Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 21/02/2011 09:37
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi hoan1982 vào 21/02/2011 09:40
Có 8 người thích
Ngày gửi: 21/02/2011 14:09
Có 6 người thích
Anton_hoa7x đã viết:
Em xin chào Thầy Khi Tiêu
Theo em ta không đi chùa hương vào ngày nghỉ lễ để tránh tắc đường
Lên tổ chức đi chùa từ sớm từ 2 đến 4 giờ sáng từ Hà Nội bắt đầu khởi hành có như vậy thì Thầy đi sẽ khoẻ de .
Tất cả các nơi trong các động chùa đều hạn chế hết mức tối đa việc thắp hương cho nên Thầy đi năm nay sẽ không bị ngột ngạt cay mắt nữa
????????
Ngày gửi: 21/02/2011 19:39
Có 6 người thích
hoan2182 đã viết:Tôi rất thích câu châm ngôn với đại ý là: "Không có cái lỗi lớn nào không được bắt nguồn từ những lỗi nhỏ"; những lỗi nhỏ - ta đã biết thì nên cố gắng sửa để tránh những cái lỗi lớn có thể xảy ra.
Sửa lỗi chính tả để chấn chỉnh kỷ cương quốc gia
Lỗi chính tả thành “bệnh” của nhiều đơn vị đầu tàu?
…
Theo thống kê trung bình, khu vực cơ quan nhiều lỗi nhất là báo chí, xuất bản và truyền thông (9,58%). Tiếp đến là cơ quan thuộc chính phủ và thuộc Bộ (8,63%), chính quyền địa phương (8,15%), Đại học và Viện nghiên cứu (7,13%)…
Cụ thể, trong các đơn vị báo chí và truyền thông, một số cơ quan lớn có tỷ lệ lỗi chính tả lên đến trên 30%. Trong các cơ quan thuộc chính phủ và thuộc bộ có Cục vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đầu tất cả các đơn vị được khảo sát với tỷ lệ lỗi lên đến 38,46%, tiếp đến là Viện năng lượng nguyên tử với 31,49%.
Ở các địa phương, đơn vị có nhiều lỗi chính tả nhất lại thuộc về các thành phố lớn và phát triển, chủ yếu tập trung ở phía nam: TP.HCM dẫn đầu với 18,98%, Đồng Nai 17,31%, Đà Nẵng 15, 83%, Bắc Ninh 11,69%, Hải Phòng 11,19%… Địa phương ít lỗi nhất là Lâm Đồng với 2,08%.
Nhóm khá nhất về tỷ lệ lỗi là nhóm doanh nghiệp nhà nước và các bộ (7,47-19.98%) thì vẫn còn vượt xa mức chuẩn yêu cầu và cao hơn cả trung bình xã hội. Xếp hạng chung, 5 đơn vị có ít lỗi nhất đều đạt chuẩn dưới 1%, trong đó có tới 3 ngân hàng.
Bao giờ mới thống nhất chuẩn chính tả Tiếng Việt?
Đặc biệt, GS Trần Trí Dõi cho rằng, đối với vấn đề sai lỗi chính tả trong các văn bản chính thức của các cơ quan nhà nước, cần đưa ra chế tài nghiêm khắc để xử phạt cũng như việc ban hành các quy định có giá trị pháp lý. Bên cạnh đó là những quy định chính thức có tính bắt buộc về chuẩn chính tả của một cơ quan nhà nước có trách nhiệm.
TS Nguyễn Ái Việt bổ sung: “Có lẽ vì lỗi chính quá nhiều, chúng ta trở nên chai lỳ với chúng đến mức thờ ơ. Hãy nhớ rằng quan tâm tới chính tả cũng là quan tâm đến quyền lợi thiết thực của mỗi người. Sửa lỗi chính tả để cũng là bước đầu để chấn chỉnh kỷ cương quốc gia, nâng cao chất lượng công việc và trách nhiệm của công dân.”
Tiếp tục chiến dịch quét lỗi chính tả này, TS Nguyễn Ái Việt cho biết, trang web xephangvanban.com.vn sẽ tiếp tục tiến hành các đợt đánh giá thường xuyên 3 tháng một lần. Kết quả sẽ được sắp xếp theo tiến trình thời gian, giúp người sử dụng quan sát diễn biến của lỗi chính tả.
Nguyễn Hường
Ngày gửi: 26/02/2011 19:44
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi hoan1982 vào 26/02/2011 19:51
Có 4 người thích
Chằn tinh Shrek đã viết:Cảm ơn bác Chằn đã tóm trúng cái "cuổng trời" của em!hoan2182 đã viết:Bắt được nhé! Cởi truồng mới đúng nhé!
...(Như là bạn bè đã học cùng nhau từ lúc còn tắm cởi chuồng với nhau).
hoan2182 đã viết:
....................
- Hai người cùng tôn trọng, yêu thương, và quý mến nhau.
Họ coi nhau như người thân trong gia đình,
như là đã quen biết từ lâu lắm rồi.
(Như là bạn bè đã học cùng nhau từ lúc còn tắm cởi chuồng với nhau).
............
III- Điều 3: Trách nhiệm của bên B
Bên B có trách nhiệm phản ánh trung thực, không bóp méo sự thật, và viết đúng chính tả…..
Ngày gửi: 28/02/2011 00:18
Có 3 người thích
Ngày gửi: 28/02/2011 08:22
Có 3 người thích
Ngày gửi: 28/02/2011 08:35
Có 2 người thích
Ngày gửi: 28/02/2011 08:47
Có 2 người thích
NanLan đã viết:Chưa hại bằng anh. Vợ anh tên là Mận, đôi khi anh gọi: "Mơ em"
Phải công nhận dạo này mình hay viết sai lỗi chính tả thật. Nhiều khi mình viết sai mà không biết, lúc khác đọc lại thấy sai mới tá hoả lên. Mà lại là những lỗi rất cơ bản mới chết chứ. Hơi xí hổ chút.
Lần cuối mình viết là : Tiêu tiền vung tay quá "chán". Đọc lại không thể ngờ được là mình đã viết thế. Chẳng hiểu là tại sao nữa.
Ngày gửi: 28/02/2011 08:55
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi NanLan vào 28/02/2011 08:57
Có 2 người thích
Ngày gửi: 28/02/2011 10:32
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Natasha vào 28/02/2011 10:40
Có 4 người thích
hoan2182 đã viết:Thực sự "iem" không rõ lắm tác giả bài này định nói điều gì? Phê phán việc viết sai chính tả hay phê phán tham nhũng? Là một bài viết thiên về học thuật hay chỉ để lồng ghép chuyện...không chính tả ngoài đời? Và nếu như tác giả chỉ có ý phê phán cái sự sai chính tả, thì bài viết này của chính tác giả cũng đầy lỗi - cả về chính tả lẫn văn phong không được bác học cho lắm - (xin lỗi bạn hoan2182 nếu như các lỗi này là do ai đó gõ nhầm từ trước và bạn chỉ trung thành gõ lại rồi đưa vào đây). Các chữ được Na tô đậm hơn là để lưu ý bạn đọc nhận xét về chính tả và ngữ pháp trong bài viết của Nguyễn Việt Hà. Na chưa được học nhiều về cấu trúc câu tiếng Việt phổ thông, nhưng bài viết này đọc lên thấy...ngang phè và ..."lủng văn củng"...Thua xa các bài viết của bác Tường Thuỵ nhà ta, vừa trúng đích, vừa có tính học thuật!
Lỗi chính tả
Nguyễn Việt Hà
Một ông hành nghề là thanh tra có vẻ là quan chức xã hồn nhiên và hồn hậu trả lời trên báo (Tiền Phong ra ngày 12/04/06), rằng mình có mắc lỗi chính tả trong khi đang vất vả viết báo cáo gửi trình Thủ Tướng. Đại loại có một công trình bị thất thoát từ hàng tỷ đồng thì hơn một lần ông nắn nót viết thành triệu đồng. Ông nhăn nhó khẳng định “Đây chỉ là lỗi chính tả chứ không có tiêu cực gì”.
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Văn Hành, thì chính tả là Cách viết chữ được coi là chuẩn. Ví dụ như câu miệng quan trôn trẻ là một mẫu câu thành ngữ rất đúng chính tả Việt. Từ thăm thẳm xa xưa cho đến mới tinh ngày nay thì lỗi chính tả vẫn được xem là lỗi trong veo phổ thông long lanh phổ cập và đặc biệt nó chứa chất rất nhiều ngây thơ. Nó có nhan nhản không những ở các cấp trong trắng trung tiểu học mà còn chình ình ở những tay sành sỏi thành thạo nghề viết.
Vô số nhà văn giỏi chữ loay hoay không biết viết chữ kẻ sĩ/sỹ nên là I ngắn hay Y dài. Vô số những quan chức đầy đặn bằng cấp cũng bứt dứt khi viết chữ "bạc tỉ/tỷ" nên là Y dài hay I ngắn. Lỗi chính tả nông nổi dễ mắc như vậy nên hầu hết nó được sự cảm thông khoan thứ, cực chẳng đã nếu gặp phải thầy cô nào khó tính lắm thì cũng chỉ ăn vài nhát thước kẻ vào mông đít. Vì vậy khi bất đắc dĩ phải đối diện hoặc đối thoại với lương tâm hay lương tri mà thấy có điều gì gờn gợn thì con người ta thưòng thường hân hoan rồi nghiêm khắc kiểm điểm rằng mình đang mắc lỗi chính tả.
Thế nhưng trong nghệ thuật của sự dùng chữ, đại loại như văn hay thơ, thì chính tả hoặc một thứ có vẻ khó hơn nó một tí, ngữ pháp chẳng hạn lại luôn được các tay bút bậc thầy trân trọng bàn.
Hầu như tất cả bọn họ đều khẳng định rằng, mỗi một người viết có cá tính đều mang một thứ chính tả một thứ ngữ pháp của riêng mình. Trong bước đầu của tập tọng viết nhiều người trẻ thường được các bậc trịnh thượng già dặn rằng chớ có dùng nhiều thì, là, mà.
Ở một đêm thơ sinh viên, một nam sinh cố tình quên những lời dặn khuôn vàng thước ngọc rụt rè mặt tái mét đứng lên đọc một bài thơ dài rất nhiều mà, là, thì có câu kết cuối.
Cũng chỉ là một chén trà,
Nhưng mà em rót lại là trắng đêm.
Nghe xong, không biết bao nhiêu nữ sinh phía dưới mắt ngân ngấn rưng rưng lệ ào ạt vỗ tay. Thơ đã xúc động thì cần quái gì ngữ pháp với cả chính tả. Có lẽ xuất phát từ cái ý có vẻ vớ vẩn này nên rất nhiều nghệ sĩ của văn của thơ đã chủ động sáng tạo, cố tình vi phạm những lỗi chính tả mang vẻ kinh điển.
Từ đấy mà suy, ông quan thanh tra kia (chữ dùng của đại văn hào Gô Gôn) đích thực là một Avănggác (Tên riêng Tây phiên nôm nhằm chỉ các nghệ sĩ tiên phong có công cách tân thuộc một nghệ phái nào đấy).
Đổi mới khái niệm chữ rồi thêm vào đây một nội hàm hoàn toàn khác cũ là khát khao muôn đời của bao nhiêu nghệ sĩ lớn. Có phải vì thế mà ở ta của ngày hôm nay, đã và đang hình thành một nghệ phái có tên là PMU 18 với đông đảo “nghệ sĩ” luôn đi đầu trong việc bóp và nặn ra một thứ chính tả mới. Ăn cắp thì viết thành thất thoát. Hối lộ thì viết thành quà biếu trên mức tình cảm. Đương nhiên, rút ruột tiền tỷ sẽ viết thành tiền triệu. Thậm chí nghệ sĩ ưu tú Tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng còn mạnh dạn vượt ra ngoài văn chương báo cáo để làm một cú nghệ thuật trình diễn sắp đặt (installation) kinh hoàng.
Tác phẩm của nghệ sĩ này trải hàng chục ki lô mét cọc tiêu phủ xi măng bao quanh cốt tre. Các quan chức thanh tra, kiểm tra, bố cha vì quá say mê nghệ thuật hậu hiện đại nên đã lim dim nhắm mắt tán thưởng. Chỉ có đám thảo dân ngu ngơ vô tình bị đứng xem bỗng cồn cào đau đớn bật khóc thầm. Hình như họ xót xa tủi thân cho chính mình đã bao nhiêu năm nay vất vả chỉ biết viết theo đúng phép chính tả.
Nguồn: Nhà văn thì chơi với ai - NXB Hội Nhà văn
Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] ... ›Trang sau »Trang cuối