Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [20] [21] [22] [23] [24] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

buithison

NGUYỄN NGUYÊN BẢY TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

NGUYỄN NGUYÊN BẢY
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
ĐÀI VOV VỀ SÁCH VĂN BẠN VĂN

Thưa ông, tôi là Ngô Huyền Anh, biên tập viên Ban Văn Nghệ Đài TNVN..
Chào đồng nghiệp, gần 50 năm trước tôi cũng là biên tập viên Ban Văn Nghệ Đài TNVN, vì vậy, trước cuộc phỏng vấn này xin phép cô cho tôi được nói lời chúc mừng sự tồn tại bền lâu của Ban Văn Nghệ Đài TNVN, chiếc nôi văn chương của đời tôi, cho tôi được nói lời tri ân với các đồng nghiệp quá cố và lời nghĩa tình với các đồng nghiệp thời tôi nay đã hưu nhàn: Phạm Tuân, Phạm Tuyên, Hoàng Ngọc Anh, Phan Trác Hiệu, Trần Nhật Lam, Nông Thị Nhuận, Hồ Bắc, Trần Trung, Vũ Thanh, Trúc Thông, Tuấn Vinh, Lê Xuân Đố, Vũ Quần Phương, Trần Mạnh Thường, Lê Đình Cánh...và các đồng nghiệp trẻ thời nay, như cô, mà tôi chỉ biết tên, chưa biết mặt, ngày ngày vẫn tung thả văn nói lên trời như lộc mưa, hoa nắng.

Xin thay mặt các đồng nghiệp nhiều thế hệ Ban Văn Nghệ VOV cảm ơn ông. Được biết, ông từ TpHCM ra Hà Nội, giới thiệu bộ sách Văn Bạn Văn và Thơ Bạn Thơ do ông và bà Lý Phương Liên chủ trương. Xin ông vui lòng cho biết vì nguyên do gì mà ông bà quyết định thực hiện hai bộ sách này?
Như đã thưa với đồng nghiệp, BVN đài TNVN là chiếc nôi văn chương của tôi, và tôi đã đi trọn đời mình cho đến khi nghỉ hưu tại Đài Truyền hình TpHCM. Cả một đời mê văn nói, văn hình, nhưng mắt luôn ngước thèm văn chữ, mộng mỵ ước in ra sách hy vọng sách có tuổi thọ dài lâu hơn. Đó là nguyên cớ  một của riêng tôi. Bây giờ nói đến nguyên cớ hai, trong cuộc đời cầm bút, chúng tôi ( Nguyễn Nguyên Bảy và Lý Phương Liên) đã được chữ nghĩa trả công ngọt bùi thì ít, dắng cay thì nhiều, thậm chí hơi nhiều những họa ách kiệt sức. Nhưng kỳ lạ thay, ngay trong những họa ách kiệt sức ấy, chữ nghĩa vẫn thả phao cứu sinh và đưa tay nâng chúng tôi đứng dậy. Chữ nghĩa là Phật, là Bồ tát. Ân tình ấy không trả được thì thật là bất nhẫn, bất công. Nguyên cớ ba, các bạn văn thơ thời chúng tôi, đa phần đã cống hiến cả cuộc đời cho chữ nghĩa, cũng có những mộng mỵ như chúng tôi và cũng gặp những này, khác của cuộc đời, thơ văn viết ra đủ nhiều, đủ hay, nay muốn trao cho chúng tôi vinh dự tập họp, in thành sách như một cách góp sức cùng nhau ghi dấu ấn vui buồn một thời. Chúng tôi đón nhận vinh dự ấy một cách tự nguyện và xin cống hiến trọn vẹn tình yêu, tâm sức và khả lực của mình.

Ông có thể nói rõ hơn về nội dung hai bộ sách đang thực hiện, đặc biệt là bộ sách Văn Bạn Văn ?
Thơ Bạn Thơ và Văn bạn Văn dự kiến mỗi bộ 10 tập, là hai bộ sách xuất bản theo giấy phép của Nhà nước, không tham gia thị trường sách, không quyên góp tài chính dưới bất kỳ hình thức nào, nhuận bút là sách biếu tặng.
Bộ sách Thơ Bạn Thơ do Nguyễn Nguyên Bảy và Lý Phương Liên đồng chủ biên, đã xuất bản được hai quyển với gần 150 nhà thơ trên khắp các vùng miền tham gia và được đông đảo bạn đọc chào đón, khích lệ.
Bộ sách Văn Bạn Văn do Nguyễn Nguyên Bảy chủ biên, khởi động sau, nay mới ra được Quyển 1. Xin được giới thiệu đôi lời về tập sách Văn bạn Văn này. Sách dầy 300 trang, khổ 20x20, bìa cứng, in ấn đẹp. Sách gồm hai phần, mỗi phần 150 trang.
Phần 1 là phần Văn Ngắn, tập hợp tất cả các thể loại bút ký, ký sự, văn luận, văn đò đưa, văn chân dung. Một vài dẫn dụ: Bài của nữ tác giả Hoàng Thụy Anh nhan đề “Nguyễn Khoa Điềm và chuyện ngược dòng vể cõi lặng” xếp thể Văn Đò Đưa. Bài “ Tế Hanh, trôi dạt giữa hai bờ sông mê” của Nguyễn Thái Sơn xếp mục Văn chân dung trích ngang. Bài  “Hà Nội bốn mùa” của Nguyễn Anh Tuấn xếp mục Tủy bút điện ảnh. Chùm 4 bài viết của Trần Huy Thuận về tai, mắt, mũi, mồm xếp loại Văn Luận…
Phần 2 là phần Văn Truyện, tập hợp 20 truyện ngắn do tác giả hoặc do biên tập chọn đọc. Với các cây bút đã thành danh và các cây bút yêu văn chương cả đời nay mới ra mắt truyện, gồm : Tạ Duy Anh, Ngọc Bái, Lê Thế Biên, Văn Chinh, Phùng Thành Chủng, Lê Bá Duy, Nguyễn Hiếu, Hoàng Xuân Họa, Nguyễn Minh Khiêm, Văn Thành Lê, Lại Văn Long, Phùng Gia Lộc, Trần Nhương, Lê Xuân Quang, Bùi Ngọc Tấn, Võ Diệu Thanh, Nhật Tuấn, Triệu Xuân, Phùng Hải Yến.

Xin ông cho biết, vì sao ông định lượng 10 tập cho mỗi bộ sách?
Tạm coi đây là cuộc chọn đọc số đông, khách quan, vô tư, công bằng, không áp lực, không bỏ sót, với tiêu chí văn là văn, thơ là thơ, để thành tựu được cho mỗi thể loại MỘT TẬP VĂN HAY/ MỘT TẬP THƠ HAY của thời chúng ta. Tuy nhiên, đây chỉ là nguyện ước của cá nhân chúng tôi. Kinh mong hãy mở lòng hưởng ứng, giúp đỡ.

Cảm ơn và chúc ông năm mới sức khỏe, niềm vui với công việc của mình. (Riêng tư) Cháu cảm ơn bác đồng nghiệp.

                                                                N.H.A thực hiện
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

khitieu

Đọc mãi chỉ thấy một câu quan tâm !!!

buithison đã viết:
NGUYỄN NGUYÊN BẢY TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

NGUYỄN NGUYÊN BẢY
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
ĐÀI VOV VỀ SÁCH VĂN BẠN VĂN

Với các cây bút đã thành danh và các cây bút yêu văn chương cả đời nay mới ra mắt truyện, gồm : Tạ Duy Anh, Ngọc Bái, Lê Thế Biên, Văn Chinh, Phùng Thành Chủng, Lê Bá Duy, Nguyễn Hiếu, Hoàng Xuân Họa, Nguyễn Minh Khiêm, Văn Thành Lê, Lại Văn Long, Phùng Gia Lộc, Trần Nhương, Lê Xuân Quang, Bùi Ngọc Tấn, Võ Diệu Thanh, Nhật Tuấn, Triệu Xuân, Phùng Hải Yến.
                                                               N.H.A thực hiện
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

Ước tay dài rộng bằng trời, để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu !
Thơ BUI THỊ SƠN
THƠ NGUYÊN TIÊU

22/02/2013@21h46, No views, viết bởi: buithison
Chuyên mục: Máy tính, Games
,
Văn hoá Diễn đàn Văn học
Cập nhật lúc 12/02/2011, 09:17 (GMT+7)
Hướng về ngày thơ Việt Nam:
Nét mới của Sân thơ Hiện đại 2011

(GD&TĐ) - Ngày thơ Việt Nam –như thông lệ hàng năm, sẽ được tổ chức tại sân thơ Văn Miếu vào rằm tháng giêng. Đây là ngày để các nhà thơ và công chúng yêu thơ trong cả nước tôn vinh thơ. Năm nay, sân thơ Hiện đại sẽ thay thế cho sân thơ Trẻ. Sân Thơ Hiện đại là nơi dành cho những nhà thơ trẻ và công chúng của thơ trẻ. Và, sân Thơ Hiện đại năm nay sẽ có chủ đề: Blog Xuân 2011
Blog Xuân 2011 sẽ có sự hiện diện của những nhà thơ trẻ đã định hình được chỗ đứng của mình trong lòng độc giả cũng như các tác giả mới xuất hiện hứa hẹn những triển vọng thơ mới trong tương lai. Trong khu vực sân thơ sẽ có sắp đặt không gian thơ của các tác giả trẻ, hành trình đến với nghệ thuật và Thi quán cho Thơ, poster các tác giả trẻ đã có thành tựu trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2010. Đồng thời trong khu vực sân thơ sẽ có trưng bày và giới thiệu sách; cùng các hoạt động giao lưu của các nhà thơ trẻ với nhiều thế hệ thơ và độc giả…
Từng được gọi là Sân thơ Trẻ, Sân thơ Hiện đại 2011 sẽ có nhiều đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung. Đó là một không gian thơ trẻ trung, hiện đại, rộng mở, có sự biểu diễn, tương tác và giao lưu của những nhà thơ trẻ đã định hình được chỗ đứng của mình trong lòng công chúng, và các tác giả mới xuất hiện nhưng hứa hẹn sẽ đem lại những cảm xúc thơ tươi mới trong lòng độc giả.
Bước vào Sân thơ Hiện đại 2011, công chúng sẽ hòa vào
không khí của thơ ca theo chủ đề “Blog Xuân 2011”, với ba phần chính:
1. Sân khấu:
Các tiết mục đọc thơ, trình diễn thơ tại sân khấu là cơ hội để công chúng yêu thơ gặp gỡ, lắng nghe những bài thơ có phong cách hiện đại, qua giọng đọc và phần trình bày của chính tác giả.
Sân khấu Thơ Hiện đại 2011 hứa hẹn nhiều bất ngờ và quy tụ những nhà thơ hiện đại, đó là các hội viên trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam, bao gồm: Vi Thùy Linh, Nguyễn Vĩnh Tiến, Phan Huyền Thư, Phạm Vân Anh, Hữu Việt, Nguyễn Thúy Quỳnh, Mai Văn Phấn và Lò Cao Nhum.
Những tác giả mới xuất hiện, chưa là hội viên Hội Nhà văn, nhưng có giọng thơ nhiều hứa hẹn sẽ tham gia đọc và trình bày thơ bao gồm: Lương Đình Khoa, Hoàng Anh Tuấn, Phùng Hải Yến, Nhã Thuyên, Đàm Thùy Dương, Phùng Thị Hương Ly, Du Nguyên, Tuệ Nguyên và Trịnh Sơn.
Không chỉ bất ngờ ở các tiết mục sẽ trình bày, sự thiết kế đặc biệt của sân khấu năm nay, cùng các tiết mục do các nghệ sĩ kịch hình thể của nhà hát Tuổi trẻ, ban nhạc nữ Đô Rê Mi… sẽ đem lại cho người tham dự những món quà mùa xuân ý nghĩa.
2. Hành trình thơ:
Không gian thơ Hiện đại 2011 sẽ gần gũi và thân thiện, với sự sắp đặt của mười tấm poster tôn vinh các tác giả thơ hiện đại đã có thành tựu trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2010. Không chỉ gặp gỡ với các tác giả qua hình ảnh, độc giả sẽ được đọc những tâm sự của họ về nghề viết, cùng với những bài thơ mới nhất, những câu thơ mà họ tâm đắc nhất. Sự sắp đặt hành trình thơ, qua các poster sẽ cho độc giả cái nhìn khái quát về chuyển động của nền thơ hiện đại Việt Nam trong năm 2010.
3. Thi quán:
Thi quán của Sân thơ Hiện đại 2011 mở ra một không gian tương tác giữa các nhà thơ hiện đại và công chúng yêu thơ. Sẽ có mười thi quán với sự hiện hiện của các nhà thơ có thành tích và tác phẩm trong năm 2010. Song song với các hoạt động trên sân khấu thơ, tại khu vực thi quán sẽ diễn ra các hoạt động giao lưu của các nhà thơ trẻ với nhiều thế hệ thơ và độc giả.
Các tác giả xuất hiện ở poster và thi quán bao gồm: Mai Văn Phấn (Tác phẩm: Bầu trời không mái che,Hôm sau, và đột nhiên gió thổi), Nguyễn Phan Quế Mai (tác phẩm Cởi gió, Giải nhất cuộc thi “Thơ về Hà Nội 2008-2010”, Giải thưởng Thơ 2010 của Hội nhà văn Hà Nội), Vi Thùy Linh (tác phẩm "Phim đôi - Tình tự chậm"), Nguyễn Bảo Chân (tác phẩm Những chiếc gai trong mơ), Đoàn Văn Mật – Lữ Thị Mai (tác phẩm Giữa hai chiều thời gian, Giấc), Nguyễn Khánh Toàn (tác phẩm truyện thơ Con Hồng cháu Lạc với hơn 15.000 câu thơ về lịch sử), Nguyễn Quang Hưng (tác phẩm Vườn ánh sáng).
Ngoài ra, khu vực thi quán và poster có sự hiện diện của Khoa sáng tác lý luận và phê bình văn học(trường đại học Văn hóa). Một thi quán thơ dịch sẽ trưng bày các tác phẩm thơ dịch trong năm qua, cùng với sự hiện diện của dịch giả Thụy Anh và tác phẩm Olga Berggoltz của tôi. Lần đầu tiên trong lịch sử sân thơ, sẽ có một thi quán dành riêng cho các tác phẩm của các tác giả thơ hiện đại đến từ miền Nam và Tây nguyên do nhà thơ Tuệ Nguyên (Ninh Thuận), Trịnh Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nguyễn Đức Phú Thọ (An Giang) đại diện.
Sân thơ Hiện đại 2011 không chỉ có sự quan tâm của công chúng mà còn có sự tham gia và đồng hành của các nhà tài trợ. Cho đến thời điểm 10.2.2011, các nhà tài trợ bao gồm Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Ha Noi; Công ty CP Dịch vụ triển lãm Kinh Kỳ CESCO.V; Công ty Life. Productions; Công ty Vietlogo.
Năm nay, các gương mặt mới tham gia sân thơ 2011 được tuyển chọn từ hơn 60 gương mặt thơ trẻ đã được các hội viên Hội Nhà văn đề cử từ khắp mọi miền đất nước. Các nhà thơ đã tham gia đọc thơ từ 2 đến 3 lần tại Sân thơ Trẻ các năm qua mà chưa có thành tựu nổi bật trong năm 2010 sẽ không tham gia đọc thơ tại sân thơ Hiện đại 2011.
Tác giả: Linh Sơn
----------------------------------------------------------
Năm nay, Phùng Hải Yến đã có một bé trai 10 tháng tuổi rất kháu khỉnh nên không cùng mẹ đi du xuân và dự Ngày Thơ Việt Nam 2013 tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám được. Gái Núi xin gửi lên trang của mình 2 bài thơ mà Phùng Hải Yến đã trình diễn trên Sân thơ Hiện đại 2011- khi PHY đang là sinh viên năm thứ 4- Lớp viết văn khóa 1- Trường ĐHVHNT QĐ HN
BỨC ẢNH TRÊN THỬA RUỘNG BẬC THANG
Mẹ Hmông tay không ngưng cuốc đất
Ánh mắt không ngưng chạm góc nương
Một đôi môi xinh mút chùn chụt ngón tay
Bé con nở nụ cười ba tháng với mặt trời lấp ló sau chiếc ô đen mẹ căng lên che cho con khỏi nắng
Tròn căng giấc ngủ
Trên thửa ruộng bậc thang
Tạo bức hình đẹp nhất chiều xuân.
LÁ BÙA YÊU
Em tìm thấy chiếc lá yểm bùa
Trong lồng ngực trái người trai
em nhận lời yêu hôm qua
Loại lá mọc giữa thung
Hình trái tim
nhỏ xíu
Loại lá tỏa mùi thơm dọc lối mòn, sông suối
Loại lá neo hai bàn tay
chụm thành
lời thương
Lẽ nào anh dùng lá bỏ bùa để yêu em?
Khi mọi ngăn trái tim em đã chật ắp bóng hình anh
Đâu thể đầy hơn nữa!
Gam màu nhớ giăng em yếu đuối
Giữa trời môi, mắt anh…
Cẩn thận gói tình yêu trong lần khăn thổ cẩm mới thêu
Em một lần hoài nghi
ngược ngàn
men thung
tìm lá
yểm lời yêu cuối cùng
vào cuộc đời người con trai
em đã nhận lời
hôm qua
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

Lời tựa : Ngày sách Thế giới năm nay, do một số việc riêng, BTS lỡ hẹn với các bạn thơ không về gặp gỡ nhau tại Văn Miếu Quốc Tử Giám được. Xin đăng tải bài năm ngoái (2012)  và cám ơn  các anh, các chị, các bạn đến thăm, đọc và góp ý nhé !
CHƯƠNG TR  ÌNH GIAO LƯU  TÁC GIẢ TÁC PHẨM DO THƯ VIỆN TỈNH LAI CHÂU TỔ CHỨC LẦN THỨ NHẤT
CHƯƠNG TRÌNH  VĂN NGHỆ DO ĐOÀN VĂN CÔNG TỈNH TRÌNH  BÀY
MC:
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng một vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui buồn sâu kín của mỗi con người, và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới.
Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hoá đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc tại Par s (ngày 25/10-16/1/1995), Tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học Liên hiệp quốc(UNESCO)đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm" Ngày sách và bản quyền thế giới", trong đó nêu rất rõ mục tiêu và các thành phần tham gia ngày tôn vinh những giá trị của sách và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác phẩm bất hủ. Ngày này được tổ chức hàng năm tại mỗi quốc gia nhằm bảo đảm cho mọi người khám phá và thỏa mãn sở thích đọc của mình, đồng thời là dịp để tôn vinh những tác giả đã có nhiều đóng góp cho sự tiến bộ  văn hóa, văn minh xã hội của nhân loại. Đây cũng là dịp thể hiện sự hợp tác, hợp lực giữa các tác giả, các nhà xuất bản, trường học,các thư viện, các cơ quan Nhà nước, Công ty tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tổ chức lễ kỷ niệm về sách và cá tác giả.
Những năm gàn đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm là Ngày hội đọc sách của Việt Nam, nhằm khuyến khích, đưa phong trào đọc sách, báo trở thành nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam trong thời kỳ đất nước giao lưu, hội nhập quốc tế. Ngày nay "Ngày hội đọc sách" đã lan tỏa khắp cả 63 tỉnh thành nhằm thúc đẩy và tôn vinh những ngành nghề liên quan đến sách báo và tri thức như: Thư viện, Xuất bản, Phát hành...để sách báo trở thành những người bạn thân thiết của mỗi người hơn.
Hưởng ứng ngày này, thư viện tỉnh Lai Châu tổ chức một số hoạt động thiết thực chào mừng như: Triển lãm tài liệu địa chí Lai Châu tại Văn miếu Quốc tử giám, triển lãm tài liệu địa chí, sách, báo; tổ chức giao lưu tác giả - tác phẩm tại Rạp chiếu phim thị xã.
Đến dự hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu:
- Đ/C Đặng Thanh Sơn- Phó ban Tuyên giáo tỉnh ủy Lai Châu.
- Đ/C Trần Hữu Chí- Phó giám đốc Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu
-Đ/C Lê Quốc Trung- Giám đốc Thư viện tỉnh Lai Châu.
Cùng các độc giả trong tỉnh, các hội viên Hội VHNT tỉnh, các phóng viên báo đài tỉnh, các hội viên Hội Người cao tuổi tỉnh, các sinh viên trường Cao đẳng cộng đồng tỉnh..
Đặc biệt hôm nay chúng ta vinh dự được đón các khách mời là các tác giả của quê hương Lai Châu đến tham dự chương trình.
Xin trân trọng giới thiệu các tác giả: Huỳnh Nguyên, Bùi Thị Sơn, Lò Văn Chiến, Đào Chính.

1- Trao đổi, giao lưu với tác giả Huỳnh Nguyên:

Kính chào bác Huỳnh Nguyên! lời đầu tiên tôi được thay mặt cho tất cả bạn đọc xin kính chúc bác sức khỏe dồi dào và ngày càng có được những tác phẩm tâm huyết với quê hương Lai Châu hơn nữa.
MC:Thưa bác! bác có thể khái quát Văn học Lai châu những năm đầu thế kỷ XX đến nay?
-Là 1 tác giả nhiều năm sáng tác văn học nghệ thuật ở Lai Châu, bác có nhận xét gì về tác giả- tác phẩm ở Lai Châu trong thời gian vừa qua? Một số tác giả- tác phẩm tiêu biểu?
- Bác đã có một số đầu sách được công bố. Xin bác cho biết thành công của bác trong sáng tác là gì? Đề tài mà bác quan tâm?
-Những tác phẩm chính mà tác giả tâm đắc? những tác phẩm được phổ biến rộng rãi và được bạn đọc yêu thích?Hoàn cảnh ra đời?Giá trị của tác phẩm?
-Những thắc mắc bạn đọc gửi tới khách mời.
-1 diễn viên ngâm bài thơ " Cảm nhận mùa xuân" của tác giả Huỳnh Nguyên.
PHẦN TRẢ LỜI CỦA TÁC GIẢ HUỲNH NGUYÊN
                                       XIN BỔ SUNG SAU.

2-Trao đổi, giao lưu với tác giả Bùi Thị Sơn:

MC:
Lời chào...
Thưa các độc giả! Thưa cô Bùi Thị Sơn!
Cháu đang có trên tay tờ báo Người Hà Nội, số ra ngày 9/3/2012, trong đó có bài viết về gia đình cô " Khi ba người một nhà cùng dựng NGÔI NHÀ THƠ" của tác giả Kim Ngọc Đại :Cháu biết ở tỉnh Lai Châu có ba người trong một mái nhà (bố- mẹ- con gái ) đều làm thơ,  đều  sinh hoạt trong Hội VHNT tỉnh. Ở một tỉnh miền núi biên giới xa xôi mà có ba người trong một gia đình yêu thơ- làm thơ đã là sự lạ, nhưng cả ba người cùng in thơ chung một tập thơ "đứng được" thì đúng là quý hiếm. Tập thơ ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG của ba tác giả Phùng Cù Sân, Bùi Thị Sơn, Phùng Hải Yến được ra mắt bạn đọc tháng 3 năm 2010, do NXB Văn hóa Dân tộc ấn hành...".Rất tiếc hôm nay vì những lí do riêng , phu quân và cô con gái rượu của cô không có mặt trong buổi giao lưu này. Xin cô vui lòng giới thiệu đôi chút về tập thơ ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG cho mọi người được biết?

BÙI THỊ SƠN:

Kính thưa các vị đại biểu! Thưa các độc giả !
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn nhà thơ Đỗ Thị Tấc- chủ tịch Hội VHNT tỉnh Lai Châu- người đã nảy ra ý tưởng cho gia đình tôi in chung một tập thơ và cám ơn nhà thơ Mai Liễu-  Người đã viết lời giới thiệu " ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG- Độc đáo bài thơ cuộc đời". Đúng như nhận xét tinh tế của nhà thơ Mai Liễu: ban đầu chúng tôi không hề có ý định làm thơ, càng không nghĩ rằng rồi sẽ trở thành nhà thơ, nhưng cuộc đời đã cho chúng tôi đến với thơ từ lúc nào không hay... Tất cả đều bắt đầu từ cuộc đời người chồng, người cha có tên là Phùng Cù Sân..."
Anh Phùng Cù Sân sinh năm 1950 tại xã Phăng Xô Lin, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu ". Cậu bé người Dao từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ: Đói ăn, rách rưới và đi ở là cuộc đời niên thiếu của Phùng Cù Sân. Anh đã từng tâm sự về thảm cảnh của hai đứa trẻ mồ côi những năm tháng ấy:
"Năm vừa lên ba, con mất mẹ
Đứa em trai con mới biết bò
Xác mẹ phủ chiếu manh
Giữa túp lều lạnh cóng
Em con lăn xả vào
Bú khô
Cha con nghiện ngập
Đem con đi ở cho người
Đổi lấy tiền hút thuốc
Mặc hai con đói rách tả tơi...
Và nữa:
" Thiếu thuốc phiện cha con kiệt sức
Trút hơi tàn trên thửa ruộng cằn khô
Hai đứa trẻ gầy nhom, nhem nhuốc
Đói cồn cào nước mắt tuôn rơi...
                          (Ơn Đảng- Phùng Cù Sân)
Ngày Tây Bắc được giải phóng, anh Phùng Cù Sân được cán bộ của Đảng, của Bác Hồ đón về nuôi  và sau đó gửi vào học ở trường Kí túc xá Châu Mường Lay Khu tự trị Thái Mèo nay là trường Phổ thông  vùng cao tỉnh Lai châu. Công ơn của Đảng đối với anh còn lớn hơn cả công ơn cha mẹ sinh thành. Anh xưng " con" trong bài thơ " Ơn Đảng" là vì thế. Anh Sân  không hề có ý định làm thơ. Cuộc đời khổ cực , đau thương thuở ấu thơ và lòng biết ơn Đảng sâu sắc đã tôi luyện anh thành con người điềm tĩnh, nhân hậu, thật thà  như  giọng thơ chân mộc anh viết. Sau này, dù làm hiệu phó trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh, Bí thư Huyện ủy Sìn Hồ hay làm Bí thư Đảng ủy Dân chính Đảng tỉnh Lai Châu...thơ anh cũng như con người anh vẫn thật thà, mộc mạc như thế. Anh xót xa trước cảnh lũ quét tàn phá  làng bản và cái chết tang thương của 39 người dân Nậm Coong:
Những nấm mồ la liệt
như những mảnh chai khổng lồ
cứa nát da thịt tôi
Những hòn đá to đùng khủng khiếp
như những trái bom càng
đè nghiến thân tôi
Chân tôi bước
như bước trên lửa bỏng
Mắt tôi nhìn đớn đau vô vọng
Ba chín con người mới hôm qua thôi
Họ còn ca hát
Họ còn gieo hạt
...Anh muốn làm thay phần người đã khuất
Anh muốn sẻ chia nỗi đau cùng cực
Bằng những gì anh có được hôm nay...(Cơn lũ đi qua)
...
Nói chung, anh Sân làm thơ là để nói vè cuộc đời mình, rộng hơn là cuộc đời người Dao đi theo Đảng.
...Tôi quen anh Phùng Cù Sân năm 16 tuổi và gọi anh là chú- xưng cháu. Nhưng khi nghe anh tâm sự về cuộc đời mình thì:
"Biết anh mồ côi từ tấm bé
Trái tim em rớm máu tự bao giờ"(Viết khi anh đang ngủ)
Từ tình thương chuyển sang tình yêu, từ chú- cháu chuyển sang anh- em tự lúc nào không hay:
" Từ xa lắc xa lơ
Ai ném anh vào em
Chúng mình thành chồng vợ
Cõi trần thành cõi tiên" (Ném)
"Em sinh ra là dành để cho anh
chàng mồ côi hiền chăm em đọc trong cổ tích
hiện ra trong cuộc đời này chính là anh
Như vầng trăng chỉ đêm rằm mới tỏ
chỉ có anh, em mới thật là em
Anh biết không đã có bao đêm
Em lặng lẽ ngắm nhìn anh ngủ
Lặng lẽ hát ru những bài ca tình mẹ
thuở ấu thơ anh chẳng được mẹ ru...(Thơ tình tặng chồng)

Tôi xác định lấy anh là để bù đắp mọi thiệt thòi của tuổi ấu thơ vô cùng nghiệt ngã của anh:
Dù em có vất vả bao nhiêu
Đâu sánh nổi tuổi thơ anh cơ cực?
Dù em có chiều anh hết mức
làm sao bù tình mẫu tử thiêng liêng?
...Em với anh trời đất đã xe duyên
Để muôn kiếp ta trở thành chồng -vợ
Em còn muốn được nhiều hơn thế nữa
Làm bạn thân và làm chị của anh
Ngủ đi anh giữa trăng thanh
Có em ôm ấp, ru anh trọn đời...(Viết khi anh đang ngủ)
         Ở tập thơ ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG, thơ tôi chủ yếu viết về hạnh phúc gia đình, về tình yêu với cha mẹ, chồng con...Vì thời gian có hạn nên xin không kể tiếp ở đây.
Phùng Hải Yến là con gái út của vợ chồng tôi, đã  tốt nghiệp lớp viết  văn khóa 1 trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (Đỗ thủ khoa với tấm bằng loại giỏi)- hiện công tác tại Tòa soạn  Báo Lai Châu.
Thơ Yến viết phần lớn theo thể tự do và viết về đất nước- con người Tây Bắc nói chung, đất nước- con người Lai châu nói riêng. Tôi xin đọc 3 bài của Hải Yến đăng trong tập thơ " Đếm tuổi mùa đông":

NÉN

Nén thở
mùi nhang buốt những mùa đông Tây Bắc
Bóng cha về trong tháng gió
Mẹ khấn trời
thôi mưa
Nén vui
Con hân hoan về nhà người
ngập trời pháo
Căn nhà mình đột nhiên vênh hơn
giữa hai sườn núi
Mẹ bám cánh cửa một bản lề
mọt nghiến kèn kẹt
niềm đơn côi
Nén buồn
Con chông chênh trăm chiều lá xoáy
" Hoa cải về trời..."
Cha đón mẹ ở góc khuất xa xăm
Nơi chân trời không có nắng, không có gió, không ánh sáng
chỉ còn nỗi niềm của những người lính Điện Biên năm xưa ấy...
ngước nhìn lá bay
Nén đau
Môi con thầm thĩ tiếng đầu đời trong nôi:
-Mẹ !

XIẾT TAY

Người Tây Bắc
Ngả nghiêng
Bát rượu mời
Sóng sánh
mắt nai
Ngà ngà
nhịp thở
xiết tay nhau từng lượt nhấc
Khách về
Bẽn lẽn úp mặt vào cái xiết tay
Tưởng hơi ấm sau điệu xòe nằm lại.

ĐƯỜNG MÂY

Chiếc khăn mây
Em dệt
vắt ngang núi chiều nay
là đường chân trời gọi tết về
nơi con dốc nhỏ trẻ em khúc khích phiên chợ vui
chờ quà năm mới
Cao nguyên nhuộm sợi màu
dệt nắng lên
Sợi tơ trời rất thắm
đậu nhẹ lên phơi áo nụ đào xuân
Chúm chím chồi non
bung nở
Điệu khèn bên núi
Réo rắt gọi tình yêu
Tiếng giã gạo vang vang
Trăng thẫn thờ rọi sáng
Cuối góc sàn
Sơn nữ cất lời ca
Điệu hát ngân nga...
...vọng sườn đồi
leo sườn núi
Chàng trai yêu ở đâu nghe thấy
...về nơi đường mây.

MC:Thưa cô,  chúng cháu biết năm 2007, cô bị ngã chệch ba đĩa đệm, năm 2008, cô lại bị tai biến mạch máu não nằm liệt giường 1 tháng, phải nghỉ hưu trước tuổi. Thế mà cô đã phục hồi đi lại được và năm 2011 lại cho ra đời liền hai tập thơ "Trăng và lục bát"(Nxb Văn hóa Dân tộc) và"Trai rừng" (Nxb Văn hóa- Thông tin).Xin được hỏi: Cô lấy đâu nghị lực và  thi hứng để sáng tác nhanh và nhiều như vậy ạ?

BÙI THỊ SƠN:

         Sau những suy  sụp về sức khỏe, phải nghỉ hưu sớm, suốt ngày một mình thui thủi ở nhà, trong khi chồng đang còn công tác , con trai, con gái đều ở xa, ban đầu tôi cũng bi quan chán nản  tuyệt vọng lắm!  Có lúc còn như người mộng du, hoang tưởng bởi chứng trầm cảm kéo dài...Sau được gia đình và bạn bè động viên, khích lệ, ngoài việc uống thuốc đúng giờ, ăn uống chừng mực, tôi thường xuyên đi bộ, tập thể dục cùng các cụ cao tuổi. Khi sức khỏe dần hồi phục, tôi mò mẫm lên mạng đọc thơ văn trên các trang Trần Nhương.com, Lục bát.com , Nguyễn Trọng Tạo org, Trần Vân Hạc org, Việt Nam Thi đàn, Việt Nam Thi hữu...rồi tham gia viết trên một số Diễn  đàn : Thi viện.net, Diễn đàn Van học trẻ, Việt Nam Cây đa...
Hiện tôi đang viết trên  hai trang : blog Việt và blog.vn360plusyahoo.com. Giao lưu  nhiều tôi cũng học hỏi được từ bạn bè các vùng miền những điều bổ ích trong văn chương và trong cuộc đời. Đó là nguồn cảm xúc lớn lao cùng với những cảm xúc đời thường cho tôi viết lên hai tập thơ "Trai rừng" và "Trăng và lục bát" in cuối năm 2011.

MC:Cô có nhận xét gì về sự khác nhau giữa sáng tác mạng và sáng tác  theo lối truyền thống  cũng như văn hóa đọc trên mạng với văn hóa  đọc sách truyền thống ?

BÙI THỊ SƠN :

Tôi rất trân trọng những người sáng tác theo lối truyền thống, nghĩa là các  sáng tác được viết ra với cây bút, quyển sổ. Ta có thể gạch xóa, thêm bớt, thay đổi, sửa chữa  trau chuốt câu từ...mà không bao giờ lo bị mất bài. Ta được hoàn toàn tự do sáng tạo mà không bị can thiệp từ bên ngoài. Nhưng bây giờ tôi thiên về sáng tác và  đọc  trên mạng  nhiều hơn. Lý do thứ nhất là tôi vẫn bị di chứng sau TBMMN:  bàn tay và cánh tay phải luôn đau nhức, tê mỏi, rất khó cầm nắm, viết lách. Lý do thứ hai là sáng tác mạng nhanh hơn, viết xong là xuất bản xong rồi, có độc giả ngay rồi. Ý kiến phản hồi khen chê từ độc giả cũng giúp mình chắt lọc chỉnh sửa cho hợp lý hơn. Nghĩa là  sáng tác của mình  có quan hệ song phương, mình được giao lưu với nhiều độc giả rất thông minh. Tuy nhiên, đôi khi viết trên mạng cũng gặp rắc rối: Mình đang hào hứng viết truyện, viết thơ bỗng có cái nick lạ hoắc nhảy bổ vào, bình luận linh ta linh tinh thiếu xây dựng khiến mình như bị dội gáo nước lạnh. Thế là mất hứng, chẳng thể nào viết tiếp nổi nữa...Chưa kể có lần bị cái ông vi tính chơi khăm , viết xong bài chưa kịp lưu, chưa kịp ấn nút gửi bỗng bị xóa sạch. Tiếc đứt ruột !Khóc không nổi!
Riêng về đọc thì tôi duy trì cả hai hình thức : Đọc trên tập sách và đọc trên mạng. Đọc trên sách cho ta có thời gian suy ngẫm, cảm thụ sâu sắc  hơn. Sách ta có thể mang đi đọc bất cứ ở đâu, lúc nào cũng  đều thuận tiện hơn là mang theo láp tốp. Sách  in ra phần lớn đã có sự kiểm duyệt công phu , chất lượng. Một nhà văn Việt Nam tôi gọi là thầy chúa ghét văn học mạng. Ông cho đó là thứ văn học rác rưởi, văn học của cả những con mẹ hàng tôm , hàng cá...Tôi không nhất trí với ông ở điểm này. Các đối tượng sáng tác nghiệp dư, mỗi người có một cách phản ánh hiện thực khác nhau, tuy  bố cục, ngôn từ... của họ có thể không lô gic, trau chuốt óng ả nhưng ta lại thấy ở đó ngồn ngộn hơi thở cuộc sống khiến ta rất thú vị. Nhà thơ- họa sĩ Trần Nhương dù rất nổi tiếng song luôn luôn trân trọng  sáng tác mạng của mọi tầng lớp người trong xã hội...
Tôi tâm đắc với ông ở điểm này.

(Còn nữa)
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

BÙI THỊ SƠN:
NHÂN NGÀY SÁCH THẾ GIỚI 23/4(Tiếp theo và hết)

MC: Thưa cô, chúng cháu biết, ngoài thơ ra cô chú và Hải Yến còn sáng tác truyện ngắn, tản văn, bút ký. Xin cô hãy kể vài tác phẩm tiêu biểu của từng người ạ?

BÙI THỊ SƠN:

Ngoài thơ ra, cả ba người chúng tôi còn có các tác phẩm văn xuôi đăng trên tạp chí trong và ngoài tỉnh, trung ương. Anh Phùng Cù  Sân sáng tác tuy ít nhưng đã có truyện ngắn " Miền quê yêu dấu" đạt giải ba cuộc thi sáng tác Văn học do Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam  tổ chức năm 2004 (Không có giải nhất); truyện ngắn " Chuyện của Phủ Mìn"- giải ba cuộc thi ký, truyện ngắn do Hội VHNT tỉnh Lai Châu tổ chức lần thứ nhất-2007; Truyện ký" Thượng tá công anh Giàng A Páo"- Giải ba cuộc thi viết về ngành công an Lai Châu  do Báo Lai Châu- Công an tỉnh Lai Châu tổ chức năm 2006; ký" Sự cố một đêm cuối năm"- Giải khuyến khích Cuộc vận  động  viết về các tấm gương điển hình " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Báo Lai Châu- Ban tuyên giáo tỉnh ủy Lai Châu tổ chức năm 2008.
Tôi sáng tác ít hơn và mới chỉ có truyện ngắn " Đêm dài" đăng trên trannhuong.com được Nhà xuất bản Thời đại chọn in trong tuyển tập " Truyện ngắn  đặc sắc 2010".
Hải Yến sáng tác nhiều và chất lượng hơn bố mẹ, tuy rằng bạn ấy chưa tham gia cuộc thi nào .Tôi thích nhất truyện ngắn "Qủa táo mèo" Hải Yến viết về cha của mình.
So với nhiều hội viên Hội VHNT tỉnh Lai Châu, gia đình tôi viết cũng chưa được là bao, nghệ thuật  còn nhiều hạn chế. Chúng tôi sẽ cố gắng học hỏi, khắc phục để nâng cao chất lượng sáng tác hơn nữa trong những năm tới.

MC:

Thưa cô, cháu được biết trong tập thơ  ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG của gia đình cô có bài thơ " Trai Rừng" của cô đã được nhạc sĩ Vũ Duy Cương- Chánh văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam phổ nhạc và được phổ biến rộng rãi trong và ngoài tỉnh Lai Châu. Xin cô cho biết: nguyên mẫu để cô viết bài thơ "Trai Rừng"  là ai được không ạ?

BÙI THỊ SƠN:

Tôi sinh ra, lớn lên ở miền núi, được bố me đặt tên là Núi (Sơn) rồi lấy chồng và lập nghiệp cũng  ở núi. Hình ảnh người con trai miền núi thật thà, hiếu khách, hồn nhiên, lạc quan , yêu đắm say, mãnh liệt...trong bài thơ " Trai Rừng" tôi lấy nguyên mẫu từ người bạn đời của tôi nhưng cũng là hình ảnh tiêu biểu của những người con trai dân tộc ít người đi làm cán bộ, đồng thời cũng là hình ảnh của những người trai miền xuôi sinh ra, lớn lên, cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Lai Châu nói riêng và các tỉnh miền núi nói chung...

Xin chân thành cám ơn các độc giả đã lắng nghe và chia sẻ. Chúc  các độc giả luôn mạnh khỏe, hạnh phúc,yêu đời và yêu sách mãi mãi!

MC: Xin cám ơn cô. Thay mặt chương trình, cháu xin kính chúc cô chú và Hải Yến luôn mạnh khỏe, hạnh phúc  và mượn lời nhà thơ Mai Liễu cháu xin chúc  cho tình yêu, tình đời  của cô chú " mãi mãi nồng nàn, ấm áp như hồn thơ biết ủ lửa giữa ngày đông".
Sau đây, xin mời khán giả thưởng thức ca khúc "Trai Rừng" Thơ: Bùi Thị Sơn, nhạc Vũ Duy Cương do tốp ca nam Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh trình bày.

3- Trao đổi, giao lưu với tác giả Lò Văn Chiến- nguyên Phó chủ tịch Hội VHNT tỉnh Lai Châu:

MC: Lời chào...
- Ông hoạt động VHNT từ năm nào?
- Đến nay ông đã xuất bản được bao nhiêu tác phẩm
-Tại sao ông không tiếp tục sáng tác thơ song ngữ mà lại đi sâu vào nghiên cứu văn hóa dân gian?
-Làm thế nào mới giữ gìn được những truyền thống  văn hóa của các dân tộc?
-Những  thắc mắc mà bạn đọc gửi tới khách mời...
-Hai diễn viên ngâm 2 bài thơ của tác giả Lò Văn Chiến: "Vào mùa" và "Xuân biên cương".
PHẦN TRẢ LỜI CỦA TÁC GIẢ LÒ VĂN CHIẾN
                                       XIN BỔ SUNG SAU.

4-Trao đổi, giao lưu với tác giả Đào Chính:

MC:Lời chào...
- Thưa bác!Được biết bác là 1 cán bộ công chức nhà nước công tác trong ngành thống kê- một lĩnh vuwcx khô khan. Vậy cháu xin phép hỏi bác: con dường nào đã đưa bác đến với  văn học nghệ thuật mà đặc biệt là lĩnh vực sáng tác văn thơ- một lĩnh vực đòi hỏi phải có năng khiếu và trình độ chuyên môn nhất định?
-Thưa bác! Các sáng tác văn học nghệ thuật của bác chỉ là nguồn cảm xúc từ cuộc sống song một số tác phẩm của bác cũng đã để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc và có tác phẩm đã đạt giải. Xin bác vui lòng chia sẻ với bạn đọc một vài kinh nghiệm sáng tác?
- Trong tác phẩm của bác đã được đăng tải và xuất bản đề tài nào bác yêu thích và để lại nhiều dấu ấn nhất?
-Đọc những vần thơ trong tác phẩm" Lời ru bóng núi" cháu có cảm tưởng như bác đang còn rất trẻ nhưng theo bác thì tập sách mới được xuất bản năm 2010 nhân kỷ niêm 100 năm ngày thành lập tỉnh Lai Châu, tức là khi đó bác ở vào độ tuổi 60. Vậy bây giờ bác có ý tưởng gì cho sáng tác văn học nghệ thuật của mình trong tương lai? Là người cao tuổi lại ít nhiều có kinh nghiệm trong sáng tác văn học, đặc biệt là trong lĩnh vực sáng tác thơ, nhân kỷ niệm ngày sách và bản quyền thế giới, xin bác có đôi điều chia sẻ với độc giả trẻ hôm nay.
-Những thắc mắc mà bạn đọc gửi tới khách mời.

PHẦN TRẢ LỜI CỦA TÁC GIẢ ĐÀO CHÍNH
                                       XIN BỔ SUNG SAU.

Bài hát kết thúc chương trình: "Xuống chợ tìm em", sáng tác nhạc Vương Kiều Xuyến, phổ thơ Đào Chính.
-Tặng hoa, chụp ảnh lưu niệm.

MC:Kính thưa quý vị và các bạn!
Chương trình giao lưu đối thoại với các tác giả có những tác phẩm giá trị viết về quê hương Lai Châu vừa qua hy vọng sẽ đem lại cho quý vị và các bạn những giây phút thoải mái thêm yêu những trang sách,thêm yêu quê hương Lai Châu nhiều hơn nữa
Chương trình giao lưu trò chuyện hôm nay đến đây là kết thúc.Chúc quý vị và quý bạn đọc sức khỏe và hạnh phúc.
Xin trân trọng cảm ơn.
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

“CHUYỆN CÕI TRỜI, CHUYỆN CÕI ÂM” –MỘT TIỂU THUYẾT MỚI LẠ, CHÂN THẬT
Tiểu thuyết “Chuyện cõi trời, chuyện cõi âm”của tác giả Hoàng Xuân Họa, với trên 250 trang - một cuốn sách không dày, nhưng cũng không thể coi là mỏng. Dung lượng chuyển tải trong đó gồm những gì mà tác giả gọi là tiểu thuyết? Nếu tác giả coi đây là một cuối tiểu thuyết thì người đọc chúng ta cũng đành ấm ức mà chiụ thiệt! Vì rằng... định nghĩa về tiểu thuyết và hình thức của một cuốn tiểu thuyết không là vậy: Nội dung không theo lối kể chuyện thông thường, không chương không hồi, những nhân vật xuất hiện rồi không còn được quay lại “giải trình” số phận của mình cho đến chót. Chuyện xoay quanh hai giấc mơ với hai nhân vật chính, Phong và Huệ. Phong là người trần gian, Huệ  là người cõi tiên...
Chưa bao giờ và chưa tiểu thuyết nào tôi đọc - suy ngẫm lâu như cuốn tiểu thuyết “Chuyện cõi trời, chuyện cõi âm” của Cựu chiến binh - Cựu giáo chức - Cựu nhà báo Hoàng Xuân Họa (NXB Hội Nhà văn, 2012). Cuốn tiểu thuyết lạ, dùng bi kịch thể hiện đời sống nhằm  thanh lọc tâm hồn của một người viết không chuyên  cứ ám ảnh, thôi thúc tự trong tâm khiến tôi không dứt ra nổi …
Khi vừa được tác giả gửi tặng cuốn tiểu thuyết, mới đọc nhan đề tôi chợt nghĩ :“ Ôi cái ông bạn vong niên của mình chán đời rồi chăng? Từng say thơ, nghiện chữ với những bài thơ đầy trở trăn, khắc khoải trong “ Trót một thời yêu”, bỗng dưng người thơ ấy trốn vào“Cõi Trời”,“Cõi  Âm” để quên đi thực tại ư?”. Song càng đọc, càng suy ngẫm tôi càng hiểu ra: tác giả mượn giấc  mơ để phản ánh hiện thực, gửi gắm vào đó một giá trị tinh thần mới thôi! Giấc mơ của Phong (nhân vật xưng tôi) đang sống trên Cõi Trần bỗng gặp lại Huệ - người bạn tình đã hy sinh trong chiến tranh hơn ba mươi năm trước. Cuộc  chu du xuống Cõi  Âm, lên Cõi  Trời đã khúc xạ rõ bộ mặt đời sống tinh thần  với  những thăng trầm của xã hội qua hai cuộc chiến tranh và cả thời  hậu chiến.
Gần đây, đọc tiểu thuyết của các tác giả không chuyên – những người cầm súng trước khi cầm bút viết về đề tài chiến tranh với những gì họ mắt thấy, tai nghe, trải qua và cảm nhận chúng bằng cả tâm hồn lắng đọng kinh nghiệm sống và được chiếu sáng bằng lương tri người nghệ sĩ - công dân, tôi thấy khuynh hướng sáng tác của họ thể hiện rõ nét qua sự kết dính hiện tại với quá khứ một cách linh hoạt, sinh động dựa trên ký ức… Tiểu thuyết “Chuyện cõi trời, chuyện cõi âm” của tác giả Hoàng Xuân Họa hội tụ đủ những  ưu thế đó.
Hai nhân vật chính Phong và Huệ gặp nhau khi Phong được ban hậu cần đơn vị cử đến K9, nhận và phân phối gạo cho các đại đội trong tiểu đoàn. Hai chiến sĩ gái cùng làm với Huệ đi mở thêm kho khác ở triền núi bên kia tranh thủ mùa khô nhập gạo từ hậu phương vận chuyển vào để dự trữ  cho chiến dịch sau. Giữa khung cảnh chỉ hai người bên nhau trong rừng sâu khi bình yên, lãng mạn, khi bom rơi đạn nổ cận kề cái chết, người con trai hai mươi tư tuổi và người con gái hai mươi tuối sao có thể dửng dưng được với nhau? Vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn họ bất chợt nhận thấy ở nhau thôi thúc họ thăng hoa, dâng hiến, trao nhận… Nhưng ước muốn cháy lòng ấy bất thành bởi tiếng máy bay xé trời xẹt qua. Họ vội vàng buông nhau ra để chạy vào hang đá tránh bom. Cứ liên tục như thế… sau đó bao nhiêu cố gắng của hai  người đều trở nên vô nghĩa. Ngẫm mà thương! Bom đạn kẻ thù quấy phá cả những giây phút thăng hoa hiếm hoi họ được gần bên nhau. Càng thương hơn khi biết sau khi chia tay nhau không bao lâu, Huệ đã hy sinh trong lúc đang mở đường chuẩn bị cho cho chiến dịch mùa khô tới. Nỗi đau xót tột cùng người trinh nữ ấy đã khiến Phong suốt đời vương vấn đến mức gặp lại Huệ trong mơ, Phong được nàng báo mộng nàng bất tử bởi nàng là người của Cõi Tiên.
Cùng Huệ đi hết Cõi Âm, Cõi Trời, Phong được gặp gỡ, nghe kể hoặc ôn lại bao số phận con người của một thời máu lửa, đa dạng, phức tạp, bi hài cùng bao trắc ẩn, để thương  yêu, để căm hận, để khát khao mong muốn sống tốt hơn trong Cõi Người. Viết về chiến tranh, ngòi bút Hoàng Xuân Họa không hề dễ dãi, giản đơn, ca ngợi xuôi chiều. Mỗi trang, mỗi dòng, mỗi chữ đều dứt ra từ những trải nghiệm ám ảnh, đớn đau, quằn quại… Gặp nhau trong mơ, Huệ kể cho Phong nghe về sự hy sinh của biết bao đồng đội : chị Thu vĩnh viễn ra đi sau khi hạ gục thằng Tây dâm dục; một chiến sĩ vô danh chết không toàn thây bởi quả bom phát quang trên một điểm chốt tay một nơi, chân một nẻo, nguyên bộ ruột vắt lòng thòng trên ngọn cây rừng. Một chiến sĩ khác mất trên đường hành quân do bị sốt nằm lại giữa rừng, Đại đội anh bị trúng tọa độ B52 gần như bị xóa sổ hoàn toàn cả đơn vị. Đại đội đi sau hiểu lầm là anh “B quay giữa đường cách đó ba ngày” nên bị thông báo về địa phương là đào ngũ. Vẫn biết rằng chiến tranh đâu phải là trò đùa nhưng sự hy sinh thầm lặng của người chiến sĩ vô danh không chỉ là máu xương mà còn là danh dự. Những điều này tác giả viết ra để mọi người phải ngẫm về cái giá cần trả của bao người cho cuộc chiến tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
Trong hoàn cảnh oái oăm, người hy sinh thầm lặng  thì bị nghi phản bội; còn người chết do thói xấu ăn trộm vặt lại được phong liệt sĩ (!!!). Cái chết hy hữu của Mít - anh chàng dân quân du kích xã - một tay xạ thủ khẩu đội súng cao xạ 12,7 ml  không phải vì  chiến đấu với giặc mà vì ăn trộm mít của nhà hàng xóm  bị rắn cắn đúng lúc tốp máy bay Mỹ cắt nốt quả bom còn lại xuống trận địa. Đồng đội cho rằng Mít bị sức ép bom hy sinh! Gặp Mít ở cõi âm, thấy anh chàng đang nhăn nhó vì những cơn đau buốt di chứng nơi bị rắn cắn, Phong hỏi Huệ:“ Diêm vương cũng bắt tội liệt sĩ à?”. Mít giãy nảy thanh minh: “- Tôi không là liệt sĩ. Khi tôi chết, trần gian họ vẽ vời ra thế, nào tôi biết gì đâu”. Toàn chuyện nực cười, mà cười ra nước mắt… Người như Mít còn  tư cách chán. Anh ta không dám nhận mình là liệt sĩ mà tại “Trần gian họ vẽ vời ra thế ”.
Viết về chiến tranh, “Chuyện cõi trời, chuyện cõi âm” không né tránh những hy sinh, thua thiệt tạm thời, không né tránh miêu tả, phản ánh những con người ti tiện, hèn nhát… Tính gay gắt của cuộc chiến được miêu tả trung thực trên nhiều khía cạnh. Trong cơn xoáy lốc của chiến tranh, đặc biệt trước những tình huống hiểm nguy, vàng thau được phân định rõ ràng, con người bộc lộ rõ bản chất của mình… Độc giả bắt gặp trong tiểu thuyết của Hoàng Xuân Họa những nhân vật dũng cảm - kiên định như Huệ, chị Thu và rất nhiều chiến sĩ vô danh khác… Độc giả cũng bắt gặp những con người hèn nhát, phản bội, xấu xa, đê tiện qua chiếc gương Quá Khứ Hiện Về của Huệ: Vinh từ giao thông hào ôm cây súng vọt khỏi vị trí nhao đến một gốc cây cổ thụ cao nhất làng để  trốn tránh cái chết khi bọn lính rằn ri được thả từ  đàn máy bay lên thẳng xuống, tràn ra khắp xóm làng, chĩa súng bắn như vãi đạn vào những mái nhà tranh ẩn dưới gốc dừa…; Tịnh ngồi bó giò trong hậu cứ rê súng bóp cò vào bắp chân nhưng lại bắn chệch vào xương ống chân làm vất vả bao nhiêu người phải trèo đeò lội suối vượt hàng trăm cây số đưa hắn từ mặt trận trở về quân y hậu phương. Y sĩ Tâm kiểm tra, biết Tịnh tự thương nên quyết định gửi Tịnh ra hậu tuyến xử lý. Phong tự nhận hắn là anh em họ để xin Tâm tha cho hắn… Không ngờ sau hòa bình, Phong tình cờ thấy hắn gây sự đánh Tâm ở ngoài phố chỉ vì  hắn bán mũ cối giả , Tâm hỏi nhưng không mua. Phong giật mình khi nhìn thấy chiếc huy hiệu thương binh đeo trước ngực Thịnh.Thật đau xót khi Phong cởi khuy vén áo ngực Tâm để xoa dầu vào chỗ đau do Thịnh đánh mới biết Tâm có một vết thương làm lép một bên vai. Một kẻ khác mác giải phóng quân hẳn hoi, to cao đẹp trai, chưa vào đến chiến trường đã dát chết, “tuột xích” lủi về quê cày ruộng. Đã thế, lại còn xí xớn ngủ với vợ bạn, bị cả họ anh bạn kia bắt được, đè ra “xin nửa con cu”, xấu hổ không dám đi bệnh viện, chữa lang băm ở nhà, khi bị nhiễm trùng máu nặng mới đến bệnh viện thì đã muộn. Lại nữa, một gã đại đội trưởng tép riu mà cũng khoe ra đến là lắm thứ quyền lực để gạ gẫm con gái… Những nhân vật xấu xa, đê hèn tuy không nhiều nhưng không thể không nói đến. Dựa vào nguyên tắc viết theo tinh thần phản tỉnh, ngòi bút của Hoàng Xuân Họa giúp độc giả có cái nhìn chân thật về chiến tranh không phải để hạ thấp con người mà nhằm tạo hình ảnh tương phản, đối lập, tôn cao giá trị đích thực của những người lính chân chính dũng cảm quên mình bảo vệ độc lập tự do của dân tộc. Viết về nỗi đau thương mất mát, về khoảng tối trong mỗi con người nhưng với cái nhìn anh minh, nghiêm túc, đầy ý thức trách nhiệm của người trong cuộc, tác giả đã tái hiện chiến tranh  nhằm đề cao khát vọng hòa bình  của cả dân tộc(còn nữa)
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

“CHUYỆN CÕI TRỜI, CHUYỆN CÕI ÂM” –MỘT TIỂU THUYẾT MỚI LẠ, CHÂN THẬT
(tiếp theo và hết)
Bên cạnh việc mô tả tính phức tạp và ác liệt của chiến tranh, ca ngợi tinh thần chiến đấu , hy sinh quả cảm của chiến sĩ, phê phán thói hèn nhát, cơ hội của một số kẻ đào ngũ, ngòi bút Hoàng Xuân Họa còn giành sự xót thương, cảm thông cho số phận của những con người bên kia giới tuyến bị ép buộc cuốn vào vòng chiến tranh, chưa kịp ra trận đánh đấm gì đã chết, không làm gì hại dân hại nước mà bản thân và gia đình vẫn bị xóm làng, xã hội khinh rẻ. Chiến tranh, người theo bên này được coi là bên ta, người bị ép theo bên kia bị coi là theo địch! Qua lời kể của một hồn ma - Huệ -  về  bi kịch của những con người lương thiện bị ném vào vòng xoáy của cuộc chiến không lối thoát, ta thấy tiểu thuyết“ Chuyện  Cõi Trời, chuyện Cõi Âm”  của tác giả  Hoàng Xuân Họa thấm đẫm cảm hứng nhân đạo, hòa bình. Không trải qua cam go của cuộc chiến, không có tấm lòng nhân ái và thái độ dũng cảm khi phản ánh hiện thực thì không thể có cái nhìn - tâm linh sâu sắc đến thế!
Đến “Cõi Âm”, ta còn gặp những hồn ma của thời hậu chiến với muôn mặt đời thường  cùng bao “Hỉ, nộ, ái, ố” chốn trần gian. Anh chàng Đông nghèo khổ thời trẻ có công cứu một cán bộ cách mạng, sau hòa bình được học hành rồi trở thành cán bộ quản lý Sở nhà đất rồi thoái hóa biến chất khi “tận thu” những khu nhà đất ngon nghẻ nhất cho con cái của mình. Đến khi  xuống Âm phủ Đông vẫn theo thói cũ, lo xa, dự trữ nhà cho con cái như lúc trên trần gian. Lại gặp lão bật bông người cùng phố với Phong chuyên sản xuất chăn bông tiết kiệm và gia công chăn bông cho mậu dịch với nhiều mánh khóe che mắt Thượng Đế  xuống đến Cõi Âm gã vẫn cứ bật bông “tưng tưng”. Lại đến khu giành cho  tầng lớp trung lưu gặp những con người có mẽ ngoài bảnh bao sáng láng luôn giành nhau một chiếc ghế để xem chiếu phim, xem đấu bóng chuyền, xem đá bóng , Phong chợt nhớ đến câu thơ của Nguyễn Bảo Sinh: “ Ghế thì ít đít thì nhiều/ cho nên đấu đá là điều tất  nhiên”.Lại gặp một người cao lênh khênh, vận bộ đồ ký giả trước ở trần gian lợi dụng việc làm báo để làm giàu bất chính, bất lương bằng tiền tài trợ của nhà nước, dọa đưa tin này tin nọ lên báo để tống tiền các doanh nghiệp lỡ sơ xuất trong việc làm ăn. Lại  trông thấy  Nam Tào từ trên mây ngó xuống, nách cắp cuốn sổ dày cồm cộp, tay cầm cái bút lông cùng hai thiên binh, thiên tướng đi tróc nã Từ Đào, một gã lãng tử với bộ óc đẫm mây, tràn gió lúc nào cũng như người mộng du.
Cứ nhẩn nha thong thả như thế, tác giả đưa ta đi xem cảnh những kẻ Sở Khanh, ăn chơi đàng điếm bạ đâu tán gái đấy, rải con khắp mọi nẻo đường quốc lộ trong Nam ngoài Bắc, làm cho bao sinh linh bé bỏng bị giết khi còn là thai nhi. Giờ xuống trần gian, những kẻ Sở Khanh ấy lại bị chính những đứa con mình giết hành hạ tra tấn lại…  Cứ thế, tác giả dẫn dụ ta lạc vào giấc mơ huyền bí của ông, gặp những người “trần sao, âm vậy” để chiêm nghiệm sâu hơn về thế thái nhân tình .
Sau giấc mơ li bì về Cõi Âm, Phong trở về với đời thường nhưng đầu óc cứ bâng bâng tiêng tiếc, cảm thấy như vừa  đánh mất thứ gì đó to lớn quý giá lắm và lại lấy cớ để “vi vu chìm vào giấc ngủ”. Lần này Phong lạc vào giấc mơ về Cõi Trời - giấc mơ ngắn chỉ bằng một phần tư giấc mơ về Cõi Âm.Và Phong ngộ ra: dù là ở Cõi Trần hay Cõi Âm, Cõi  Trời cũng chẳng hiếm những kẻ có chức có quyền “Máu tham hễ thấy hơi đồng là mê”(Truyện Kiều - Nguyễn Du). Trở lại giấc mơ về Cõi Trời của Phong, cũng thấy lắm luật lệ nghe có vẻ quy củ nhưng cũng không ít nhiêu khê, úi sùi: Trên trời có 12 vị  Hành khiển là 12 vị Thần thời gian, Ngọc hoàng sai mỗi vị xuống làm việc dưới trần một năm theo âm lịch cùng thần hộ vệ của mình là các Biểu Tào phán quan. Khi hạ giới cúng giao thừa “Tống cựu nghênh tân”, mâm vật phẩm ấy với ý nghĩa để tiễn hai vị thời thần cũ về trời, đón hai vị thời thần làm việc năm tiếp theo – năm mới.Tào phán đi theo quan Hành khiển để thu vật lễ, hai thứ chính là rượu và tiền vàng. Họ bảo đem về nhập vào kho nhà trời (!?)  
Xuống Cõi Âm, Phong gặp ối người quen! Lên Cõi Trời, Phong lại cũng gặp không ít người quen: Tung - nghệ sĩ nửa mùa “lên du lịch vũ trụ xem có gì lạ để về viết lách cho vui. Chuyện trần gian viết mãi nhàm quá rồi, chẳng muốn viết nữa”. Rồi lại gặp ông giám đốc Công ty sửa chữa ô tô Cát Tận, ngày còn làm “cán bộ thủ kho” trên trần thế từng móc ngoặc ăn cắp sợi của xí nghiệp bán cho con phe lấy tiền chia nhau. Rồi bị công an kinh tế tóm được, phải vào nhà đá “ bóc lịch”. Ra tù lại còn mắc thêm tội hủ hóa! Năm ngoái, ở trần gian gia đình gã đã bốc mộ cho gã. Thế mà giờ gã vẫn lên kiện trời...  
“Chuyện cõi trời, chuyện cõi âm”, ngoài hai nhân vật chính là Phong và Huệ, các nhân vật khác chỉ lướt qua một lần, khoảng một vài trang hoặc chỉ một vài dòng, rồi không bao giờ quay trở lại… nhưng với giọng kể kề cà, rủ rỉ, với  cách xây dựng hình tượng qua bút pháp chấm phá, chi tiết tiêu biểu chọn lọc, ta vẫn hình dung ra chân dung từng cái tôi cá thể trong xã hội loài người ở Cõi Trời, Cõi Âm không khác chi xã hội loài người đa dạng và phức tạp trên dương thế. Chuyện mặc dù viết dưới hình thức  giấc mơ nhưng đã thể hiện một bút pháp hiện thực phê phán sâu sắc. Đó là kết tinh kinh nghiệm sống trên trường đời với bao biến cố thăng trầm tác giả từng trải qua từ tuổi hoa niên đến thời khói lửa, từ thời bao cấp đến thời hội nhập, mở cửa… Từ  hai giấc mơ của tác giả Hoàng Xuân Họa, tôi ngộ ra bao điều bổ ích. Và trên cả, tôi nhận được từ cuốn sách một tinh thần nhân văn bác ái, khát vọng vươn tới những giá trị Chân - Thiện – Mỹ được tác giả khéo léo giấu đi dưới giọng kể khách quan cho người đọc tự cảm nhận.
Gấp cuốn sách lại,  tôi càng thêm yêu quý, cảm phục  Huệ và Phong. Huệ hy sinh khi còn trẻ thì bất tử trong lòng mọi người là đương nhiên rồi, nhưng Phong từ bom đạn trở về  vẫn giữ được bản chất tốt đẹp của “Anh bộ đội Cụ Hồ” giữa vòng đời bon chen danh lợi thì thật là đáng quý! Không mắc phải “Hội chứng chiến tranh”, không bị những hồi ức đẫm máu làm bấn loạn tinh thần, Phong đàng hoàng tự trọng sống thực với chính mình. Ở phố, Phong coi khinh cái lão chuyên ăn cắp vặt háo danh cơ hội tên Thó (Sau đổi thành Thọ cho nó oai). Gặp cảnh trớ trêu: Tịnh đánh  Tâm -  người từng băng bó và tha tội tự thương cho hắn ở chiến trường, Phong ân hận sám hối về lòng thương không đúng chỗ của mình đã góp phần lừa dối nhân dân, gây hậu quả đớn đau cho Tâm. Ra biển, cùng vợ vào nhà nghỉ, nhân viên nhà nghỉ bảo cho mượn chứng minh thư nhân dân thì lại bảo: “Cả giấy kết hôn nữa chứ!”. Ôi, cái anh chàng cựu lính dũng cảm oai hùng trong chiến tranh mà khù khờ, ngu ngơ, lạc lõng giữa thời buổi cơ chế thị trường thông thoáng, ối người chẳng phải vợ chồng cũng dẫn nhau vào nhà nghỉ, khách sạn tranh thủ “Bù đắp thiệt thòi” mà cuộc hôn nhân lắp ghép không toại nguyện… Trong bữa tiệc nhà Trời,  Vương Mẫu sau khi giơ cao chén rượu chúc tụng mọi người, nhấp một hụm rồi lạnh lùng đưa chén cho Phong. Vì không hiểu tập tục nhà Trời, Phong cứ cầm chén rồi đứng như trời trồng giữa hội trường đông đủ quan lớn quan nhỏ ăn mặc lòe loẹt. Khi Huệ bảo: “ Mẹ cho, sao anh không tạ ơn mẹ rồi uống đi”. Phong nghĩ: “Tôi nghèo thì nghèo thật, phó thường dân thì phó thường dân thật, nhưng chén rượu thừa, miếng cơm thừa dù của trời chăng nữa, chết đói ngay tôi cũng không thèm” Rôì đặt trả ly rượu xuống bàn ngay trước mặt Vương Mẫu, hung hăng định rời khỏi bàn tiệc. Vương Mẫu nắm tay Phong kéo lại bảo ngồi vào ghế phía bên trái, rồi bà nói với Huệ: “Thằng này làm mẹ thích! Làm người phải biết kiêu hãnh mới đáng làm người. Làm người mà nhỏ nhen tư túi, tham ăn tục uống,  ăn của thừa của đút lót thì làm chó mèo cho đúng bản chất…”
Tôi kính trọng Phong - nhân vật phảng phất hình bóng của tác giả như những mảng tự truyện. Song tôi vẫn ước: giá tác giả đầu tư thời gian hơn nữa để xây dựng hình tượng người chiến sĩ trong thời bình không chỉ sống mẫu mực, đạo đức trong gia đình, ngoài xã hội mà còn có ảnh hưởng tốt lan tỏa đến cộng đồng trong Cõi Thực chứ không phải Cõi Mơ.
Tôi thích văn phong  lúc mộc mạc giản dị, lúc lãng mạn tình tứ , lúc châm biếm sâu cay của Hoàng Xuân Họa nhưng tôi vẫn ước khi diễn tả tình yêu thăng hoa lên đỉnh điểm tình dục, tác giả dùng giọng văn mượt mà, kín đáo, tế nhị hơn (Dẫu là trong hoàn cảnh chiến tranh, bom rơi đạn nổ, khoảng lặng giữa hai trận đánh, con người cận kề với cái chết).
Dẫu sao, “Chuyện Cõi Trời, chuyện Cõi Âm” vẫn là một tiểu thuyết chân thật giúp tôi ngộ ra bao điều mà dòng văn học chính thống một thời né tránh. Tôi xin mượn lời của nữ liệt sĩ -  Tiên cô Huệ nói với Vương Mẫu để kết thúc bài viết này: “Mẹ ơi, tuy cuộc sống trần gian có sông thương biển khổ thật đấy nhưng con vẫn muốn sống dưới đó… Loài người tuy đói nghèo khổ ải nhưng đại bộ phận họ biết yêu thương nhau, họ sống với nhau bằng lòng nhân ái, lòng vị tha. Hạnh phúc mà họ có được là lòng can đảm, đức hy sinh. Ngay trong nghèo túng họ vẫn sinh ra những thiên thần bé nhỏ của họ. Cõi tiên chúng ta không bao giờ có được”.
                                                                     Lai Châu, ngày 4/9/2013 -  Bùi Thị Sơn.

* Bài viết có tham khảo Tiểu luận- phê bình văn học “ Tiểu thuyết đương đại” của Bùi Việt Thắng- NXB Quân đội nhân dân- 2006.
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

GIỚI THIỆU SÁCH

Người ta say mê một bài thơ, trước hết vì họ cảm thấy đó là bài thơ hay, đồng điệu với tâm hồn và gu thẩm mĩ của họ. Với tôi: thơ hay là thơ có nội dung sâu sắc, thấm đẫm chữ tình và được viết ra bằng hình thức biểu cảm phù hợp, không trộn lẫn với bất kỳ ai. Tôi yêu thơ của “Người nhà quê họ Phạm” bởi thơ anh chan chứa tình yêu: yêu gia đình bè bạn, yêu quê hương đất nước và trăn trở nỗi đau đời, thương đời da diết. Thơ anh mộc mạc, giản dị mà sâu lắng !
Thật cảm động khi tuổi đà xế bóng anh mới in thơ và bài thơ anh cho in đầu tiên là bài thơ tặng mẹ:
“Con hăm hở vội về thăm mẹ
Tay mẹ gầy khô trong tay con
Giọng mẹ run run, giọt lệ tròn
“Nước mắt chảy xuôi” - lời giản dị
Khi hiểu - tóc xanh con chẳng còn”.
(Gửi mẹ của con)
Anh xót xa, ngậm ngùi khi mẹ đã đi xa:
“ Lâm râm con khấn một mình
Con mời mẹ bát chè xanh trưa hè”.
Người mẹ tảo tần, vất vả lo toan việc nhà cho chồng lo việc nước:
“Chiến tranh mấy cuộc kéo dài
Gồng vai thay bố nơi ngoài chiến khu”.
Người mẹ một đời “vo để cho tròn” quên mình chiu chắt cho con, cho cháu:
“Tay kim chỉ, miệng hát ru
Khêu đèn lụi bấc, trăng lu tảo tần
Dạy con đèn sách lập thân
Bát chè xanh cũng chia dần làm ba”.
Người đọc rưng rưng nhớ tới một thời khói lửa, một thời bao cấp gian nan vất vả thiếu thốn trăm bề đến bát chè xanh “cũng chia dần làm ba”. Bây giờ, tưởng nhớ đến cha mẹ khuất núi, người ta thường cúng những món sơn hào hải vị như để bù đắp thiệt thòi khi sống trên dương thế

cha mẹ mình không được thụ hưởng. Người nhà quê họ Phạm khác hẳn, anh tưởng nhớ đến mẹ, tri ân mẹ bằng ký ức ân tình đau đáu:
“Bao năm rồi mẹ đã xa
Trà xanh dâng mẹ chút là lòng con”
(Con dâng mẹ bát chè xanh).
Anh luôn nhắc nhủ các con nhớ đến bà nội:
“Có một thời như thế
Sữa phân phối ngặt nghèo
Gạo sổ, thịt tem, nước giếng đèn dầu
Bà nấu cơm, mùn cưa khói lòa đôi mắt…
Người bán gạo,
Bên cửa sổ cao lưng trời
Bà còng lưng,
Xếp hàng không với tới”.
(Ngày ấy)
Anh tự hào về người cha đã hiến dâng tuổi thanh xuân đẹp nhất “nơi ngoài chiến khu” nhưng lại xót xa, đau đớn khi cha già cô đơn khắc khoải ngóng đợi các con - người đi du học tít tận trời Âu , người xông pha nơi hòn tên mũi đạn :
“Giật mình, đau nỗi ngày xưa
Cha ta tựa cửa mong chờ các con”
(Thời mình)
Rồi đến ngày Cha mãi đi xa…
Một sớm xuân, nghe vẳng khúc Đường trường réo rắt rung trong gió, anh liên tưởng :
“Nhớ Cha lòng con đau thắt
Khúc Đường trường Cha kéo trong đêm”
Anh nhớ đến “làn điệu chèo” và bóng hình người cha “với cây đàn in nền cửa”:
“Biền biệt các con
Cha quạnh quẽ một mình !”
(Khúc Đường trường)
Người con hiếu đễ ấy vì nghĩa cả mà sẵn sàng chiến đấu một mất một còn với kẻ thù không hề tính toán thiệt hơn được mất nhưng khi cha khuất núi, anh luôn day dứt cảm thấy mình có lỗi:
“ Cho con tạ tội trước vong linh
Dù thế sự, vẫn mong Cha xá tội…
Bao sợi tóc trên đầu- ơn Cha
Và bấy nhiêu tội chúng con”.
(Trước Giao thừa Kỷ Sửu 2009)
Khi cả mẹ và cha đi vào cõi vĩnh hằng, kỷ niệm tuổi thơ được sống trong tình yêu thương của mẹ cha vẫn trăn trở hoài trong những trang thơ anh:
“ Về Hà Nội, con về nơi Cha Mẹ
Cùng với con, mưa bụi cũng theo về
Se thắt heo may tràn mí mắt
Đón lạ quen nhảy nhót hút triền đê”.
( Nước mắt chảy xuôi)
Những bài thơ về cha mẹ được anh viết ra bằng ngôn từ mộc mạc, giản dị và cảm xúc chân thành, không hề sử dụng các biệp pháo tu từ về từ, về câu, về âm thanh, ngữ nghĩa… Cái thật có lối đi riêng vào tâm hồn độc giả, nhịp đập yêu thương từ trái tim vọng đến muôn trái tim tìm sự cộng hưởng…Không phải ngẫu nhiên khi viết về cha mẹ lúc còn sống, anh viết bằng chữ thường như một danh từ chung nhưng khi Cha Mẹ đã vĩnh viễn đi vào cõi vĩnh hằng, anh lại viết bằng chữ hoa như một danh từ riêng! Một danh từ thiêng liêng cao quý !
Sau Cha Mẹ là tình cảm thủy chung như nhất anh giành cho người bạn đời đã cùng anh lên thác xuống ghềnh suốt mấy chục năm trời:
“Giữa Khoảnh khắc
Chiều vào tối,
Hai mái bạc
Mờ in,
Nhòa sương khói,
Tựa cửa,
Đợi chờ,
Thả tâm linh
Theo chạng vạng ước mơ…
Hoa đèn hồng lên khi đêm sắp tới !”
(Chạng vạng)
Bài thơ viết theo thể tự do và rất hình tượng. Lớp trẻ sinh ra, lớn lên sau thời bao cấp khó hình dung ra “hoa đèn” lúc “chạng vạng” nó như thế nào, nhưng ai đã sống qua cái thời “tem, phiếu, vé” đọc đến những câu thơ này khó tránh khỏi cảm giác cay cay nơi sống mũi khi hồi tưởng một thời gian nan cơ cực, thiếu thốn trăm bề. Hồi ấy dầu thắp sáng hàng tháng cũng phải phân phối, xếp hàng mua theo tiêu chuẩn quy định. Mọi nhà đều dùng chiếc đèn hoa kỳ nhỏ xiu để tiết kiệm dầu. Phần bấc đèn đã cháy thành than nhưng được ngọn lửa nung đỏ lên trông như một bông hoa ở đầu sợi bấc được gọi là hoa đèn.
Bài thơ “Chạng vạng” có sự ẩn dụ độc đáo sáng tạo. Từ nghĩa đen chỉ thời khắc nhá nhem tối khi mặt trời vừa lặn , tác giả liên tưởng đến tuổi già của mình và người bạn đời đã từng trải qua bao thăng trầm dâu bể, từng chứng kiến,chiêm nghiệm giữa “chạng vạng đất trời” là chạng vạng “kỷ niệm trôi”, “nếp xưa”, “ hồn quê”, chạng vạng “chiến tranh”, “bình yên” và “ nhân tình chạng vạng trong ngữ điệu lai căng!”. Điều đáng nâng niu trân trọng là đôi vợ chồng già ấy luôn kề vai bên nhau: “…như bao đận em và anh/Thầm thì về niềm vui và bất hạnh/về đất, về nước, về tình sâu, nghĩa nặng/Chuyện cửa nhà, chuyện con trẻ mai sau…”. Người thơ ấy động viên, nhắc nhủ vợ cũng là tự động viên, nhắc nhở mình:
“Nào em!
Quyết không chạng vạng tâm
Trước phút giây chạng vạng!
Máu Lạc Hồng còn đỏ trong huyết quản,
Ta giữ bình tâm
Cho trẻ đón bình minh…”.
Tôi hình dung hình ảnh hai ngọn hoa đèn sáng lung linh, cháy hết mình tỏa sáng trong nhau, cho nhau đến phút cuối thanh thản, tự tin, mãn nguyện, tự hào về thế hệ kế cận “đón bình minh”.
Hạnh phúc nào bằng khi tuổi đã xế chiều, không còn phải vất vả lo toan việc nước hay kiếm kế mưu sinh, ta vẫn được sống thanh thản bên người bạn đời chung thủy và những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo, thành đạt? Cuộc đời Người Nhà quê họ Phạm trải bao nhiêu sóng gió thăng trầm nhưng anh thật là hạnh phúc bên người vợ hiền và hai người con ngoan cùng đàn cháu nhỏ dễ thương. Anh là người kiệm lời, kiệm chữ nhưng đằng sau mỗi câu chữ của anh, tôi như nhìn thấy bóng dáng thấp thoáng của chị. Hơn mười năm rồi, chị cận kề bên anh như hình với bóng để chăm lo cho anh từ những việc nhỏ nhất anh muốn làm mà “ lực bất tòng tâm”. Anh nhắc con nhớ lại một thời gian nan vất vả:
“ Cả hai con khi hai tháng nằm nôi
Sương ướt mặt vẫn theo mẹ đến lớp
Ba giờ đêm bố nghe con khóc
Cháo nghiền qua rổ mau
Gạo phiếu ninh muối và rau
Nuôi các con thay sữa”.
(Ngày ấy)
Để đến hôm nay các con khôn lớn và thành đạt. Anh nghẹn ngào vui sướng khi cô con gái yêu đã trở thành một thạc sĩ ngữ văn dạy tại một Học viện quân sự :
“Học trò tặng con hoa
Con mang về tặng bố
Bố lặng im,
Lòng rạng rỡ
Con là cô giáo rồi ư!
…Nay giữa giảng đường,
Học trò tặng con hoa
Bố muốn cùng con bay về quê nhà
Dâng bó hoa trước tổ tiên
Và cùng con bái lạy”.
(Nói chuyện với con gái)
Những câu thơ chân mộc giản dị mà thẳm sâu ân nghĩa cội nguồn.
Và hạnh phúc vỡ òa khi cậu con trai cưng đã trở thành Tiến sĩ Y khoa giảng dạy ở học viện danh tiếng Quân y, dẫu mẹ cha đã ngả bóng chiều:
“Bố đã già
Bây giờ chiều chiều tựa cửa
Đón những tia ấm cuộc đời…
Anh giáo của bố ơi!
Bố tặng con bài thơ
Với niềm tin yêu, bình thản tuyệt vơì
Nhân ngày nhà giáo
Cả nhà ta nối nghề hành đạo
Với phương châm:
“Giấy rách giữ lề”.
(Thơ viết cho con trai yêu quý)
Một sự tiếp nối tuyệt vời! Bình dị mà thiêng liêng biết bao tấm lòng gia đình nhà giáo.
Anh giành tình cảm thân thương trìu mến cho đứa cháu mới gần ba tháng tuổi: đẩy xe cho cháu dạo chơi, miệng à ơi “Câu Kiều ru theo gió” như gửi gắm nơi cháu ước nguyện lưu giữ những giá trị tinh thần (Ông cháu). Còn chị thì “còng lưng” tiện mía cho cháu:
“ Đầu bà gật lia lịa,
Theo nhịp chày xuống lên
Rồi lọc mấy nước liền
Nước mía thơm ngào ngạt”.
(Bà cháu)
Tôi từng đọc ở đâu đó câu nói: Tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ tình yêu gia đình, làng xóm, yêu thiên nhiên tươi đẹp…Là họa sĩ, lại sinh ra, lớn lên trong gia đình cách mạng có truyền thống say mê âm nhạc, thơ của “Người nhà quê họ Phạm” hội tụ đủ tố chất “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc”. Điều tôi tâm đắc khi đọc thơ anh là khi tả cảnh, thơ anh bao giờ cũng ngụ tình:
“Đa đoan chi mấy cao xanh
Heo may lại cướp giọt tình của mưa”
(Vầng trăng trong mưa)
“Khoảng khắc hôn hoàng
Dễ chìm trong xao lãng!
Rất ngắn thôi,
Sáng đẹp lung linh
Trước phút nghỉ ngơi
Cháy rực hết mình”.
(Khoảnh khắc hôn hoàng)
Là người con hiếu đễ, người chồng chung thủy , người cha, người ông yêu thương cháu con hết mực, Người nhà quê họ Phạm” còn là người bạn, người đồng chí chân chính – coi tình nghĩa trên tất cả:
“Ta đâu khát rượu,
Khát tri kỷ cùng ta…
Tri kỷ ơi! Nào hãy nâng lên
Trong im lặng có điều ta muốn nói…”
( Rượu)
Anh gửi niềm nhớ thương, đồng cảm với bạn bè nơi đất khách quê người:
“Ai Lao. Gió Lào
Trời Tây. Viễn xứ.
Mịt mù. Gió hú.
Lao Bảo. Đèo cao
Buồn nao nao
Đất khách
Đìu hiu. Lau lách
Rừng chiều…
Chạnh lòng. Thương nhớ
Linh thiêng,
Theo gió. Về đây!
Câu thơ,
Từ mắt,
Cay cay…”.
(Thơ gửi bạn)
Bài thơ kiệm lời, từ ngữ mộc mạc giản dị nhưng với cách xuống dòng, ngắt nhịp liên tục, người đọc cảm được tình cảm dồn nén, nấc nghẹn khi nhớ đến bạn bè viễn xứ trong từng câu chữ của “người nhà quê họ Phạm”.
Anh từng là nhà khoa học danh tiếng có nhiều năm học tập tại Liên Xô cũ, từng tham gia quân ngũ và bị nhiễm chất độc hóa học, bị thương nơi chiến trường… nhưng anh khiêm nhường không muốn nhắc đến vết sẹo của riêng mình:
“Vết sẹo ơi! Sao mi chai lên thế!
Những bàn tay đầy sẹo của mi đây
Cũng một thuở. Hình như, linh cảm thấy
Sự dịu dàng đau đớn chốn bàn tay…

Thôi đừng nhé, nhắc chi về quá khứ
Thịt da kia cũng thịt da này!
Bom đạn đã xa về dĩ vãng
Những bàn tay tiếp sức những bàn tay”.
( Hội nhập sẹo)
Nhân xem bộ phim “Hoa xương rồng trên cát”, anh liên tưởng:
“Những mảnh xương vụn nát,
Cùng đất và cát
Lẫn lộn vào nhau…

Chinh chiến qua lâu,
Bàng hoàng còn đó

Tôi nhớ,
Thời rực đỏ,
Thời lính trẻ,
Anh, tôi…

Biển cát lung linh hơi nóng ngút trời,
Hoa xương rồng đỏ thắm…

Có phải không?
Từ nơi xa thẳm
Anh hiện về đỏ rực không gian…

Nhắm mắt, tay đưa, nước mắt tuôn tràn,
Cố ôm ấp một bóng hình đồng đội”.
(Hoa xương rồng trên cát)
Chiến tranh đã qua, nhưng nỗi đau còn đó đâu chỉ là nỗi đau thế xác mà còn là những suy tư trăn trở không chỉ riêng mình:
“Bom đạn đã qua.
Vết thương vờ ngủ…
Ôi! Cái bình yên trong bão lửa
Hãy về, ru ngủ trái tim ta!
Cái thời khói lửa đã xa
Mà nghe gió rít ngỡ là chiến tranh.
Hiền hóa bến nước đồng xanh
Gió đừng rít để yên lành nước non”.
(Yên bình)
Hòa bình, dù mang bao vết thương trên mình, anh vẫn còn trái tim nồng ấm và khối óc mẫn tiệp để phấn đấu cho sự nghiệp khoa học và sự nghiệp giáo dục… Đến ngày nghỉ hưu, anh khiêm nhường giản dị trở về với cuộc sống đời thường như biết bao con dân nướcViệt, gắn bó với số phận muôn dân:
Là người tinh tế, nhạy cảm, thơ anh đau đáu nỗi buồn thương:
“Mưa giăng mắc nỗi buồn nhân thế
Mờ chân mây dâu bể đón đưa
Ai làm bão tố gió mưa
Đời chan nước mắt, héo dưa kiếp người”.
(Đau lòng lũ lụt miền Trung)
Anh buồn cho thế thái nhân tình “chạng vạng trong ngữ điệu lai căng”.
Trước hiện tượng tự nhiên bất bình thường gây nên những hệ lụy buồn cho người nông dân, anh trở trăn suy ngẫm về những vấn đề thế sự:
“…Ngỡ ơn mưa móc nhặt thưa
Nơi thì nứt nẻ, chốn mưa trắng bờ
Thần nông nửa tỉnh nửa mơ
Mưa giăng lạc vụ, bơ vơ hạt buồn”
(Mây mượn gió tạo muôn kỳ ảo)
Thơ anh có nhiều bài buồn - nhưng đó là nỗi buồn lớn lao, buồn cho mọi người chứ không phải buồn cho “cái tôi” nhỏ bé của riêng mình - nỗi buồn ấy là nỗi buồn của con người có lương tâm và trách nhiệm với con người, với cuộc đời. Nỗi buồn ấy làm thanh lọc tâm hồn ta chứ không phải nỗi buồn bi quan, yếm thế. Suy ngẫm về những lối mòn từ “nếp tư duy” đến cả trong “giấc mộng” anh đau lắm:
“Lối mòn - phẳng đến nôn nao!”
Nhưng những “lối mòn” trì trệ ấy không ngăn cản được cái nhìn lạc quan, tin yêu say đắm cuộc đời gần gũi, thân quen:
“Cuối lối mòn - mùa xuân ơi, da diết làm sao!
Theo lối gió, hanh hao đường quen thuộc
Ta đi, cả trong mơ, không chùn bước
Cuối lối mòn, em - ánh lửa - xuân ơi !”
(Cuối lối mòn - mùa xuân ơi!)
Hòa niềm vui lãng mạn của anh, ta tin rằng các giá trị văn hóa hóa truyền thống vẫn trường tồn:
“ Người xưa chắc hẳn về chơi Tết,
Mủm mỉm cười âm cả cõi dương”.
( Nhớ cụ Vũ Đình Liên)
“Dù là kẻ trần gian nơi thế tục,
Nhưng cõi lòng hướng về Trúc - Trúc ơi!”
(Ngắm tranh Trúc)
Cây trúc thẳng ngay là biểu tượng chi chí khí thanh tao của người quân tử. Phải chăng anh viết hoa chữ Trúc như một danh từ riêng để gửi gắm cái chí của mình?
Người nhà quê họ Phạm từng viết: “Ngoài nghiệp chính, thì văn chương và hội họa là người tri kỷ chân thành và trung thực nhất của đời mình”. Ngắm những bức tranh “Mẹ tôi”, “Tĩnh vật”, “Nắng
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

GIỚI THIỆU SÁCH:"NGƯỜI NHÀ QUÊ HỌ PHẠM"- SÂU LẮNG MỘT HỒN THƠ !

Người ta say mê một bài thơ, trước hết vì họ cảm thấy đó là bài thơ hay, đồng điệu với tâm hồn và gu thẩm mĩ của họ. Với tôi: thơ hay là thơ có nội dung sâu sắc, thấm đẫm chữ tình và được viết ra bằng hình thức biểu cảm phù hợp, không trộn lẫn với bất kỳ ai. Tôi yêu thơ của “Người nhà quê họ Phạm” bởi thơ anh chan chứa tình yêu: yêu gia đình bè bạn, yêu quê hương đất nước và trăn trở nỗi đau đời, thương đời da diết. Thơ anh mộc mạc, giản dị mà sâu lắng !
Thật cảm động khi tuổi đà xế bóng anh mới in thơ và bài thơ anh cho in đầu tiên là bài thơ tặng mẹ:
“Con hăm hở vội về thăm mẹ
Tay mẹ gầy khô trong tay con
Giọng mẹ run run, giọt lệ tròn
“Nước mắt chảy xuôi” - lời giản dị
Khi hiểu - tóc xanh con chẳng còn”.
(Gửi mẹ của con)
Anh xót xa, ngậm ngùi khi mẹ đã đi xa:
“ Lâm râm con khấn một mình
Con mời mẹ bát chè xanh trưa hè”.
Người mẹ tảo tần, vất vả lo toan việc nhà cho chồng lo việc nước:
“Chiến tranh mấy cuộc kéo dài
Gồng vai thay bố nơi ngoài chiến khu”.
Người mẹ một đời “vo để cho tròn” quên mình chiu chắt cho con, cho cháu:
“Tay kim chỉ, miệng hát ru
Khêu đèn lụi bấc, trăng lu tảo tần
Dạy con đèn sách lập thân
Bát chè xanh cũng chia dần làm ba”.
Người đọc rưng rưng nhớ tới một thời khói lửa, một thời bao cấp gian nan vất vả thiếu thốn trăm bề đến bát chè xanh “cũng chia dần làm ba”. Bây giờ, tưởng nhớ đến cha mẹ khuất núi, người ta thường cúng những món sơn hào hải vị như để bù đắp thiệt thòi khi sống trên dương thế

cha mẹ mình không được thụ hưởng. Người nhà quê họ Phạm khác hẳn, anh tưởng nhớ đến mẹ, tri ân mẹ bằng ký ức ân tình đau đáu:
“Bao năm rồi mẹ đã xa
Trà xanh dâng mẹ chút là lòng con”
(Con dâng mẹ bát chè xanh).
Anh luôn nhắc nhủ các con nhớ đến bà nội:
“Có một thời như thế
Sữa phân phối ngặt nghèo
Gạo sổ, thịt tem, nước giếng đèn dầu
Bà nấu cơm, mùn cưa khói lòa đôi mắt…
Người bán gạo,
Bên cửa sổ cao lưng trời
Bà còng lưng,
Xếp hàng không với tới”.
(Ngày ấy)
Anh tự hào về người cha đã hiến dâng tuổi thanh xuân đẹp nhất “nơi ngoài chiến khu” nhưng lại xót xa, đau đớn khi cha già cô đơn khắc khoải ngóng đợi các con - người đi du học tít tận trời Âu , người xông pha nơi hòn tên mũi đạn :
“Giật mình, đau nỗi ngày xưa
Cha ta tựa cửa mong chờ các con”
(Thời mình)
Rồi đến ngày Cha mãi đi xa…
Một sớm xuân, nghe vẳng khúc Đường trường réo rắt rung trong gió, anh liên tưởng :
“Nhớ Cha lòng con đau thắt
Khúc Đường trường Cha kéo trong đêm”
Anh nhớ đến “làn điệu chèo” và bóng hình người cha “với cây đàn in nền cửa”:
“Biền biệt các con
Cha quạnh quẽ một mình !”
(Khúc Đường trường)
Người con hiếu đễ ấy vì nghĩa cả mà sẵn sàng chiến đấu một mất một còn với kẻ thù không hề tính toán thiệt hơn được mất nhưng khi cha khuất núi, anh luôn day dứt cảm thấy mình có lỗi:
“ Cho con tạ tội trước vong linh
Dù thế sự, vẫn mong Cha xá tội…
Bao sợi tóc trên đầu- ơn Cha
Và bấy nhiêu tội chúng con”.
(Trước Giao thừa Kỷ Sửu 2009)
Khi cả mẹ và cha đi vào cõi vĩnh hằng, kỷ niệm tuổi thơ được sống trong tình yêu thương của mẹ cha vẫn trăn trở hoài trong những trang thơ anh:
“ Về Hà Nội, con về nơi Cha Mẹ
Cùng với con, mưa bụi cũng theo về
Se thắt heo may tràn mí mắt
Đón lạ quen nhảy nhót hút triền đê”.
( Nước mắt chảy xuôi)
Những bài thơ về cha mẹ được anh viết ra bằng ngôn từ mộc mạc, giản dị và cảm xúc chân thành, không hề sử dụng các biệp pháo tu từ về từ, về câu, về âm thanh, ngữ nghĩa… Cái thật có lối đi riêng vào tâm hồn độc giả, nhịp đập yêu thương từ trái tim vọng đến muôn trái tim tìm sự cộng hưởng…Không phải ngẫu nhiên khi viết về cha mẹ lúc còn sống, anh viết bằng chữ thường như một danh từ chung nhưng khi Cha Mẹ đã vĩnh viễn đi vào cõi vĩnh hằng, anh lại viết bằng chữ hoa như một danh từ riêng! Một danh từ thiêng liêng cao quý !
Sau Cha Mẹ là tình cảm thủy chung như nhất anh giành cho người bạn đời đã cùng anh lên thác xuống ghềnh suốt mấy chục năm trời:
“Giữa Khoảnh khắc
Chiều vào tối,
Hai mái bạc
Mờ in,
Nhòa sương khói,
Tựa cửa,
Đợi chờ,
Thả tâm linh
Theo chạng vạng ước mơ…
Hoa đèn hồng lên khi đêm sắp tới !”
(Chạng vạng)
Bài thơ viết theo thể tự do và rất hình tượng. Lớp trẻ sinh ra, lớn lên sau thời bao cấp khó hình dung ra “hoa đèn” lúc “chạng vạng” nó như thế nào, nhưng ai đã sống qua cái thời “tem, phiếu, vé” đọc đến những câu thơ này khó tránh khỏi cảm giác cay cay nơi sống mũi khi hồi tưởng một thời gian nan cơ cực, thiếu thốn trăm bề. Hồi ấy dầu thắp sáng hàng tháng cũng phải phân phối, xếp hàng mua theo tiêu chuẩn quy định. Mọi nhà đều dùng chiếc đèn hoa kỳ nhỏ xiu để tiết kiệm dầu. Phần bấc đèn đã cháy thành than nhưng được ngọn lửa nung đỏ lên trông như một bông hoa ở đầu sợi bấc được gọi là hoa đèn.
Bài thơ “Chạng vạng” có sự ẩn dụ độc đáo sáng tạo. Từ nghĩa đen chỉ thời khắc nhá nhem tối khi mặt trời vừa lặn , tác giả liên tưởng đến tuổi già của mình và người bạn đời đã từng trải qua bao thăng trầm dâu bể, từng chứng kiến,chiêm nghiệm giữa “chạng vạng đất trời” là chạng vạng “kỷ niệm trôi”, “nếp xưa”, “ hồn quê”, chạng vạng “chiến tranh”, “bình yên” và “ nhân tình chạng vạng trong ngữ điệu lai căng!”. Điều đáng nâng niu trân trọng là đôi vợ chồng già ấy luôn kề vai bên nhau: “…như bao đận em và anh/Thầm thì về niềm vui và bất hạnh/về đất, về nước, về tình sâu, nghĩa nặng/Chuyện cửa nhà, chuyện con trẻ mai sau…”. Người thơ ấy động viên, nhắc nhủ vợ cũng là tự động viên, nhắc nhở mình:
“Nào em!
Quyết không chạng vạng tâm
Trước phút giây chạng vạng!
Máu Lạc Hồng còn đỏ trong huyết quản,
Ta giữ bình tâm
Cho trẻ đón bình minh…”.
Tôi hình dung hình ảnh hai ngọn hoa đèn sáng lung linh, cháy hết mình tỏa sáng trong nhau, cho nhau đến phút cuối thanh thản, tự tin, mãn nguyện, tự hào về thế hệ kế cận “đón bình minh”.
Hạnh phúc nào bằng khi tuổi đã xế chiều, không còn phải vất vả lo toan việc nước hay kiếm kế mưu sinh, ta vẫn được sống thanh thản bên người bạn đời chung thủy và những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo, thành đạt? Cuộc đời Người Nhà quê họ Phạm trải bao nhiêu sóng gió thăng trầm nhưng anh thật là hạnh phúc bên người vợ hiền và hai người con ngoan cùng đàn cháu nhỏ dễ thương. Anh là người kiệm lời, kiệm chữ nhưng đằng sau mỗi câu chữ của anh, tôi như nhìn thấy bóng dáng thấp thoáng của chị. Hơn mười năm rồi, chị cận kề bên anh như hình với bóng để chăm lo cho anh từ những việc nhỏ nhất anh muốn làm mà “ lực bất tòng tâm”. Anh nhắc con nhớ lại một thời gian nan vất vả:
“ Cả hai con khi hai tháng nằm nôi
Sương ướt mặt vẫn theo mẹ đến lớp
Ba giờ đêm bố nghe con khóc
Cháo nghiền qua rổ mau
Gạo phiếu ninh muối và rau
Nuôi các con thay sữa”.
(Ngày ấy)
Để đến hôm nay các con khôn lớn và thành đạt. Anh nghẹn ngào vui sướng khi cô con gái yêu đã trở thành một thạc sĩ ngữ văn dạy tại một Học viện quân sự :
“Học trò tặng con hoa
Con mang về tặng bố
Bố lặng im,
Lòng rạng rỡ
Con là cô giáo rồi ư!
…Nay giữa giảng đường,
Học trò tặng con hoa
Bố muốn cùng con bay về quê nhà
Dâng bó hoa trước tổ tiên
Và cùng con bái lạy”.
(Nói chuyện với con gái)
Những câu thơ chân mộc giản dị mà thẳm sâu ân nghĩa cội nguồn.
Và hạnh phúc vỡ òa khi cậu con trai cưng đã trở thành Tiến sĩ Y khoa giảng dạy ở học viện danh tiếng Quân y, dẫu mẹ cha đã ngả bóng chiều:
“Bố đã già
Bây giờ chiều chiều tựa cửa
Đón những tia ấm cuộc đời…
Anh giáo của bố ơi!
Bố tặng con bài thơ
Với niềm tin yêu, bình thản tuyệt vơì
Nhân ngày nhà giáo
Cả nhà ta nối nghề hành đạo
Với phương châm:
“Giấy rách giữ lề”.
(Thơ viết cho con trai yêu quý)
Một sự tiếp nối tuyệt vời! Bình dị mà thiêng liêng biết bao tấm lòng gia đình nhà giáo.
Anh giành tình cảm thân thương trìu mến cho đứa cháu mới gần ba tháng tuổi: đẩy xe cho cháu dạo chơi, miệng à ơi “Câu Kiều ru theo gió” như gửi gắm nơi cháu ước nguyện lưu giữ những giá trị tinh thần (Ông cháu). Còn chị thì “còng lưng” tiện mía cho cháu:
“ Đầu bà gật lia lịa,
Theo nhịp chày xuống lên
Rồi lọc mấy nước liền
Nước mía thơm ngào ngạt”.
(Bà cháu)
(còn nữa)
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

GIỚI THIỆU SÁCH: "NGƯỜI NHÀ QUÊ HỌ PHẠM"-SÂU LẮNG MỘT HỒN THƠ!

(Tiếp theo và hết)
Tôi từng đọc ở đâu đó câu nói: Tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ tình yêu gia đình, làng xóm, yêu thiên nhiên tươi đẹp…Là họa sĩ, lại sinh ra, lớn lên trong gia đình cách mạng có truyền thống say mê âm nhạc, thơ của “Người nhà quê họ Phạm” hội tụ đủ tố chất “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc”. Điều tôi tâm đắc khi đọc thơ anh là khi tả cảnh, thơ anh bao giờ cũng ngụ tình:
“Đa đoan chi mấy cao xanh
Heo may lại cướp giọt tình của mưa”
(Vầng trăng trong mưa)
“Khoảng khắc hôn hoàng
Dễ chìm trong xao lãng!
Rất ngắn thôi,
Sáng đẹp lung linh
Trước phút nghỉ ngơi
Cháy rực hết mình”.
(Khoảnh khắc hôn hoàng)
Là người con hiếu đễ, người chồng chung thủy , người cha, người ông yêu thương cháu con hết mực, Người nhà quê họ Phạm” còn là người bạn, người đồng chí chân chính – coi tình nghĩa trên tất cả:
“Ta đâu khát rượu,
Khát tri kỷ cùng ta…
Tri kỷ ơi! Nào hãy nâng lên
Trong im lặng có điều ta muốn nói…”
( Rượu)
Anh gửi niềm nhớ thương, đồng cảm với bạn bè nơi đất khách quê người:
“Ai Lao. Gió Lào
Trời Tây. Viễn xứ.
Mịt mù. Gió hú.
Lao Bảo. Đèo cao
Buồn nao nao
Đất khách
Đìu hiu. Lau lách
Rừng chiều…
Chạnh lòng. Thương nhớ
Linh thiêng,
Theo gió. Về đây!
Câu thơ,
Từ mắt,
Cay cay…”.
(Thơ gửi bạn)
Bài thơ kiệm lời, từ ngữ mộc mạc giản dị nhưng với cách xuống dòng, ngắt nhịp liên tục, người đọc cảm được tình cảm dồn nén, nấc nghẹn khi nhớ đến bạn bè viễn xứ trong từng câu chữ của “người nhà quê họ Phạm”.
Anh từng là nhà khoa học danh tiếng có nhiều năm học tập tại Liên Xô cũ, từng tham gia quân ngũ và bị nhiễm chất độc hóa học, bị thương nơi chiến trường… nhưng anh khiêm nhường không muốn nhắc đến vết sẹo của riêng mình:
“Vết sẹo ơi! Sao mi chai lên thế!
Những bàn tay đầy sẹo của mi đây
Cũng một thuở. Hình như, linh cảm thấy
Sự dịu dàng đau đớn chốn bàn tay…

Thôi đừng nhé, nhắc chi về quá khứ
Thịt da kia cũng thịt da này!
Bom đạn đã xa về dĩ vãng
Những bàn tay tiếp sức những bàn tay”.
( Hội nhập sẹo)
Nhân xem bộ phim “Hoa xương rồng trên cát”, anh liên tưởng:
“Những mảnh xương vụn nát,
Cùng đất và cát
Lẫn lộn vào nhau…

Chinh chiến qua lâu,
Bàng hoàng còn đó

Tôi nhớ,
Thời rực đỏ,
Thời lính trẻ,
Anh, tôi…

Biển cát lung linh hơi nóng ngút trời,
Hoa xương rồng đỏ thắm…

Có phải không?
Từ nơi xa thẳm
Anh hiện về đỏ rực không gian…

Nhắm mắt, tay đưa, nước mắt tuôn tràn,
Cố ôm ấp một bóng hình đồng đội”.
(Hoa xương rồng trên cát)
Chiến tranh đã qua, nhưng nỗi đau còn đó đâu chỉ là nỗi đau thế xác mà còn là những suy tư trăn trở không chỉ riêng mình:
“Bom đạn đã qua.
Vết thương vờ ngủ…
Ôi! Cái bình yên trong bão lửa
Hãy về, ru ngủ trái tim ta!
Cái thời khói lửa đã xa
Mà nghe gió rít ngỡ là chiến tranh.
Hiền hóa bến nước đồng xanh
Gió đừng rít để yên lành nước non”.
(Yên bình)
Hòa bình, dù mang bao vết thương trên mình, anh vẫn còn trái tim nồng ấm và khối óc mẫn tiệp để phấn đấu cho sự nghiệp khoa học và sự nghiệp giáo dục… Đến ngày nghỉ hưu, anh khiêm nhường giản dị trở về với cuộc sống đời thường như biết bao con dân nướcViệt, gắn bó với số phận muôn dân:
Là người tinh tế, nhạy cảm, thơ anh đau đáu nỗi buồn thương:
“Mưa giăng mắc nỗi buồn nhân thế
Mờ chân mây dâu bể đón đưa
Ai làm bão tố gió mưa
Đời chan nước mắt, héo dưa kiếp người”.
(Đau lòng lũ lụt miền Trung)
Anh buồn cho thế thái nhân tình “chạng vạng trong ngữ điệu lai căng”.
Trước hiện tượng tự nhiên bất bình thường gây nên những hệ lụy buồn cho người nông dân, anh trở trăn suy ngẫm về những vấn đề thế sự:
“…Ngỡ ơn mưa móc nhặt thưa
Nơi thì nứt nẻ, chốn mưa trắng bờ
Thần nông nửa tỉnh nửa mơ
Mưa giăng lạc vụ, bơ vơ hạt buồn”
(Mây mượn gió tạo muôn kỳ ảo)
Thơ anh có nhiều bài buồn - nhưng đó là nỗi buồn lớn lao, buồn cho mọi người chứ không phải buồn cho “cái tôi” nhỏ bé của riêng mình - nỗi buồn ấy là nỗi buồn của con người có lương tâm và trách nhiệm với con người, với cuộc đời. Nỗi buồn ấy làm thanh lọc tâm hồn ta chứ không phải nỗi buồn bi quan, yếm thế. Suy ngẫm về những lối mòn từ “nếp tư duy” đến cả trong “giấc mộng” anh đau lắm:
“Lối mòn - phẳng đến nôn nao!”
Nhưng những “lối mòn” trì trệ ấy không ngăn cản được cái nhìn lạc quan, tin yêu say đắm cuộc đời gần gũi, thân quen:
“Cuối lối mòn - mùa xuân ơi, da diết làm sao!
Theo lối gió, hanh hao đường quen thuộc
Ta đi, cả trong mơ, không chùn bước
Cuối lối mòn, em - ánh lửa - xuân ơi !”
(Cuối lối mòn - mùa xuân ơi!)
Hòa niềm vui lãng mạn của anh, ta tin rằng các giá trị văn hóa hóa truyền thống vẫn trường tồn:
“ Người xưa chắc hẳn về chơi Tết,
Mủm mỉm cười âm cả cõi dương”.
( Nhớ cụ Vũ Đình Liên)
“Dù là kẻ trần gian nơi thế tục,
Nhưng cõi lòng hướng về Trúc - Trúc ơi!”
(Ngắm tranh Trúc)
Cây trúc thẳng ngay là biểu tượng chi chí khí thanh tao của người quân tử. Phải chăng anh viết hoa chữ Trúc như một danh từ riêng để gửi gắm cái chí của mình?
Người nhà quê họ Phạm từng viết: “Ngoài nghiệp chính, thì văn chương và hội họa là người tri kỷ chân thành và trung thực nhất của đời mình”. Ngắm những bức tranh “Mẹ tôi”, “Tĩnh vật”, “Nắng sông Thương”. “Nắng chiều trên cảng than nhà máy Phan Đạm”, “tứ quý”,” “Trúc”, “Chiều thu ngoại ô Maskva”… và nhất là những bức tranh anh vẽ 10 năm trở lại đây, tôi luôn lặng người đi, thành kính, cảm động. Càng xúc động hơn khi biết đã nhiều năm nay, anh nằm một chỗ, buộc cây cọ vào tay để vẽ và đau đớn gõ từng con chữ lên bàn phím để làm thơ. Phải yêu đời đến thế nào, người thơ ấy mới viết được những câu thơ gan ruột như thế này:
“Bất động lâu mới hiểu
Ầm ỳ vọng đêm ngày
Tiếng đời ôi xa thế
Nặng trĩu mà nhẹ bay.”
Anh khao khát tình bạn- như khao khát được hít thở khí trời , giao hòa cùng thiên nhiên, vũ trụ:
“Lúc bạn bè ào đến
Căn phòng ngập gió mây
Đa tạ cùng bạn hữu
Mang trời đất vào đây”.
(Ấm nắng)
Ngắm tranh, thưởng thức thơ của “Người nhà quê họ Phạm”, tôi thấy mình thu được lợi lạc nhiều lắm - đó là lợi lạc về tinh thần vô giá mà những người viết chuyên nghiệp chưa chắc đã đem lại được cho mình, dẫu họ viết rất hay và có bài bản... Tôi muốn sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với gia đình, bè bạn, với công việc và với chính bản thân mình khi còn chưa quá muộn. Dẫu thơ anh chưa phải là xuất chúng, nhưng những giá trị nhân bản về cái Chân - Thiện -Mĩ anh đem đến cho tôi là vô giá. Tôi biết: Với anh, thời gian quý hơn vàng . Anh đang chạy đua với thời gian để chiến thắng bệnh tật, để sống có ích hơn cho gia đình, bè bạn và cho cuộc đời như anh đã và đang sống như thế! Tình yêu quê hương đất nước của anh bắt nguồn từ tình yêu trong gia đình, làng xóm, yêu thiên nhiên, cây cỏ... Đó là động lực để anh cầm súng chiến đấu, là động lực thôi thúc anh vươn lên trở thành nhà khoa học sáng giá.
Trên diendanthivien.net, mọi người gọi anh là Pa Ven. Anh khiêm tốn nói: “Đừng so sánh tôi với Pa Ven”.
Phó Tiến sỹ - giáo sư Nguyễn Kim Thiết(nick: khitieu) – một người bạn đồng niên dạy tại Trường Đại học Bách khoa đã viết tặng anh bài thơ:
“Ngày ấy Pa Ven bị liệt
Bị liệt đâu còn cảm thấy đau
Tôi đau nhức nhối mình tôi biết
Chẳng dám so được với ai đâu”.
Và anh đã có một bài họa khiêm nhường và rất lạc quan yêu đời, yêu người:
“Nửa liệt, kém Pa Ven bại liệu?
Và đau, chắc như tôi đang đau?
Nhưng khi bạn hữu mang Xuân đến,
Cười sún cả răng, kém ai đâu?”
Người thương binh - nhà khoa học mang bút danh “Người nhà quê họ Phạm” còn có một bút danh khác cùng ý nghĩa là Phạm Thôn Nhân. Anh tên thật là Phạm Ngọc San - một bloger thân thương, giản dị, khiêm nhường của Làng Thơ bên Thi viện.net, blog tiengviet.net, blog spot.com… Đã bước qua cái tuổi “cổ lai hy”, với ba tập thơ “Vầng trăng trong mưa”, “Hoàng hôn không yên lặng” và “Chạng vạng hoa đèn”, thơ anh làm cho tôi thấm thía hơn bao giờ hết câu nói của cổ nhân: “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”.Thơ anh như một “trái chín muộn”, trải qua bao dông bão cuộc đời, chắt chiu từ giọt sương mai, gom góp từ tia nắng ấm, lặng lẽ dâng tặng đời hương vị ngọt thơm ...

Lai Châu, ngày 17 tháng 9 năm 2013
Bùi Thị Sơn
(GÁI NÚI VIẾT XONG BÀI GIỚI THIỆU NÀY TỪ CHIỀU 5/9 THÌ TỐI 5/9 BỊ NGỘ ĐỘC THUỐC, XUÂT HUYẾT NIÊM MẠC VÀ ĐƯỜNG TIÊU HÓA, PHẢI NẰM KHOA NỘI BỆNH VIỆN TỈNH LAI CHÂU TIÊM VÀ TRUYỀN GIẢI ĐỘC 11 NGÀY,NAY LẠI CHUYỂN VỀ KHOA NGOẠI ĐIỀU TRỊ TIẾP. HÔM NAY GÁI NÚI TRANH THỦ GỬI BÀI LÊN TRANG. XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN CÁC BÁC,CÁC ANH,CÁC CHỊ VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN THĂM, ĐỌC VÀ GÓP Ý GIÙM GÁI NÚI.NẾU CHẬM HỒI ÂM , MONG MỌI NGƯỜI LƯỢNG THỨ CHO GÁI NÚI NHÉ !
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [20] [21] [22] [23] [24] ›Trang sau »Trang cuối