cứ phải dí cái mũi khoằm ấy xuống trang giấy, để nhờ vệt mũi riêng biệt ấy mà bạn đọc nhận ra anh.

Hồ Hoàng Đông, cũng đã tạo được cho mình một diện mạo riêng với tiếng nói riêng khiến nhà thơ, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều và nhiều bạn đọc nhận ra anh. Anh như thế nào thì cứ tự nhiên đến với ta như thế. Rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Anh như vị thiền sư nhưng lại gắn bó mật thiết với đời sống. Đến với anh, ta như bước vào một thế giới không thời gian và không gian. Anh đẩy hiện tại vào quá khứ và viết về nỗi ám ảnh của quá khứ, khi mối tình của tuổi học trò đã tan, làm mùa hè giá buốt. Một nỗi buồn dịu dàng và trong vắt. Đọc anh, ta như ngồi trong quán Nhạc Trịnh. Lại có lúc mát lành như vừa bước lên từ một ao sen sau buổi toạ thiền. Một làn hương tỉnh thức bay trong hiên chùa với mùi sương sớm ban mai. Một vẻ đẹp thâm thấm niềm xa vắng, khiến ta muốn sống chậm để tận hưởng nhứng giây phút an lạc. Còn nếu cứ sốt ruột, muốn tò mò khám phá, muốn biết nó là cái gì, thì có khi sẽ chẳng thấy gì, vì tất cả sẽ tan biến như một làn hương…

Thơ Hồ Hoàng Đông là thế. Lẽ ra, như rất nhiều đồng nghiệp của mình, tôi phải trích ra đây những câu thơ hay của anh. Nhưng rồi, tôi đã không làm thế. Tôi sợ trong đời sống vội vàng sống sít này, bạn đọc sẽ chỉ để ý đến những câu thơ tôi trích mà lại bỏ qua những phần rất đáng đọc khác của chàng thi sĩ tài hoa này. Và tôi tin, rất tin những câu thơ mỏng mảnh sương mai của anh sẽ làm bạn đọc yêu thích…
Hà Nội 15-5-2023
TĐK
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bình Minh

https://drive.google.com/file/d/1i4f37adkWoEYvpbKSHz_YVffOxq7Tf7D/view?usp=drive_link
Chân dung Hồ Hoàng Đông
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bình Minh

https://drive.google.com/file/d/1jGSy1cl1QGQxJAvTsIRnP0ExZwx5rj4F/view?usp=sharing
Chân dung Hồ Hoàng Đông (mới nhất 2023)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Admin

Các tác giả mới:
Alexander Aronov: https://www.thivien.net/A...or-OzWqqvJgpfiwFr9owlAuug
Hồ Hoàng Đông: https://www.thivien.net/H...or-8X0n3otioT4PTfBrvtNZtw
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bình Minh

Trân trọng cảm ơn admin, xin admin cập nhật ảnh chân dung tác giả Hồ Hoàng Đông tại https://imgur.com/a/ZnGWAVQ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phan Văn

Tác giả Hoa Cát Phan Văn còn có bút danh khác là Hoa Cát , làm thơ ,sáng tác nhạc,tên thật là Phan Văn sinh năm 1955 tại Quảng Nam.

Từ năm 1977-1990 là Giáo viên tại Quảng Nam.

Từ 1990 đến nay là Lương y.

Là CN QTKD, Lương Y Hiện đang sinh sống và làm việc tại 171/85.19 Nguyễn Tư Giản, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

-Phó CN  Câu lạc bộ thơ Đát Việt,thuôc Unesco Văn học - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh.

-Hội viên Câu lạc bộ Unesco thơ Đường luật Thành phố Hồ Chí Minh

-Phó CN CLB thơ Nguồn Việt,thuộc CLB VHNT Nguồn Việt, Viện KH PTNL KT và VH

Email: phanvanpsd@yahoo.com;

Điện thoại: 0909858423

{ tơi xin gửi tiểu sử của : Phan Văn Hoa Cát   , kính cảm ơn}

https://www.thivien.net/t...oa+C%C3%A1t+Phan+V%C4%83n
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 27 trang (261 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối