Cho mình hỏi thủ tục để Thêm tác giả/tạo tác giả mới là như nào ạ? Xin cảm ơn.
Nguyễn Thế Kiên
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Đề nghị Ban quản trị tạo cho tác giả sau:
Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên
Bút danh: Kienlucbat.
Năm sinh: 1971.
Quê quán: Yên Phong, Ý Yên, Nam Định.
Nơi ở: Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
Sự nghiệp: Tốt nghiệp trường ĐH Kinh tế quốc dân. Hiện là Giám đốc Công ty cổ phần Văn hoá Đất Việt.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Hội viên Hội VHNT tỉnh Nam Định.
Tác phẩm đã xuất bản:
Gọi hồn quê (thơ), NXB Hội nhà văn, 2007;
Sữa đất (thơ), NXB Hội nhà văn, 2008;
Đường về (thơ), NXB Hội nhà văn, 2010;
Bóng đất (thơ), NXB Hội nhà văn, 2011;
Tản mạn lòng tay (thơ và văn xuôi), NXB Hội nhà văn, 2012;
Bùa yêu (thơ), NXB Hội nhà văn, 2013;
Đối diện đêm (thơ), NXB Hội nhà văn, 2014;
Mãi tin vào những kiếp người (thơ), NXB Hội nhà văn, 2015;
Dọc ngang thân chữ (thơ), NXB Hội nhà văn, 2016;
Chân đất đầu trời (thơ), NXB Hội nhà văn, 2018;
Từ kiếp chữ (tiểu luận và phê bình), NXB Hội nhà văn, 2018;
68 nhánh cỏ thi (trường ca), NXB Hội nhà văn, 2020;
Hoa phù sinh (thơ), NXB Thanh niên, 2022;
Mạch đời (thơ), NXB Thanh niên, 2022;
Duyên (thơ), NXB Hội nhà văn, 2023.
Giải thưởng văn học:
Giải thưởng VHNT Lương Thế Vinh của UBND tỉnh Nam Định (2006-2011).
Giải thưởng VHNT Lương Thế Vinh của UBND tỉnh Nam Định (2011-2016).
Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam (2012).
Giải B về thơ Nam Định 2016-2020 cho tập thơ Dọc ngang thân chữ.
Giải B về thơ Nam Định 2016-2020 cho tập thơ Chân đất đầu trời.
Giải C về Lý luận phê bình văn học Nam Định 2016-2020 cho tập tiểu luận văn chương Từ kiếp chữ.
Nguyễn Thế Kiên
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Tác Giả:Trần Hữu Khác
Bia khắc tên 4 vị Tiến sĩ khoa Đinh Sửu (Phan Đình Phùng, Trần Hữu Khác, Trần Phát, Nguyễn Tài Tuyển), đặt tại Văn Thánh Huế.
Mộ của Tiến sĩ Trần Hữu Khác tại Hương Thuỷ, Huế
(Cháu nội, Đại tá Bác sĩ quân y Trần Đại Thành lễ bái năm 2001).
TRẦN HỮU KHÁC (1851~1910)
Trần Hữu Khác hiệu là Trọng Hân, sinh ngày 13 tháng 03 năm 1851 tức ngày 11 tháng 02 năm Tân Hợi (Năm Tự Đức thứ 04).
Trần Hữu Khác người làng Thạch Bình, tổng Khuông Phò, huyện Quảng Điền, phủ Thừa Thiên. Nay là xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cha là Trần Ngọc Ý, mẹ là Bùi Thị Hiện.
Trần Hữu Khác là một nhà Nho hay chữ kiệt xuất thời bấy giờ. Năm Tự Đức thứ 26 tức năm Quý Dậu (1873), lúc 22 tuổi, ông đỗ Cử nhân Nho học. Năm Tự Đức thứ 30 tức năm Đinh Sửu (1877), ông đỗ Hội Nguyên. Cùng năm đó, ông thi Đình và đỗ Tiến Sĩ, đứng sau Đình Nguyên Phan Đình Phùng. Được triều đình phong học vị “Đệ Tam Giáp đồng Tiến sĩ xuất thân”.
Trần Hữu Khác làm quan trải dài 35 năm, từ năm 1875 đến năm 1910; qua các triều Tự Đức, Dục Đức, Kiến Phúc, Hiệp Hoà, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân. Đã kinh qua những chức vụ Tư vụ Bộ Lễ, Tri phủ Tiên Hưng tỉnh Thái Bình, Ngự sử, Chưởng ấn, Hàn lâm viện Biên tu, Án sát.
Hoạn lộ của Trần Hữu Khác gặp nhiều thăng trầm vì bản tính ông luôn ngay thẳng, không cúi đầu rập khuôn với thái độ của triều đình và quan trường trong giai đoạn nước nhà gặp nhiều nguy biến. Vì lẽ đó, ông bị giáng chức hai lần, và một lần bị cách toàn bộ chức hàm chỉ còn giữ lại học vị “Đồng Tiến sĩ xuất thân”.
Những năm cuối đời, Trần Hữu Khác làm Án sát tỉnh Hà Đông, sau đó về hưu và mất vào ngày 06 tháng 04 năm Canh Tuất tức năm Duy Tân thứ 4 (1910) tại Hải Phòng. Linh cửu đưa về quê an táng tại làng Thạch Bình, xã Quảng Phước. Năm 1944, cải táng về thị xã Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên - Huế.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Tác Giả: Trần Chí Hiếu
TRẦN CHÍ HIẾU (1904~1947)
Trần Chí Hiếu hiệu là Lịch Sơn, sinh ngày 25 tháng 05 năm 1904 tức ngày 10 tháng 04 năm Giáp Thìn (Năm Thành Thái thứ 16).
Trần Chí Hiếu người làng Thạch Bình, tổng Khuông Phò, huyện Quảng Điền, phủ Thừa Thiên. Nay là xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cha là Mộng Thạch Trần Tự Di, vị quan thanh liêm làm Tri huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, Tri huyện Yên Mĩ tỉnh Hưng Yên và Tri huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Mẹ là Phan Thị Ngọc Nhi, con gái quan Lãnh Binh Phan Thường Chánh, người làng Phiếm Ái huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.
Vợ ông là bà Nguyễn Thị Hà Châu, một người phụ nữ hiền lành chịu thương chịu khó. Ông sinh được 8 người con, trong đó có Trần Thị Trinh Thuận là nhà thơ Vi Khuê và Trần Đại Bính là nhà thơ Trụ Vũ.
Trần Chí Hiếu rất giỏi chữ Nho và tiếng Pháp, có thời gian ông làm thư ký hành chính và phiên dịch tại các công sở Ai Lao. Được triều đình Bảo Đại cấp hàm Thị Giảng học sĩ.
Ông cũng là người giỏi thơ và câu đối, trong số thơ và câu đối còn ít ỏi lưu lại, có những tác phẩm sau:
Sân khấu hát bội
Yên Mĩ
Hồ Tây
Cao lâu
Nói chuyện cùng trăng
Trần Chí Hiếu là người có lòng yêu nước thương dân, tính tình ngay thẳng cương trực, không khuất phục trước ngoại bang và cường quyền. Ông mất ngày 11 tháng 02 năm 1947, nhằm ngày 21 tháng Giêng năm Đinh Hợi. Thi hài ông được an táng tại núi Tam Thai gần núi Ngự Bình, Thừa Thiên – Huế.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Tôi xin đề xuất cố HT. Thích Viên Thành (1950-2022). Thiết nghĩ số bài thơ của HT để lại trong tập “Thiền môn thi ký” không nhiều. Nhưng HT cũng là một như sư có sự nghiệp trước tác và dịch thuật tương đối. dưới đây là tóm tắt Tiểu sư tôi đã rút gọn từ Tiểu sử trên trang thangnghiem.com.
Hoà Thượng Thích Viên Thành, thế danh Phùng Xuân Đào, sinh ngày 15 tháng 07 năm 1950 (mùng 01 tháng 06 năm Canh Dần) tại làng Thượng Cát, xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Thân phụ là cụ ông Phùng Xuân Chỉ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Thìn.Ngài sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống thâm tín ngôi Tam Bảo có hai người cô ruột là sư cụ Thích Đàm Mậu và sư cụ Thích Đàm Ngọ, trụ trì chùa Bi, tỉnh Vĩnh Phúc.
Khi Hoà Thượng mới chào đời thì thân phụ đã sớm quy Tây, Ngài đã nhận ra được lẽ vô thường của kiếp nhân sinh, nên Hoà Thượng đã quyết chí xuất gia cầu đạo vào năm 12 tuổi.
Hoà Thượng được sư cụ Thích Đàm Viễn trụ trì chùa Khánh Sơn (tức chùa Cao Lá), xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Sơn Bình (nay là thành phố Hà Nội) tiếp duyên.
Năm 15 tuổi, Ngài được sư tổ Thích Thanh Trân - Hương Tích động chủ đời thứ 10, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Sơn Bình chính thức thu nhận làm đệ tử.
Năm 19 tuổi, Ngài được Hoà Thượng Nghiệp Sư cho thụ giới Sa Di. Sau khi đắc giới, Hoà Thượng luôn tinh tiến hành đạo, đến năm 1972,Hoà Thượng chính thức được đăng đàn thụ Cụ túc giới.
Sư Tổ đã cho phép Hoà Thượng xuống núi, theo học lớp Trung cấp Phật học tại chùa Quảng Bá và chùa Quán Sứ Hà Nội, niên khoá 1973 – 1976.
Mùa hè năm 1978, Ngài được cư sĩ Nguyễn Duy Phương dâng tặng bộ Đại Nhật Kinh sớ bản Hán văn do cố Đại lão Hoà Thượng Thích Đức Nhuận, đệ nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao lại. Nhận được Kinh văn, Ngài liền thành lập nhóm để phiên dịch và căn cứ vào đó để tu tập, soạn ra các nghi quỹ hành trì Mật giáo, rộng truyền Mật pháp, chính thức thành lập đạo tràng Chân – Tịnh tại thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác như Việt Trì, Thái Nguyên, Hồ Chí Minh… đồng thời truyền bá sang các nước phương Tây (Nga, Ba Lan, Pháp, Đức….) cho các đệ tử của Ngài đang sinh sống và làm việc. Nhóm phiên dịch bộ kinh này bắt đầu từ năm 1978 đến năm 1980 thì hoàn thành bản thảo, nhưng chưa đủ duyên để xuất bản.
Ngài được Giáo hội tuyển thẳng vào Trường Cao cấp Phật học Việt nam (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội) khoá I, niên khoá 1981 – 1985.
Năm 1984, khi Hoà Thượng còn đang theo học Trường cao cấp Phật học Việt Nam tại Hà nội,chính quyền và nhân dân xã Sài Sơn huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây tha thiết thỉnh cầu Ngài về trụ trì chùa Thầy.
Năm 1985 sau khi Hoà Thượng tốt nghiệp trường Cao cấp Phật học Việt Nam, Ngài trở về chốn Tổ Hương Tích phụng sự Tam Bảo và bắt đầu sự nghiệp hoằng truyền Phật pháp.
Hoà Thượng được cầu thỉnh làm Giáo Thọ Sư của trường Trung cấp Phật học và Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà nội.
Năm 1985, Sư Tổ Thích Thanh Chân là bậc cao niên lạp trưởng, thạch trụ của Tùng lâm, đấng nương của Giáo hội, khi biết mình sắp được gọi về hầu Phật Tổ, Ngài đã truyền trao sự nghiệp Kế đăng trụ trì Tùng lâm Hương Tích cho Hoà Thượng để duy trì, phát triển hệ phái Hương Tích do chư tiền Tổ khai sáng và kế thừa Phật giáo Nhất tông nhà Trần, nối lại mạng mạch dòng Thiền Mật giáo Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
Năm 1987, tại Đại hội Phật giáo tỉnh Hà Tây nhiệm kì III, Hoà Thượng được bầu là Phó ban Trị Sự kiêm Chánh thư kí Tỉnh hội.
Đại hội Phật giáo Việt Nam, nhiệm kì III, Ngài được tấn phong vào hàng giáo phẩm Thượng Toạ chính thức được cử vào Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Vì tương lai, vì sự nghiệp mạng mạch của Phật pháp cần có sự nối truyền Hoà Thượng cùng chư Tôn Đức, Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Tỉnh Hà Tây chính thức thành lập trường Trung cấp Phật học tỉnh nhà vào năm 1991. Ngài được tiến cử làm Phó hiệu trưởng thường trực của Trường.
Trong các Đại giới đàn của tỉnh Hà Tây được tổ chức, Hoà Thượng luôn được cầu thỉnh làm Thầy Tôn chứng và Thầy Yết ma.
Năm 1993, Hoà Thượng được bầu làm Uỷ viên thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó ban từ thiện Trung ương và Uỷ viên ban Hoằng pháp Trung ương.
Năm 1998, Phật giáo tỉnh Hà Tây chọn chùa Thầy làm điểm An cư kết hạ cho Tăng Ni các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức…, Hoà Thượng được suy tôn lên ngôi Đường chủ của trường hạ cho đến khi viên tịch.
Năm 1998, Ban Trị Sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy cử Hoà Thượng giữ chức vụ Phó ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Trưởng ban Trị Sự Phật giáo tỉnh Phú Thọ.
Tháng 3 năm 1989, Hoà Thượng chính thức đảm nhận chức vụ Trưởng ban kiến thiết xây dựng và Tôn tạo chùa Hương (năm 1947, giặc Pháp đã phá huỷ hoàn toàn chùa Thiên Trù). Với trách nhiệm của người trụ trì, Hoà Thượng cùng các cơ quan ban ngành, nhân dân, Phật tử đã từng bước trùng tu xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện, Tổ đường, Hương Thuỷ điện, cổng Nam Thiên Môn, cùng các công trình hạng mục….đây là công đức vô lượng dâng lên cúng dàng Thầy Tổ, cũng như trang nghiêm ngôi Phạm Vũ.Sau hơn 10 năm, quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương đã được phục dựng, trở nên hùng vĩ trang nghiêm như ngày nay đều nhờ vào công đức của Hoà Thượng.
Chùa Thầy xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây là trụ xứ tu hành của Đức Thánh Tổ Từ Đạo Hạnh triều đại nhà Lý, với cương vị là người Trụ Trì, Hoà Thượng đã tu bổ lại nhiều hạng mục, công trình khiến cho Thánh tích ngày càng thêm phần tôn nghiêm và phát triển.
Hoà Thượng luôn nêu cao tinh thần lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp chân chính của người xuất gia, nên mỗi khi xong công việc của Giáo hội trở về Phương Trượng, Hoà Thượng không quản ngày đêm, quên đi mệt mỏi bắt tay vào công việc nghiên cứu, dịch thuật, trước tác, xuất bản các ấn phẩm Phật giáo. Ngài đã để lại nhiều tác phẩm, dịch phẩm thông qua báo chí, tạp chí, xuất bản, như một số tác phẩm, dịch thuật tiêu biểu dưới đây:
1. Đại bi nghi quỹ
2. Chuẩn đề nghi quỹ
3. Lục độ Tara
4. Du già nghi quỹ
5. Lục đạo tập
6. Truy môn cảnh huấn
7. Bút ký bên cửa trúc
8. Khoá lễ phổ môn
9. Lược sử các tông phái Phật giáo
10. Xuân thu lễ tụng
11. Giới Phạm Võng
12. Chùa Hương ngày nay
13. Danh thắng chùa Thầy
14. Truyện Phật bà chùa Hương
15. Quan m Thị Kính
16. Kỷ niệm chùa Hương
17. Văn khấn Nôm truyền thống
18. Phim tài liệu Bầu trời cảnh Bụt
19. Phim tài liệu Bức tranh quê hương
20. Thuyền môn thi ký
21. Công tác xã hội
22. Nhân minh học
23. Đại Tỳ Lư Giá Na thành Phật kinh sớ (chưa xuất bản)
Với lòng bi mẫn vô lượng, công đức vô biên,những mong Hoà Thượng sẽ trụ thế lâu hơn nữa để hướng dẫn Tăng Ni và Phật tử trên con đường thực hành chân lý giải thoát giác ngộ.Nhưng các việc cần làm đã làm, việc giáo hoá chúng sinh đã thành tựu viên mãn, nên Hoà Thượng đã thị hiện thân bệnh, thuận lẽ vô thường, thâu thần thị tịch, trả lại tấm thân tứ đại cho trần gian mộng huyễn, lên thuyền Bát Nhã vân du miền Cực lạc diện kiến đức Như Lai vào hồi 18 giờ 40 phút ngày 31 tháng 05 năm 2002 (tức ngày 20/04/Nhâm Ngọ) trụ thế 53 năm, hạ lạp 32 năm
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook