Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 29/10/2011 19:28
Có 10 người thích
Ngày gửi: 12/11/2011 05:25
Có 9 người thích
Ngày gửi: 13/12/2011 10:59
Đã sửa 4 lần, lần cuối bởi buithison vào 13/12/2011 11:27
Có 6 người thích
Ngày gửi: 16/12/2011 16:53
Có 6 người thích
Ngày gửi: 19/12/2011 01:14
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi buithison vào 19/12/2011 02:29
Có 7 người thích
Ngày gửi: 19/12/2011 03:25
Có 6 người thích
Ngày gửi: 10/01/2012 18:24
Có 3 người thích
Ngày gửi: 14/01/2012 09:11
Có 3 người thích
Ngày gửi: 19/01/2012 00:26
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Đan Hạ vào 19/01/2012 00:30
Có 5 người thích
KIỀU ANH HƯƠNG đã viết:
Đất và người Lai Châu !
LÝ LẼ CỦA TRÁI TIM
Đã hơn tuần nay rồi tôi không vào mạng; Nếu có vào thì cũng chỉ tranh thủ post vài bài thơ đã viết sẵn cho bạn bè đọc chơi chứ không có thì giờ để “la cà” vào mấy cái “lều” thi ca này nọ để tìm kiếm những “ý ngọc, lời vàng…” mà nhâm nhi…
Các Cụ ngày xưa thường bảo “yêu gì thì khổ nấy”, suy cho cùng thật đúng. Trót yêu thơ và làm thơ nên một ngày không tìm đọc được một vài bài thơ hay là cảm thấy thiêu thiếu một cái gì đó. Hôm nay trở về ngôi nhà “thi viện” thấy có một vài cái tên lạ ghé thăm trang thơ của mình; Tôi cũng cảm thấy rất vui và tò mò muốn xem họ là ai ? Khẩu khí ra sao ? Và thế là mình lại bắt đầu một cuộc “đào, đãi vàng” mới. Truy tìm gốc gác bắt đầu từ cái nick “buithison” và được biết bạn ấy tên là Bùi Thị Sơn, ở Lai Châu. Nếu những gì tác giả đã khai trong thi viện là đúng thì mình có thể gọi Sơn bằng em. Sơn còn kém mình những 7 tuổi cơ đấy, thế mà lời lẽ sao mà “già vậy”. Nhưng nếu đọc kỹ thơ của Sơn thì hình như lại hoàn toàn khác, nó trong trẻo như giọt suối đầu nguồn và đắm thắm như một bông hoa núi thực sự.
Đọc topic “Lý lẽ của trái tim” của Bùi Thị Sơn với 24 trang đầy đặn, mình thấy rất vui vì chủ nhà đã rất có duyên khi để lại nhiều bài thơ khơi gợi cho bạn thơ hứng thú họa theo, thành thử, mặc dù đã rất kiên nhẫn đọc hết cả 24 trang, nhưng mình cũng chỉ nhặt ra được không nhiều những bài thơ viết độc lập (không đối qua, đối lại) của chủ nhà; Trong đó mình rất thích 2 bài thơ “Trăng và lục bát” và “Giận chồng ra võng nằm chơi”. Mỗi bài có một vẻ hay riêng, nhưng thích hơn cả vẫn là bài “Trăng và lục bát”; Vậy nên hôm nay mình xin phép chủ nhà “nhấc về bên này” và bình chơi nhé.
Trăng, một chủ đề vốn đã là rất “cũ” trong thơ, nhưng tôi dám cam đoan rằng, ai đã trót “đa đoan” với thơ thì ít nhất trong đời cũng đã phải một lần đối mặt với trăng và làm thơ về trăng ! Tôi thì có nhiều bài thơ về trăng lắm, tỷ như:
Trăng và em… cứ ngỡ quá cũ rồi
Bao năm tháng thi nhân mòn nghiên bút
Nhưng đêm nay, bỗng lạc vào mê trận
Khi anh lại được gặp.. Trăng và Em…
(Trong bài “Trăng và em” đã in trong tập thơ “Hà Nội đêm bình yên”-NXB HNV, 2008)
Hay:
Trăng xưa hay là trăng nay
Cũng là trăng của tháng ngày mộng mơ
Em ngày xưa, hay bây giờ
Cũng là em của ý thơ… rối lòng !
(Trong bài “Trăng xưa và trăng nay” đã in trong tập thơ “Người đàn bà của tôi”-NXB HNV, 2010)
Còn “lục bát” ư ? Cũng là một cái gì đó, nếu ta không gọi nó là “thơ truyền thống” thì cũng có thể nói là rất “cổ”. Lục bát có trong thi ca Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi ai mà chẳng biết, nó được truyền khẩu qua bao đời từ những bài đồng dao của con trẻ đến những hò vè, đối đáp của nam thanh nữ tú trong các đêm “trăng thanh tát nước bên đình” hay trong những lời ru chan chứa tình mẹ bên nôi… (Chỉ tiếc rằng bây giờ nhiều bà mẹ trẻ không biết à ơi, ru con… Thật là thiệt thòi cho bao đứa cháu chắt sau này…). Nói là cổ, nhưng không bao giờ là cũ, đó là đặc điểm của thơ lục bát. Bởi vì ngày nào, báo nào, diễn đàn nào cũng thường xuyên có thơ lục bát được in, được giới thiệu... Vấn đề là có hay không, có được làm “mới” không lại phụ thuộc vào tài nghệ của các nhà thơ, của các tác giả…
Trở lại với bài thơ “Trăng và lục bát” của Sơn, ta dễ thấy tác giả đã biết khai thác một chủ đề rất cũ những đã biết làm mới, đã biết se duyên cho hai cá thể rất cũ để “nên vợ, nên chồng” thật xứng đôi và tạo ra một sinh khí hoàn toàn mới. Có một cái rất hay và cũng gần như là phát hiện của nhà thơ là hình như những bài thơ viết về trăng theo thể lục bát bao giờ cũng dễ thành công và hay hơn thể thơ khác. Và chính tác giả đã biết vận dụng thể thơ lục bát để nói về sự “cặp đôi” rất đẹp này:
“Trăng và lục bát mê nhau
Có gì đâu, có gì đâu...thế mà...
Người đời chê gã trăng già
Chê cô lục bát-đàn bà lẳng lơ... “
Ừ thì “ai chê thì mặc, cứ chê/Đã yêu, ta phải tìm về với nhau…”. Tôi thực sự thích thú về sự lý giải trong sáng và tự nhiên của Sơn “Có gì dâu, có gì đâu... thế mà…”
Cũng dễ hiểu thôi, Bùi Thị Sơn đã và đang sống gần như nơi chót cùng của miền Tây Bắc. Nhưng nếu không đọc “trích ngang” lý lịch của chị thì cũng dễ lầm với một người viết thơ vùng kinh bắc lắm bởi vì ngoài sự trong trẻo, nó còn cực kỳ sâu lắng:
“Trăng già ăm ắp tứ thơ
Lục bát say đắm ngẩn ngơ tối ngày “
Bởi vì người làm thơ mà không tìm được “tứ thơ” để triển khai thì tốt nhất là đừng viết, kẻo không lại biến thành một sự ghép vần vô bổ, lan man, dàn trải mà ta vẫn thường và rất dễ gặp ở những cây bút không chuyên, đặc biệt trên các trang “thơ blog”. Còn nhớ ngày xưa, khi tôi còn học lớp 5, chị tôi học lớp 10/10; Chị tôi học rất giỏi toán nhưng văn thì thôi rồi, được điểm 2+ đã là “đỉnh” lắm rồi (thang điểm 5). Tôi thì được thầy khen là học toàn diện, toán văn gì đều như nhau, bởi vậy có một lần chị tôi nhờ tôi làm một bài thơ, chủ đề là gì, lâu quá tôi cũng không còn nhớ nữa, chỉ biết rằng tôi đã “sản xuất” ngay cho chị một bài thơ tắp lự cỡ độ mười câu lục bát với sự ghép vần gần như “hoàn hảo” kiểu như: “Hôm qua em gặp Bác Hồ/Rất vui nhưng thấy Bác tồ làm sao/Bác Hồ thì ở trên cao/Còn em như chú cào cào bé con…”. Bài văn của chị do tôi làm được 0 điểm. Về nhà chị mắng tôi một trận tơi bời. Có lẽ cũng vì thế, sau cú huýnh đó mà tôi mới bắt đầu tìm hiểu về thơ và “học đòi” làm thơ. Cũng may ông ngoại tôi là thầy giáo dạy chữ nho, rất am tường về thơ phú nên ông đã lần lượt giảng giải cho tôi về thơ, về các thể thơ như lục bát, tam thất lục bát, thơ đường… Nhưng thú thật, sau này vào chiến trường làm thơ và học các anh chị đi trước, tôi thích thể loại thơ mới hơn vì nó khoáng đạt hơn, phù hợp với cuộc sống thực tế ở chiến trường hơn…
Lại nói về tây bắc, mà cụ thể là tỉnh Lai Châu mới của Bùi Thị Sơn, như đã nói, nó nằm ở tận cùng, cực tây bắc của Tổ Quốc, giáp với Trung Quốc. Năm 1979, đã từng bị Trung Quốc xâm lược và phá hủy gần hết trước khi rút về bên kia. Trong đời tôi, nhưng chuyến đi về từ Tây Bác và Hà Nội trong những năm 1982 đến 1985 là gần như thường xuyên. Nếu bạn đọc bài thơ “Tiếng khóc đêm” của tôi (đã gửi trên thi viện) thì hẳn cũng đã rõ. Vì vậy, nói thật, Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng đối với tôi thật sự là thân thiết. Tôi lại rất giỏi tiếng Lào, tiếng Thái nữa, nên mỗi bận về Lai Châu hay Điện Biên, gặp được đồng bào Thái là có thể mở “volum” hết cỡ ! Tán gái bằng thổ ngữ thì chỉ có mà “ăn đứt” chứ chẳng đùa. Thật tiếc thời đó chưa có net, chưa có blog này nọ nên ai biết người đó, chứ mà như bây giờ thì có khi tôi đã biết Sơn từ thuở em chưa có chồng cũng nên… Hi, hi, mà biết đâu đó, Sơn nhỉ ?
Tán vui vậy thôi, trong đời làm gì cũng phải có duyên mới gặp được nhau, huống hồ đang là chuyện trên trời, trên mạnh vậy ! Rõ là cứ “giàu trí tưởng bở” ?!
Nhưng gì thì gì, đọc xong bài thơ “Trăng và lục bát” của Sơn, mình lại muốn được làm chú Cuội để lên tận cung trăng và mang theo nàng lục bát của Sơn treo lên cho thiên hạ cùng chiêm ngưỡng. Trót yêu thơ và làm thơ nên một ngày không tìm đọc được vài bài thơ hay là cảm thấy thiêu thiếu một cái gì đó. Hôm nay, ít nhiều, sự thiếu đó cũng đã được lấp đầy. Cảm ơn Bùi Thị Sơn, cảm ơn mảnh đất địa đầu Lai Châu đã nuôi, giữ một tâm hồn thơ thật đẹp.
Hải Phòng, ngay 7.9.2010
Kiều Anh Hương
Mời các bạn đọc 2 bài thơ “Trăng và lục bát”, “Giận chồng ra võng nằm chơi” của tác giả Bùi Thị Sơn ở Lai Châu:
TRĂNG VÀ LỤC BÁT
Trăng và lục bát mê nhau
Có gì đâu, có gì đâu...thế mà...
Người đời chê gã trăng già
Chê cô lục bát-đàn bà lẳng lơ...
Trăng già ăm ắp tứ thơ
Lục bát say đắm ngẩn ngơ tối ngày
Lục bát duyên dáng xưa nay
Muôn người mê mẩn có tày lão trăng ???
GIẬN CHỒNG RA VÕNG NẰM CHƠI...
Giận chồng ra võng nằm chơi
Trăng thanh, gió mát ngời ngời thịt da
Em còn trời- đất bao la
Cớ sao phải rúc trong nhà với anh ?
Võng đưa bay bổng trời xanh
Em lạc vào cõi mộng lành ước mơ:
Nhẹ nhàng dạo gót chàng thơ
Cùng em đàm đạo hàng giờ văn chương
Thế gian còn ối kẻ thương
Cớ sao cứ chỉ chung giường với anh ?
Em lạc trong cõi lênh đênh
Chàng thơ bỗng hoá người tình đắm say
Mắt trong mắt, tay trong tay
Em như mọc cánh vút bay lưng trời...
Tỉnh dậy nóng toát mồ hôi
Người như đeo đá...chồng ngồi cạnh bên:
"Đêm em ra võng ngủ quên
Cơn mưa ập đến, anh ôm em vào
Em gặp ác mộng hay sao ?
Chân tay run rẩy, lệ trào ướt mi..."
Chồng ơi ! Đừng hỏi câu gì ?
Giường êm , nệm ấm thầm thì : "Em sai !"
P/s: Để đọc các bài bình thơ tương tự của KAH, mời các bạn vào mục "Đãi cát tìm vàng" trên trang thơtre.com theo đường link sau đây:
http://diendan.thotre.com...index.php?showtopic=20719
Xin cảm ơn ![/quote]
Tác giả: KIỀU ÁNH HƯƠNG
Ngày gửi: 03/02/2012 20:11
Có 5 người thích
Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối