Trang trong tổng số 16 trang (151 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lý Thu Hải Thảo

TRƯỚC KHI CÓ EM, ANH KHÔNG THỂ TIN RẰNG: 1+1=1

Em còn nhớ rất rõ ngày ấy chúng ta bắt đầu yêu nhau. Em nhớ lời tỏ tình của anh khiến em thấy bối rối: “ Trước khi có em anh không thể tin rằng: 1+1=1”.

 
Và cho đến bây giờ, em vẫn nhớ như in buổi chiều muộn hôm ấy vào giờ này 19h5’ cách đây 6 năm...

 
Nhưng bây giờ thì chỉ còn mình em đang ở nơi đây, nơi con phố thân quen. Và cũng chính nơi đây em đã trao anh vòng tay và nụ hôn đầu tiên. Em còn nhớ...và anh...?

 
Cho một mùa yêu đầu tiên bên nhau và Cho một mùa yêu đầu tiên không có Anh..

 
Cho hình bóng của một người đàn ông trong trái tim Em.

 
Mùa yêu đầu tiên bên nhau..Là cảm giác bình yên,dịu ngọt,hạnh phúc vì có Anh,vì tin mình sẽ chẳng bao giờ xa cách...

 
Mùa yêu đầu tiên không có Anh..Là cảm giác cô đơn trống hoác,là nỗi nhớ không gọi được tên...

 
Là..muốn lại được ở trong vòng tay Anh,được Anh yêu thương,che chở.

 
Là..ước gì thời gian không bao giờ qua đi mà cứ đứng mãi...ở lúc ấy...

Và Em chỉ muốn nói rằng ở bất cứ nơi nào trên thế giới này,nơi có Anh đi qua...tất cả những người khác chỉ là tạm bợ.
Em đa tình như trời sinh ra thế
Đủ tình yêu cho cả trăm anh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Thu Hải Thảo

ANH CỦA NGÀY ẤY và BÂY GIỜ...


Anh của ngày ấy và bây giờ,biết nói thế nào nhỉ..-thật không giống nhau...

Anh của ngày ấy dịu ngọt,nồng ấm...

Còn Anh bây giờ là người mà em chưa từng quen biết,vô tình và lạnh lùng đến đáng sợ.

Em đã cố gặp Anh,cố níu kéo tình yêu của chúng mình.

Nhưng em nhận ra rằng gặp Anh rồi chỉ càng thêm đau đớn.

Đau..?? Em không nghĩ mình biết đau..cho đến khi yêu rồi phải xa anh.

..Mình chia tay...

Em cảm nhận được..đau là cảm giác trống vắng hãi hùng khi không có anh ở bên,không còn được trong vòng tay của anh,là sự thất thần vô cớ khi làm bất cứ việc gì,là nỗi cô đơn trống hoác,là chán nản khi biết mình là không thể...

Là phải học cách chấp nhận rằng mình đã chia tay,rằng đã mất anh..mãi mãi...

Đây sẽ là entry cuối cùng em viết cho anh-một người mà em đã từng yêu.

Tạm biệt
Em đa tình như trời sinh ra thế
Đủ tình yêu cho cả trăm anh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Thu Hải Thảo

EM TRAO CHO ANH NHỮNG GÌ EM CÓ THỂ

Tình bạn đôi khi cũng như tình yêu, cũng dậy cho em cách thận trọng, phân biệt phải trái, đúng sai, cách dừng lại và đi tiếp, cách giữ những gì quý giá và chân thật, cách nhận ra, ai mới là người đã và sẽ ở bên em trong yên bình hay sóng gió , khổ đau.

    Tình bạn cũng dậy cho em một chữ Duyên, còn duyên còn nhìn thấy nhau, còn nắm tay nhau đi giữa thế gian này. Dù con đường chúng ta đi qua đã dẫm đầy sỏi đá.

    Và như thế...ban đầu là tình bạn và rồi...

    Em sẵn sàng trao cho anh những gì em có thể...

    Em biết anh không thích sự chờ đợi, bởi trong cuộc đời anh đã chờ đợi một lần và sự chờ đợi đó không được đáp lại.

    Ngồi bên anh, ngả đầu vào vai anh vừa uống cafe vừa xem trận giao hữu giữa Việt Nam và Thái Lan em thấy tâm hồn mình thư thái hơn bao giờ hết. Cảm nhận hơi ấm từ anh truyền sang, em thấy mình được che chở, thấy tin hơn vào tình yêu anh dành cho em...

    Em yêu anh nhiều hơn anh tưởng đấy chàng kiến trúc sư của em à...!
Em đa tình như trời sinh ra thế
Đủ tình yêu cho cả trăm anh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Thu Hải Thảo

LÝ THU HẢI THẢO BỊ CHỬI LÀ NGU

LTHT bị chửi là ngu. Thực ra điều này LTHTcũng quen rồi. Cũng không phản bác lại. Vì LTHT thấy mình cũng hơi ngu. Nhưng LTHTcũng thấy cái ngu của LTHT dễ thương mà. Ngu như LTHT, khối đứa muốn mà không được.



    LTHT ngu. Vì LTHT đã quên chuyện bị lừa, bị đá, bị phản bội, bị giả dối,bị đáng thương khoảng gần hai năm trở lại đây. Vì LTHT đã tha thứ. Vì LTHT đã học được cách thay đổi thái độ của mình trước một vấn đề khi không thể thay đổi được vấn đề đó. Vấn đề ở đây, có tên là quá khứ.



    LTHT ngu. Nhưng LTHT không muốn cứ mãi mãi nhìn xung quanh bằng con mắt của những điều đã qua. LTHT không làm điều đó để nói rằng, LTHT cao thượng lắm, LTHT nhân hậu lắm. Chỉ là LTHT đủ cứng cáp để biết và tin rằng mọi thứ sẽ không lặp lại với LTHT. LTHT bỏ qua mọi thứ với một niềm kiêu hãnh rằng LTHT đã vượt qua nó chứ không phải vì sợ sệt hay thương hại.



    LTHT ngu. Và LTHT biết những người chửi LTHT ngu là vì ỷêu thương LTHT. LTHT không nói đểu đâu. LTHT có vẻ rất ngu mà, nên ai cũng lo cho tLTHT rằng:  LTHT lại bị lừa. Nhưng LTHT sẽ không sao, từng đó là quá đủ để dạy dỗ LTHT khôn lên.



    Bản chất con người khó mà thay đổi. Xấu xa, giả dối thì vẫn thế, xấu xa giả dối. Nhưng cái xấu xa giả dối đó không còn, và không thể khiến LTHT tan nát, đổ bể, đáng thương như xưa nữa. LTHT đã biết ngu theo kiểu người lớn, tức là mỉm cười đối mặt với mọi thứ.



    Hãy mong cho LTHT ngày mai, bình yên, và không ngu...như...
Em đa tình như trời sinh ra thế
Đủ tình yêu cho cả trăm anh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Thu Hải Thảo

EM CHỈ LÀ VĂN SĨ NỬA MÙA


Em không hiểu lắm về nghệ sĩ, bản thân nó cũng như những con người mang nó.

 
Vì em chẳng phải (hoặc chưa phải) là nghệ sĩ, dù chỉ là một loại hạng bét nào đó, em chẳng qua là chỉ là đứa nhóc lóp ngóp giữa cái bể bơi nghệ sĩ đầy ánh sáng và vực thẳm. Để rồi một mình hoang mang. Để rồi một mình lo sợ. Để rồi một mình đau thương.

 
Nghệ sĩ. Em co mình, em muốn tránh xa, em ngồi ngắm những bơ phờ trôi trên trán họ. Nghệ sĩ, ngoài việc làm nghệ sĩ họ còn làm họ nữa, nên họ nhiều vai quá, nên họ chóng vánh quá, nên họ ơ thờ quá.

 
Nghệ sĩ. Em rụt rè chạm đầu ngón tay vào họ. Họ kiêu kỳ. Họ bắt em rượt đuổi. Họ có hàng ngàn vẻ mặt, họ có hàng ngàn tuyệt đỉnh, họ có hàng ngàn duy nhất.

 
Nghệ sĩ. Nghệ sĩ hạng bét nói, không, tôi không phải là thứ nghệ sĩ hạng bét đâu, tôi là hạng bét trừ 1, nghệ sĩ hạng bét trừ 1 nói, không, tôi không phải là thứ nghệ sĩ hạng bét trừ 1 đâu, tôi là hạng bét trừ 2.

 
Cứ thế, cứ thế, cứ thế.

 
Nghệ sĩ. Nghệ sĩ là cứ thế cứ thế cứ thế.

 
Em thì chưa bao giờ cứ thế. Em tin rằng nghệ sĩ không đong đếm được.

Em lạc lõng giữa thế giới. Em hổ thẹn với thế giới. Em không biết giấu những đêm trắng vào đâu cho tròn giấc ngủ. Nghệ sĩ, em không đủ tài năng, không đủ bản lĩnh, không đủ tham vọng, càng không đủ ơ thờ. Em khóc, em thấy những giọt châu rơi xuống đầu ngón chân. Giá buốt.
Em đa tình như trời sinh ra thế
Đủ tình yêu cho cả trăm anh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Thu Hải Thảo

NHỮNG ĐỨA TRẺ CỦA THIÊN ĐƯỜNG

    

       Cuộc sống của con người không thể nói trước được là nó sẽ ra sao. Ngày hôm nay khác ngày hôm qua và khá cả những ngày hôm sau nữa. Nhưng rồi nó lại vẫn trở về một vấn đề quen thuộc: Mối quan hệ giữa con người với con người.

     Lần đầu tiên được PGS.TS (đạo diễn – biên kịch) Trần Duy Hinh chủ nhiệm khoa sau đại học trường Đại học sân khấu điện ảnh cho xem bộ phim: Những đứa trẻ của thiên đường.

     Bộ phim này không được công chiếu rộng rãi trên toàn quốc, vì đó là bộ phim xem để thi đầu vào với những ai thi vào khoa: Đạo diễn và Viết kịch bản phim của trường Đại học sân khấu điện ảnh.

      Nhưng may mắn cho chúng tôi, vì chúng tôi là những nhà văn trẻ trong tương lai...nên đã được xem bộ phim đó trong một căn phòng nhỏ (lớp có 29 sinh viên mà không đủ chỗ ngồi).  




Children of Heaven là một trong những bộ phim thành công của Iran về đề tài trẻ thơ. Bộ phim đã gây được ấn tượng rất đậm trong tôi về hình ảnh những đứa trẻ đáng yêu và tài năng của đạo diễn Majid Majidi.

 

Có thể nói, trước kia Iran là một đất nước được ít người biết đến. Người dân nơi đây đã phải nếm trải nhiều nỗi khó khăn của cuộc sống mưu sinh khi đến nước uống họ cũng không có đủ, bởi lẽ nguồn tài nguyên duy nhất của đất nước này là dầu mỏ. Ngày nay cuộc sống của họ đã được thay đổi nhiều bởi dầu mỏ đã được coi là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nhưng không phải cái nghèo đã hoàn toàn không còn trên mảnh đất này. Chúng ta sẽ được thấu hiểu thêm về cuộc sống của người dân nghèo Iran và những tâm hồn trẻ thơ đáng yêu của trẻ em nơi đây qua một trong những bộ phim hấp dẫn của Iran: Children of Heaven, đạo diễn Majid Majidi. Bộ phim được sản xuất năm 1997, đã đạt được giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất năm 1999 và rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế khác.

 

Hình ảnh đầu tiên là cảnh cậu bé ngồi bên người thợ sửa giầy. Hình ảnh đôi giầy cũng là hình ảnh xuyên suốt bộ phim. Chuyện kể về hai em bé của một gia đình nghèo vùng nông thôn. Cậu bé Ali Mendager đã đánh mất đôi giầy của em gái Zahra khiến em bé không có giầy để đi học.

 

Ali sợ em mách bố mẹ nên đã khuyên em đi đôi giầy của mình. Hàng ngày hai anh em cứ phải chạy thật nhanh để đổi giầy cho nhau còn kịp giờ đến trường. Vô tình cậu bé Ali đã rèn luyện cho mình khả năng chạy nhanh. Cậu đã đạt giải nhất trong cuộc thi chạy dành cho các bạn nhỏ tuổi. Giải nhất ấy đã không làm cậu vui vì cậu muốn giành được giải ba để có đôi giầy mới cho em gái mình. Kết thúc chuyện là cảnh cậu bé ngồi bên bể nước thả hồn mình theo những chú cá vàng đáng yêu đang vuốt ve đôi chân nhỏ bé của cậu. Cốt truyện của bộ phim không lấy gì làm hấp dẫn người xem.




Nhưng điện ảnh là môn nghệ thuật thoả mãn nhiều nhất các giác quan của con người đặc biệt là cảm giác về âm thanh và hình ảnh, nếu ta chỉ xét cốt truyện của phim e rằng sẽ khó tìm thấy sức hấp dẫn của bộ phim Children of Heaven, và sẽ không thể lí giải được tại sao bộ phim lại để lại nhiều tình cảm đẹp cho người xem đến thế. Điều hấp dẫn nhất của bộ phim đó là nghệ thuật quay phim của đạo diễn, bởi vì từ đó ý nghĩa sâu sa mà tác giả gửi gắm trong bộ phim đã được người xem tri ân. Toàn bộ phim, người quay phim đã quay rất nhiều cảnh đôi giầy. Khán giả có cảm giác như ánh mắt của hai anh em cậu bé Ali không rời xa đôi giầy dù trong bất cứ không gian nào.

 

Ali thường xuyên nhìn xuống đôi giầy đã cũ nát của mình và nhìn sang đôi giầy của các bạn. Ali đi lên thành phố cùng bố trong một chuyến đi làm vườn cũng không bỏ qua cơ hội được ngắm nhìn đôi giầy rất đẹp của cậu bé con nhà giầu sinh ra trong nhung lụa.

 

Khi cậu bé quan sát thấy giải chạy của trường thì cậu không nhớ giải nhất và giải nhì là gì mà chỉ nhớ giải ba là một đôi giầy thể thao rất đẹp. Cậu bé đã tâm sự với em gái về điều đó và đã hứa đạt được đôi giầy và xin đổi sang đôi giầy nữ để đem về cho em. Đây là một chi tiết rất sáng tạo và rất độc đáo của nhà làm phim bởi lẽ đạo diễn hiểu rằng lúc này đây điều quan trọng nhất đối với các em là đôi giầy chứ không phải bất cứ cái gì khác. Chi tiết này cũng thể hiện tình yêu của cậu bé Ali dành cho em Zahra đáng yêu của cậu.

 

Cô bé Zahra cũng như anh trai của mình, dù đi học hay trên đường về nhà cô cũng luôn chú ý vào đôi giầy của mọi người. Nhà quay phim đã quay rất kĩ cảnh cô bé Zahra quan sát các bạn trên sân trường, cô bé chỉ chú ý đến đôi giầy của các bạn và chọn ra đôi giầy mình yêu thích nhất và ngắm nhìn lâu nhất. Cảnh quay này được để trong một thời gian rất dài. Nó đã giúp chủ đề bộ phim được nổi rõ hơn: khi người ta khao khát đến một cái gì thì người ta không thể nghĩ đến một cái gì khác nữa, người ta chỉ chăm chăm nhìn vào cái đó mà thôi.

 

Khát vọng nhỏ bé về một đôi giầy đã khiến các em nhỏ trong phim thiếu đi những ước mơ cao đẹp khác, về những điều kì diệu trong câu chuyện cổ tích mà những em bé ở tuổi các em thường mơ, hay về những điều lớn lao hơn mà các em muốn làm được trong cuộc sống. Một dôi giầy nhỏ bé đã kéo mọi ước mơ của các em xuống, đây là điều khiến khán giả cảm thấy vô cùng thương xót cho các em.

 

Hình ảnh hai em bé Ali và Zahra đã để lại nhiều ấn tượng cho khán giả. Các em là những đứa trẻ của thiên đường thực sự bởi lẽ các em đã thể hiện một tình yêu thương nhau hết sức sâu sắc và cảm động.

 

Tác giả Ruby Liang trên trang web IMDB đã nhận xét: “It’s heartening to see young children who are polite and respectful to their elders…”. Suốt một thời gian dài các em chia sẻ đôi giầy cũ và không đòi bố mẹ phải mua đôi giầy mới, phần vì các em sợ bị mắng, phần vì các em hiểu hoàn cảnh gia đình mình nghèo đến như thế nào.

 

Tâm hồn các em cũng hết sức trong sáng như trang giấy trắng vậy. Động lực để Ali cố gắng được về thứ ba cũng rất đẹp: vì thương em ngày ngày phải chạy về vội và đưa cho mình đôi giầy, và cũng vì thương mình suýt không được vào lớp học vì đi học muộn.

 

Giải nhất không làm cho Ali vui vì cậu không thực hiện được lời hứa với em gái. Trong khi đó thầy giáo dạy thể dục và thầy giáo quản trường thì thể hiện rõ sự vui mừng của mình khi Ali đạt được cúp vàng.

 

Tác giả quay trung cảnh ba nhân vật, điều đó cho khán giả cơ hội thấy rõ phản ứng của ba người và có sự nhận xét riêng. Đạo diễn đã thể hiện tình yêu thương và thông cảm đối với những số phận trẻ em nghèo nhưng có tâm hồn và tình cảm trong sáng.

 

Bên cạnh đó, không hiểu vô tình hay cố ý tác giả cũng tỏ thái độ đối với người lớn, đặc biệt là người cha của hai đứa trẻ, suốt một thời gian dài ông đã không nhận ra sự thiếu thốn của hai đứa con.

 

Phải chăng đây là một ông bố chưa thực sự quan tâm đến con mình? Chi tiết này cũng thể hiện sự thiếu logic của bộ phim vì trong thực tế thì tình trạng ông bố không hiểu việc hai đứa con mình thường xuyên phải đổi giầy đi học trong một thời gian dài như vậy là khó xảy ra.

 

Bộ phim cũng rất ấn tượng ở mức độ giản dị của nó. Toàn bộ cảnh quay chủ yếu được diễn ra ở ngõ nhỏ của một làng quê, hình ảnh ngõ nhỏ gợi cho người đọc về cuộc sống bế tắc nghèo khó của người dân nghèo nơi đây.

 

Hình ảnh này xuất hiện nhiều nhưng không làm cho người xem nhàm chán vì góc quay được thay đổi liên tục, luôn dõi theo nhân vật trung tâm, có lúc quay từ trên cao xuống tăng thêm độ heo hút của ngõ nhỏ…





            Bộ phim được làm với kinh phí không lớn, cảnh quay giản dị cốt truyện đơn giản nhưng vẫn vô cùng hấp dẫn. Bộ phim hấp dẫn ở ý nghĩa sâu sa, ở nghệ thuật quay phim, ở nhân vật…
Em đa tình như trời sinh ra thế
Đủ tình yêu cho cả trăm anh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Thu Hải Thảo

ĐÊM BUỒN MÊNH MANG

Cũng có lúc thấy mình trơ ra, lạnh lùng trước nỗi bất hạnh của người khác, lạnh lùng trước tình yêu của một người khác. Hay tôi cũng đã từng rất đau lòng và tuyệt vọng đến mức quen dần đi, đến mức chả thấy gì là khó tin cả.



    Mỗi người một cuộc đời, mấy ai chưa từng phải chia ly đau đớn sai lầm hối tiếc .



    Và sao có lúc nói ai đó những lời thẳng thắn đến phũ phàng như xát muối vào lòng họ rồi lại thấy ân hận.


    Người đòi tôi từng xu từng hào nhưng những gì người cầm của tôi, những gì tôi tổn thất, những gì tôi mang đến cho người dù là nhỏ nhất, người có bao giờ nghĩ rằng trả lại cho tôi không?



    Tôi sẽ chẳng tranh giành với ai, tình tiền quyền lực hư danh, nếu tôi đã phải buồn vì điều gì đó, buồn từ trong tâm can là khi nỗi buồn ấy không thể liên quan đến chuyện tôi đã phải xấu xí hơn ai hay thua thiệt hơn ai.



    "Ngày nào cũng mơ đến em, nguyên hình nguyên dáng, em biết không, em đã sống trong trái tim mạnh mẽ của tôi từ khi em ra đi khỏi cuộc đời tôi vĩnh viễn..." (Lời nhắn của người tình).
Em đa tình như trời sinh ra thế
Đủ tình yêu cho cả trăm anh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Thu Hải Thảo

ĐẦU XUÂN ĐI CHÙA CẦU MAY

Tôi là một người bên lương, không theo bất cứ một loại hỉnh tôn giáo nào cả. Phật ở trong lòng mình - đó chính là cái TÂM.

Tôi là người miền Bắc, nhưng MÈO BÉO (những ai đã đọc những entry của tôi, sẽ biết MÈO BÉO là ai) nhà tôi lại công tác  tại miền Nam, nên may mắn cho tôi là cũng được ngao du sơn thủy trên dọc miền đất nước.


Tết lại sắp đến...khiến tôi nhớ lại năm 2008 (ngày 03.01.2008 Tết) được vô trong Sài Gòn cùng với MÈO BÉO. Mệt quá, vì mồng 1 vẫn đang ngao du những ngôi chùa ngoài Hà Nội vậy mà mồng 3 Tết đã có mặt trong Sài Gòn đầy hoa lệ...híc..híc...


Quang đi quẩn lại vẫn là chuyện đi chùa cầu may...nhớ lại mà thấy thương cho những ngôi chùa...



Sớm Mùng 1, trong khi nhiều tuyến phố Hà Nội thưa thớt người qua lại thì tại Phủ Tây Hồ, Chùa Hà, tổ đình Phúc Khánh... dòng người đổ về đông nghẹt để cầu may. Thời tiết cũng như chiều lòng khách du xuân khi không còn quá lạnh.

 
10 giờ sáng, sân chùa Phúc Khánh chật kín. Có gia đình, ông bà, dâu rể, cháu chắt nội ngoại cùng đến lễ Phật. Bê mâm lễ, bác Nguyễn Thị Hòa (Thanh Xuân) vui vẻ nói: "Sáng Mùng 1 Tết, bận đến đâu thì bận nhưng tôi vẫn phải đi chùa cầu sức khỏe. Ngoài 60 tuổi rồi, sức khỏe giờ quan trọng lắm..."

 
Vào sâu bên trong, hương khói nghi ngút tỏa ra từ các ban thờ. Trẻ nhỏ, người già thi nhau khấn vái cầu may cho năm mới.

 
Hầu hết những người vào đây làm lễ đều không quên xin sớ cầu bình an. Bên cạnh những chữ Hán nôm ghi điều nguyện ước cho năm mới, thầy viết sớ còn điền vào tên tuổi quê quán của khách.

 
Gần trưa, lượng người tới chùa Hà làm lễ ngày một đông. Đây là một trong những chùa được giới trẻ lui tới nhiều nhất. Họ cho rằng, chưa có bạn trai hay gái, đến chùa này cầu... ắt sẽ có.

 
Lúi húi lựa chọn mâm lễ loại 100.000 đồng, Thùy Liên công tác tại một công ty liên doanh Hàn Quốc cười tươi cho biết: "Mình có người yêu rồi. Hôm nay đến đây chỉ cầu cho tình thêm chung thủy thôi".

 
Điểm mới tại chùa Hà đầu xuân năm nay, lượng người đến bán túi lộc (gạo, nuối, diêm) rất đông. Giá mỗi túi giao động từ 3.000-7.000 đồng.

 
Không khí cầu may một năm mới an lành tại chùa Quán Sứ lại hết sức nghiêm trang. Sau khi cầu khấn, thắp hương ở điện Tam Bảo, Đức Ông, Thánh Hiền, gia đình bà Lê Thị Mỹ Hoàn (13 Phù Đổng Thiên Vương) được hòa thượng Thích Thanh Tứ trụ trì chùa Quán Sứ xoa đầu lấy may.

 
“Đã hơn 20 năm nay, gia đình chúng tôi luôn có tục lệ này vào dịp đầu năm. Cũng nhờ đó mà các cháu đều trưởng thành, học xong đại học ở Bắc Kinh, học tiếp thạc sĩ ở Anh và giờ đã xây dựng gia đình hạnh phúc”, bác Hoàn chia sẻ.

 
Tại TP HCM, đông đảo người dân cũng lên chùa cầu may sáng Mùng 1 Tết. Một số đền, chùa lớn như Vĩnh Nghiêm, Thiên Hậu, Xá Lợi, Giác Lâm. Lăng Ông Bà Chiểu... đông nghẹt người ngay từ sáng sớm.

 
Tại chùa Vĩnh Nghiêm, hàng nghìn, thiện nam tín nữ đã tập trung tại sân chùa ngay từ thời khắc giao thừa, kéo dài sang sáng mùng 1 Tết. Không chỉ người lớn, các cháu nhỏ cũng thành kính chắp tay nghe vái Phật theo giọng thuyết giáo trầm ấm của các sư thày.

 
Bà Nguyễn Thanh Hương, giáo viên THPT, nhà ở phường 2, quận Phú Nhuận cho biết, năm nào gia đình cũng đến chùa Vĩnh Nghiêm ngay từ sáng mùng 1 Tết để cầu may mắn. "Tôi quan niệm Phật tại tâm, nhưng dịp đầu năm, vợ chồng con cái lên chùa dâng hương được là tốt nhất. Tôi chẳng cầu tài cầu lộc gì, chỉ cầu sức khỏe và sự thanh thản bình yên thôi", bà Hương nói.

 
Anh Nguyễn Quốc An, giám đốc công ty TNHH kinh doanh vật liệu xây dựng tại quận Tân Bình nói, đến Lăng Ông Bà Chiểu, Bình Thạnh để cầu làm ăn may mắn, "trúng nhiều quả đậm". Theo anh An, Lăng Ông Bà Chiểu khá "linh" đối với giới kinh doanh. "Tôi không phải người mê tín, nhưng có thờ thiêng, có kiêng có lành. 6 năm nay, tôi đều đến Lăng Ông vào sáng mùng, để cầu may, cầu phúc, kể từ ngày mở công ty, thấy cũng linh nghiệm", anh An chia sẻ.

 
Còn tại đền Thiên Hậu, quận 5, Thu Thủy, Minh Phương, 2 sinh viên ĐH năm cuối cho biết lễ Phật đầu năm để cầu may mắn đường công danh, sự nghiệp. "Em chưa từng đi lễ chùa vào sáng mùng 1 Tết lần nào, nhưng năm nay em sẽ tốt nghiệp, đi làm nên đi theo các bạn thử cầu may xem sao", Thủy nói

  
Tuy nhiên không ít cụ già phàn nàn về tình trạng lộn xộn của các đền chùa, dịp Tết bởi những người bán vé số, bán nhang, sách tử vi và những người con bói dạo.

 
"Các trò giải trí đội mác 'trò chơi dân gian' mọc lên tùy tiện trước khuôn viên một số đền, chùa trong thành phố cũng khiến những nơi này mất đi vẻ nghiêm trang thường ngày", ông Trần Văn Dũng, cán bộ hưu trí, phật tử chùa Vĩnh Nghiêm phàn nàn.

Theo ông Dũng, ban quản lý các đền, chùa nên phối hợp chính quyền địa phương, giải quyết các tình trạng bát nháo trên, để gìn giữ vẻ trang nghiêm tĩnh lặng cho những nơi này. "Hầu hết phật tử tới chùa với mong muốn tìm sự tĩnh tại cho tâm hồn. Đền chùa bát nháo thế này thì không nên", ông Dung nêu ý kiến với một tâm trạng buồn buồn.
Em đa tình như trời sinh ra thế
Đủ tình yêu cho cả trăm anh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Thu Hải Thảo

XE ĐẠP ĐÔI

Những đêm phố yên ả và thanh bình, hai đứa dạo chơi. Tôi thấy mình ấm áp bên em. Lá thì thầm như lời tỏ tình bên tai chỉ hai đứa biết. Tôi lái xe bằng một tay, tay còn lại nắm lấy tay em, chầm chậm đạp xe, có khi vừa đi vừa hát nữa, bài hát tình yêu Love story hơi buồn buồn, nhưng không có đứa nào buồn.

 
Tôi đùa Thy: “Anh sẽ thì thầm bên tai em cả đời Thy nhé!”, em nhại lại: “Em cũng thì thầm bên tai anh cả đời, chúng mình chỉ nuốt nước bọt mà sống thôi”. Cả hai cùng cười.

 
Tôi yêu Thy chỉ vì hai đứa có cùng sở thích, đó là đi xe đạp đôi vào những buổi chiều. Vô tình chúng tôi gặp nhau ở hiệu cho thuê xe đạp. Lúc đó, hiệu chỉ còn trống một chiếc mà đến hai người thuê. Chủ hiệu bảo hay là hai người đi chung. Em lưỡng lự ngại ngùng, nhưng tôi bảo em thích thì chúng ta cùng đi. Thế là đi. Chúng tôi quen nhau từ đó. Buổi chiều hôm đó đã thành định mệnh cho một tình yêu. Một vòng hồ Tây, em muốn đi vòng nữa. Cả quãng đường chỉ có tiếng cười như thân từ lâu. Đi nữa chứ anh? Em hỏi. Tôi bảo ừ đi. Thế là lại đi. Trên đường Âu Cơ, một chiếc xe tải đi sát vào lề đường, xe chúng tôi dài nên không tránh kịp, loạng choạng rồi đâm vào lề, mỗi người chỉ xước tí da. Tiếng cười vẫn không dứt.

 
           Đêm đó về, tôi mông lung nghĩ tới người con gái duyên dáng tên Thy có mái tóc vàng hơi xoăn và tôi... làm thơ.

 
Chiều hôm sau gặp nhau, tôi trao tặng Thy bài thơ. Thy đọc xong rồi cười. Chúng tôi lại thuê chung một chiếc xe đạp đôi. Chủ hiệu bảo: “Đã thân nhau rồi cơ đấy, lớp trẻ có khác, cái gì cũng nhanh”. Hai đứa nhìn nhau cười ha hả.

 
Đường vòng quanh hồ Tây bỗng trở nên quen thuộc. Từ đường Thanh Niên lên Yên Phụ, qua Âu Cơ, đi ra Lạc Long Quân rồi quay lại Thụy Khuê. Hành trình của vòng bánh xe đều đều lăn trên những con đường tôi đã trải thơ. Mỗi chiều đạp xe cùng nhau tôi đều ghi lại bằng những câu thơ tình tứ. Thy bảo: “Anh lãng mạn thế này, cuộc sống lúc nào cũng có niềm vui”. “Đúng rồi, sau này anh rước em về, lối em đi anh trải đầy thơ, anh còn mang xe đạp đôi đón em nữa”, “Vậy thì nhà gái sẽ cười chết, cái thời nào rồi mà còn xe đạp!”. Tôi nói: “Chỉ chúng mình hiểu nhau là được. Vì em là nàng thơ của anh nên cả đời anh đọc thơ cho em”.

 
Tôi đi làm và đi học cũng bằng chiếc xe đạp nửa tây nửa ta. Xe đạp không yếm mác, người ta gọi là “xe cởi truồng”, gò lưng xuống mà đạp. Tôi thường đến thăm và đón em đi chơi cũng bằng chiếc xe đạp này.

 
       Có lúc vui tôi hỏi em rằng, tại sao em lại thích ngồi xe đạp của một gã làm thơ lãng mạn nghèo nàn, trong khi ở thời buổi này người ta đưa đón nhau bằng ô tô, xe máy. Thy nói, bao giờ em kiếm được anh chàng đưa đón bằng xe máy em sẽ bỏ anh. Tôi nói, em sẽ nhớ anh và thơ anh đến phát khóc, em không xa anh được đâu.

 
Tôi biết, bạn bè nhìn em, có đứa còn chế nhạo, sao con Thy lại đi yêu một thằng nhà nghèo. Học ngành ngân hàng thì cũng phải kiếm anh chàng bưu điện hay kinh tế. Bây giờ con gái thường chọn những anh chàng học và làm nghề có tương lai, kiếm được nhiều tiền. Em cãi lại. Lúc gay gắt lên, em bảo chúng mày kệ tao, tao thích thế. Chúng mày không ưa thì thôi.

 
Tôi nhìn em hồi lâu, sao em đáng yêu đến thế. Phải thưởng em một chầu xe đạp thôi. Hai đứa lại rủ nhau đi thuê xe, lúc nghỉ, ngồi lại quán ốc bên đường Hồ Tây, ăn thì ít nhưng ngắm người, ngắm xe thì nhiều. Giữa đô thị đang tấp nập người và xe trong bộn bề công việc lo toan, có hai kẻ rong chơi bằng xe đạp. Nhiều ánh mắt nhìn chúng tôi như một vật thể lạ đến từ hành tinh khác.

 
Một chiều mưa Thy ốm, không đi xe đạp đôi, tôi đến thăm em. Thấy đầu tôi ướt, em thốt lên sao anh ăn mặc phong phanh thế, chẳng chịu mặc áo mưa. Tôi vào phòng, bảo anh đến đây để em sang bớt cái sốt cho anh, em đỡ nóng còn anh đỡ lạnh. Em gắt lên “Cái anh ngốc này!”. Tôi đọc một đoạn thơ để lấp cái gắt gỏng đáng yêu kia. Em đưa tay ra hứng mưa, bảo em sẽ nhớ mãi chiều mưa này. Rồi em khoe, hôm nay em học đến giá trị thặng dư đấy. Anh có nghĩ tình yêu cũng có giá trị thặng dư không? Tôi chỉ cười, không trả lời. Em bảo đúng là “nhà thơ” có khác, nhắc đến kinh tế là im thin thít.

 
Thầy giáo của tôi làm thơ, ông luôn tự hào về mối tình xưa cũ của mình. Một mối tình đầy thơ và sóng gió. Người thầy yêu cũng giống như cô gái trong kịch bản thầy đã viết. Về sau cô ta đã theo một người đàn ông khác. Người con gái thầy yêu cũng thế. Bây giờ thầy chỉ có một mình dạy học và làm thơ, cuộc sống rất vui vẻ. Thầy luôn yêu đời và quý mến học trò. Có thể con gái không thích người làm thơ vì họ lãng mạn, mây gió và đặc biệt là họ nghèo không bảo đảm cho người bạn đời có một cuộc sống đầy đủ. Gặp chúng tôi, thầy hay bảo: “Đừng nản, các cậu còn trẻ, làm thơ nhưng vẫn nhiều em theo”. Hôm tôi đưa Thy đến thăm thầy, thầy nói với Thy: “Thằng Khánh thế mà tài, tài mới được em yêu”. Em cười. Khen thầy đẹp trai và lãng mạn nữa.

 
Khi Thy khỏi ốm, tôi đưa em về quê bằng chiếc xe đạp “cởi truồng” của mình. Em ngồi lên đòn ngang phía trước. Con đường về quê chỉ có 30 km. Không xa. Trước khi đi em hỏi:

 
- Anh có ngại không?

 
Tôi lắc đầu bảo không, rồi hỏi lại:

 
- Vậy em có ngại không?

 
       Em cũng lắc đầu. Lát sau đổi ý, em bảo có ngại. Ngại vì không biết bố tôi sẽ nói thế nào. Đi giữa đường, em quay lại hỏi:

 
- Nếu bố anh cấm chúng mình quan hệ với nhau thì sao?

 
- Em này, làm sao bố anh lại cấm? Bố anh là người rất tâm lý.

 
      Tôi vừa đi vừa huýt sáo cho em vui. Con đường quen thuộc về nhà ngắn dần. Thoáng chốc đã thấy cánh đồng quê trước mặt. Đêm ấy em đã ngủ nhưng bố còn thức. Bố gọi tôi ra sân nhắc nhở, giọng buồn buồn:

 
- Bố không có ý nhiều chuyện, cũng chẳng phải tướng số gì. Nhưng bố nhìn con Thy không hợp với con. Đôi mắt nó sắc, mệnh nó trái với mệnh con, lấy nhau sẽ không hợp. Trông nó tiểu thư lắm, mà nhà mình thì... Mày theo bố, làm thơ. Cuộc đời mày cũng gian truân lắm con ạ!

 
Tôi thấy lo. Dẫu rằng tôi chẳng tin những điều đó bởi Thy rất yêu tôi. Nhưng bố tôi chưa nói sai bao giờ. Bố tôi ngày xưa nổi tiếng lãng mạn, một nhà thơ cầm súng, đi khắp các chiến trường. Bố gặp mẹ ở chiến trường. Mẹ lúc ấy là thanh niên xung phong mê thơ của anh chàng gầy còm là bố tôi. Bố kể lại rằng, khi ấy đi lại khó khăn lắm. Nhưng hai người vẫn thường xuyên gặp nhau. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm đất nước hoàn toàn thống nhất thì bố mẹ tôi cưới nhau. Sau này, khi đã có tuổi bố vẫn thường đèo mẹ đi ngoài đê đến đầm sen ngắm cảnh và làm thơ. Chỉ tiếc mẹ đã mất sau một căn bệnh hiểm nghèo, không còn được cùng bố an hưởng hạnh phúc tuổi già.

 
Bố nghèo nhưng mẹ không bao giờ thôi yêu. Tình yêu ấy khiến cho tôi kính nể. Khi còn sống, mẹ bảo: “Cuộc sống giàu niềm vui và hạnh phúc mới có ý nghĩa, tuy vật chất có nghèo nàn”. Tôi làm thơ, cũng mong mình sẽ có một người vợ cùng sống cuộc sống có ý nghĩa bằng niềm vui do hai người tạo ra. Và tôi đã có Thy ngự trị trong tim.

 
Những ngày sau, tôi và Thy vẫn đi với nhau, vẫn dạo phố bằng xe đạp đôi quanh hồ Tây. Thi thoảng tôi vẫn đứng đợi em ngoài cổng trường. Bạn em cười vì thấy riêng mình tôi đón người yêu bằng xe đạp. Hai đứa cứ nhắc nhau ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp này để mai sau nhớ đến như một kỷ niệm. Những góc phố, những hàng cây liêu xiêu, những vòng xe quay, những quán cóc nhỏ bé, hàng ốc luộc quen thuộc. Tất cả những bình dị đó khi có ánh sáng tình yêu bỗng trở nên đẹp lạ lùng. Chúng sẽ được nhắc lại sau này, khi hai đứa thành vợ chồng, ngồi thủ thỉ với nhau và cười.

 
Những ngày bên nhau qua đi êm đềm như một buổi chiều dạo xe. Em sắp phải theo gia đình vào TPHCM. Thy nói rằng, bố mẹ em muốn em đi xin việc làm trong đó. Tôi buồn chẳng muốn làm thơ. Ngày em đi, tôi không được đèo em bằng chiếc xe đạp của mình. Đã có ô tô chở cả nhà ra sân bay. Tôi ngẩn ngơ, nghĩ rằng em đi rồi nay mai em lại về.

 
       Thành phố vào xuân, cảnh vật ngủ vùi trong màn mưa xuân li ti và hương hoa ngào ngạt. Nhưng không có em. Tôi không đi dạo xe mỗi chiều nữa. Những đêm về da diết nhớ, tôi lại làm thơ. Chiếc xe đạp cọc cạch chỏng chơ góc nhà. Tôi nhìn nó rồi cười, nụ cười méo xệch. Nhiều lần trong mưa, tôi đạp xe đến nhà em, đến nơi mới nhớ ra là em đã xa rồi. Tình yêu đôi khi làm cho con người lú lẫn. Tôi ngậm ngùi quay về. Ba tháng trời qua đi, em gọi điện ba lần, bảo em mới vào nên còn nhiều chuyện dang dở và phải làm gấp. Đến tháng thứ tư vì nhớ quá nên tôi đã quyết định vào TPHCM. Em cản. Tôi hỏi, em chỉ nói anh chưa vào được.

 
Không phải là chuyện trong kịch bản mà là sự thật. Một sự thật phũ phàng. Tôi đã tìm được nhà em nhờ vào địa chỉ mà em nói trong cuộc gọi lần trước. Cửa khóa bên trong. Tôi quay đi. Buổi tối, tôi lại đến bằng chiếc xe đạp mượn của người bạn. Căn phòng trên gác sáng đèn. Tôi đã nhìn thấy em và một người đàn ông khác. Tôi hiểu vì sao em không muốn tôi vào với em. Có lẽ bố tôi đã đúng. Câu nói sâu xa của thầy giáo cũng đúng. Thầy không viết kịch bản để tự an ủi mình. Có những điều tưởng đã trong tầm tay nhưng rồi vẫn vuột mất.

Em không biết là tôi đã tìm em, càng không biết vì em mà bây giờ tôi phải lang thang trên những con phố Sài Gòn xa lạ. Phố thì tấp nập mà tôi cô đơn và thờ thẫn quá. Những lời hứa đợi chờ ngày trước đã thoảng như gió bay.
Em đa tình như trời sinh ra thế
Đủ tình yêu cho cả trăm anh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Thu Hải Thảo

Ở MỘT NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC

Một ngôi nhà hạnh phúc, là công xây đắp của hai người tật nguyền. Họ từng là những vận động viên khuyết tật trong đội đua xe lăn Việt Nam tham dự Para Games 4, mang vinh dự về cho thể thao nước nhà. Giờ không còn là vận động viên thể thao nữa. Hai con người đó tự tìm cho mình công việc lâu dài, đó là việc sản xuất chổi chít. Ngôi nhà họ giờ được gọi là “ngôi nhà chổi chít”, tình yêu cũng được bạn bè gọi là “tình yêu chổi chít”. Cặp vợ chồng đó là Hoàng Hồng Kiên và Nguyễn Hồng Thức.   
Mỗi người một cảnh ngộ

 
Tôi hẹn gặp vợ chồng anh chị. Khi đợi ở đầu làng lụa Vạn Phúc. Anh Kiên đi xe máy ba bánh ra đón với khuôn mặt rạng ngời. Cái dáng anh ngồi vắt vẻo trên xe, không có chân, thật ngộ, thật đáng thương. Nhưng anh vẫn điều khiển tốt xe máy, làm tốt mọi việc. Anh di chuyển chủ yếu nhờ tay, hai cánh day đủ sức nâng một cơ thể cường tráng. Lúc nào anh cũng mang theo hai chiếc ghế gỗ nhỏ thấp. Chúng vừa là chân, vừa làm ghế. Tay anh cầm ghế làm động tác như chân bước rồi để người chạy trên ghế đó, thuần thục, nhanh nhẹn. Trong ngôi nhà nhỏ, vợ chồng anh tâm sự về đời mình.

 
Hoàng Hồng Kiên sinh năm 1980 tại Lạng Sơn. Trước đây trong chiến tranh, mẹ chị không may mắn vướng mìn mất một tay một chân. Đến khi sinh nở Kiên, cô con gái lại bị di chứng chất độc màu da cam và liệt hai chân. Tuổi thơ Kiên trôi đi trong mờ mịt sương của vùng núi Lạng Sơn. Lớn hơn một chút, thấy bạn bè cùng trang lứa đi học, Kiên cũng muốn được đến trường nhưng chẳng nơi nào chịu nhận dạy một cô bé tật nguyền. Khi em chị vào lớp 1, chị học cùng em. Rồi nhờ một số bạn chỉ dạy thêm cho. Chị biết đọc biết viết. Năm 15 tuổi, Kiên biết suy nghĩ đễn ánh mắt của những người xung quanh. Người xung quanh nhìn chị với ánh mắt khinh miệt. Chị nghĩ mình cần phải làm việc gì đó để nuôi mình, người khác khỏi coi mình là đồ bỏ đi. Nhưng lúc đó, chị chỉ giúp được mẹ bán hàng ở nhà. Năm 1999 Hội Người khuyết tật tỉnh Lạng Sơn tặng Kiên một chiếc xe lăn, vậy là suốt ngày chị rong ruổi trên chiếc xe và nghĩ cách thoát ly. Một lần, vô tình nghe trên đài biết Hội Người mù thị xã Hà Đông mở cơ sở chuyên làm tăm tre và chổi chít dành cho người khuyết tật. Chị đã trốn nhà tìm đến Hà Nội mà hỏi thăm đến địa chỉ cần tìm. Mất hai ngày phải ngủ vật vã ngoài đường. Sau khi hỏi rõ, Kiên mới biết Hội Người mù Hà Đông chỉ là địa chỉ tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật quanh khu vực Hà Đông. May thay hội đang thiếu một người đi bán chổi, họ nhận chị vào làm và giao cho công việc bán chổi chít, chị vừa đi đường vừa rao. Từ đó hàng ngày chị dậy sớm, mang chổi đi bán khắp các chợ, ngõ ngách của Hà Đông, Hà Nội. Cuối năm 2002, chị đến bán chổi ở Trung tâm thể thao người khuyết tật trên phố Khúc Hạo (Hà Nội). Thấy Kiên khỏe mạnh huấn luyện viên cử tạ gọi vào tập thử. Vốn là người miền núi, lại qua nhiều tháng ngày đi bán chổi rong giúp chị có một sức bền tốt. Từ hôm ấy, chị bắt đầu việc luyện tập môn đua xe lăn và vẫn đi bán chổi để có thu nhập duy trì cuộc sống. Đó cũng là cơ hội để chị gặp “đức lang quân” ngay nay.

 
Đức lang quân ấy là Nguyễn Hồng Thức sinh năm 1975 tại Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội. Hai người gặp nhau trong những ngày tháng cùng luyện tập, cảm mến, rồi yêu và xây dựng gia đình vào tháng 10 năm 2004. Hồng Thức trước đó từng là một cậu bé khỏe mạnh, đẹp trai. Nhưng chẳng may bị tai nạn. Anh nhớ lại: “Điều đau khổ nhất trong cuộc đời mà đến nay tôi vẫn còn nhớ xảy ra ngày 7-2-1989. Đó một đêm tối trời, trên đường đến nhà người bạn, tôi đã bị xe lửa cán làm đứt lìa đôi chân. Tai nạn khiến tôi suy sụp hoàn toàn và đã từng nghĩ đến cái chết. Nhưng sau lấy lại được bình tĩnh và lòng ham sống”. Gia đình anh cũng không thể ngờ được con trai họ lại lấy được tự tin nhanh đến vậy. Trong nhiều lần xem truyền hình, Thức thấy có nhiều người đau khổ hơn mình, nhưng nhờ chịu khó học hỏi, họ vẫn thành công. Những câu chuyện vượt qua số phận khắc nghiệt của cuộc sống đã an ủi, động viên và làm cho Thức tin rằng mình cũng làm được nhiều việc có ích. Từ đó anh sẵn sàng làm bất cứ việc gì để tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình. Từ việc làm ruộng, cuốc đất, chăn lợn, nuôi gà, làm hàng mã...anh đều làm tốt nếu không muốn nói là có việc làm tốt hơn người bình thường. Vốn đam mê thể thao đặc biệt là cử tạ từ bé. Dù bị mất đôi chân nhưng Thức vẫn thường xuyên luyện tập. Năm 2002, gia đình động viên, anh xin vào đội đua xe lăn của thành phố để luyện tập. Từ đó mà quen Hồng Thức, cô gái duyên dáng, ánh mắt tình tứ. Rồi cùng giúp đỡ nhau, gặt hái những thành công.

  
Vợ chồng bán chổi gặt huy chương

 
Năm 2003, tại giải điền kinh tiền ASEAN Paragame, Hồng Kiên đoạt 2 Huy chương Vàng (HCV). Chị đã bật khóc khi lần đầu tiên trong đời được cầm số tiền quá lớn với mình (12 triệu đồng tiền thưởng huy chương). Rồi ASEAN Paragame 2005 tại Thái Lan, chị tiếp tục gặt hái 4 HCV và 1 HCB. Nhưng mất mát chưa dừng ở đó. Năm 2007, trên đường vào Huế thi đấu, Kiên bị tai nạn giao thông trên đoạn đường Cầu Giẽ. Liệt cả hai chân, nay lại bị gẫy tay, chấn thương khắp người, ước mơ thể thao với Kiên tưởng như chấm hết. Anh Thức phải đưa vợ về Hà Nội chữa trị. Bác sĩ, huấn luyện viên đến thăm, ai cũng ái ngại. Đưa vợ về Hà Nội, Hồng Thức lẳng lặng vào Huế, tham gia thi đấu.  Kỳ diệu thay, anh đã đoạt tới 4 huy chương vàng. Còn Hồng Kiên, dù gẫy tay, khi vừa ra viện chị đã âm thầm tập luyện ở đường làng rồi trở lại trung tâm. Tháng 1-2008, trong đội đua xe lăn dự Para Games 4, tổ chức tại Thái Lan, Hồng Kiên lại tham gia. Lần nữa, khi vết thương còn chưa lành, trên đường đua, Kiên lại bị ngã do xe một đồng đội phía sau lao vào, một cánh tay bị sai khớp. Đến phút chót của ngày thi đấu, Kiên vẫn nằng nặc xin được tham gia dù đau đớn đến không cầm được đũa ăn cơm. Được đồng ý đua, chị chạy xe băng băng như để khẳng định khả năng quật cường của mình. Và đã giành được hai huy chương vàng, một huy chương bạc. Hai vợ chồng ôm nhau khóc trong niềm vui sướng. Thức nói: “Em thật kiên cường!”. Kiên nói trong nước mắt: “Có anh động viên em mà. Công lớn là ở anh”

 
Thành công như vậy, nhưng hai vợ chồng đã tìm cho mình một công việc khác, làm cho ổn định cuộc sống lâu dài. Hai vợ chồng chia tay với đường đua, lưu luyến đấy, nhưng phải chấp nhận. Cái việc sản xuất chổi chít đến với vợ chồng anh cũng lạ lùng. Khi ấy, chỉ vì tự ái trong một lần chị vợ không có chổi để quét nhà. Anh Thức đã tự đi làm chổi. Thấy mình làm được, anh bảo vợ: “Hay là vợ chồng mình làm chổi chít để bán. Làm không khó đâu”. Chị vợ đồng ý. Thế là vợ chồng lại kỳ cọt tìm mối mua chít. Sau này, hai vợ chồng chỏ nhau bằng xe “hiệu thương binh” lên tận Hòa Bình mua chít, thuê ô tô chở về, rồi lại nhờ người khuân vác vào xưởng, chất đầy để sản xuất dần. Anh Kiên tuy không có chân, nhưng cánh tay chắc khỏe, khéo léo nên làm chổi đẹp, chắc chắn và bền hơn người có chân. Chị Kiên đi bán rong, thấy nhiều người khuyết tật nhưng còn khả năng, mời về làm cùng. Điều đó xuất phát từ tình yêu thương đồng loại, muốn giúp đỡ những người khó khăn, gian khổ.

 
Khuyết tật, nhưng có tình yêu, dẫu vậy, tôi không ngần ngại hỏi anh về chuyện cưới xin. Anh Thức cười khì khì:  “Vợ chồng cũng gặp phải sự phản đối của đôi bên gia đình. Nhưng hai đứa quyết tâm. Mình hứa mình sẽ  làm mọi việc để vợ được hạnh phúc. Thế rồi đôi bên gia đình thương, ủng hộ. Vợ chồng cưới nhau, vốn liếng ít, nhưng sống cũng tàm tạm”. Ngôi nhà và xưởng của “vợ chồng chổi chít” ở cạnh nhau, thuê một triệu đồng mỗi tháng. Hồng Thức bảo chổi của anh đắt hàng lắm. Người làng Vạn Phúc biết tiếng đến mua nhiều, vì nó rẻ hơn bên ngoài, lại bền. Cũng nhờ bền, mẫu mã đẹp mà chổi của vợ chồng anh nhiều mối buôn hỏi mua nhưng anh không bán. Anh bảo để vợ đi bán lẻ, kiếm thêm chút tiền làm vốn, sau này có điều kiện thì thuê nhà, mở rộng xưởng giúp người khuyết tật có công ăn việc làm. Hồng Thức nói với tôi rằng, bất kể người khuyết tật nào đến xin làm, anh cũng nhận. Anh còn bảo tôi nếu gặp người khuyết tật nào cần việc, mang đến chỗ anh, anh dạy làm, rồi trả lương hậu.

 
“Ta yêu nhau hơn cả bản thân”

 
Đó là tình yêu, là hạnh phúc của hai con người không thể dùng chân để đứng thẳng trên mặt đất. Nhưng họ đã ngẳng cao đầu, đã sống bằng tình yêu, lòng tự trọng và một khát vọng hướng về tương lai. Hai vợ chồng đang có ý định sinh con. Nó sẽ là một niềm vui, một sự động viên lớn cho cả hai ở con đường tiếp theo. Nhìn khuôn mặt Hồng Thức, thấy chị mặn mà, nhân hậu, cách xưng hô của chị với chồng cũng đầy nữ tính. Ngôi nhà nhỏ ấy, dường như không bao giờ thiếu sự chăm sóc, niềm vui, tiếng cười. Qua nói chuyện, tôi còn biết chị Hồng Thức trước đây còn làm thơ nữa, và từng đoạt giải nhì thơ viết về người khuyết tật do tỉnh Lạng Sơn tổ chức. Bài thơ có đoạn:

 
Giá đừng có chiến tranh

 
Thì đâu có những mái đầu xanh phải chịu cảnh tàn phế

 
Đâu có những cuộc tiễn đưa nhiều nước mắt

 
Vợ tiễn chồng; mẹ tiễn con

 
Để rồi từng đêm từng đêm

 
Mẹ ngồi thao thức nhớ thương con

 
Ôi chiến tranh!

 
Chiến tranh đã qua đi

 
Nhưng vết thương đau còn đó

 
Có biết bao mái đầu xanh vô tội

 
Phải mang trong mình chất độc màu da cam

 
Và trong đó có tôi!...

 
Bài thơ là nỗi lòng của một người khuyết tật, đã khiến nhiều người cảm động rơi lệ. Chị thích làm thơ và từng có thơ in ở tạp chí Thế giới phụ nữ, tạp chí Gia đình....Với chị, thơ chỉ để khuây khỏa nỗi buồn, là điểm tựa nương cho những lúc yếu lòng. Hai vợ chồng ở với nhau, thời gian chưa thật nhiều, nhưng cũng có những bí quyết để gìn giữ hạnh phúc. Đó là sự thông cảm sẻ chia, tôn trọng và nâng đỡ, giúp nhau vượt qua đường đời đầy bon chen và bão gió. Anh Hồng Thức khảng khái, bộc trực, rất biết chăm vợ và luôn luôn nghĩ rằng mình là chủ của một gia đình, cũng sẽ là một ông bố trong tương lai. Cũng cần phải chuẩn bị điều gì đó thật vững chắc, như một ngôi nhà riêng chẳng hạn. Đó là một ước muốn thiết thực.



Tạm biệt anh chị, tạm biệt ngôi nhà chổi chít, tình yêu chổi chít, chúc anh chị mãi khỏe, gìn giữ cho mình tiếng cười, để thắp lên cho đời nhiều tiếng cười.
Em đa tình như trời sinh ra thế
Đủ tình yêu cho cả trăm anh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 16 trang (151 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối