@ngh.mai: hồi nãy quên. Chị vẫn thấy mọi người đọc và viết "con khuyết", em ạ. Có lẽ vì giọng Huế không phân biệt được các phụ âm cuối "t", "c" nên mới lẫn lộn mà viết thành "khuyếc" chăng?
@Quang Tri: Món canh của Huế thường được nêm nước ruốc nhưng ít thôi. Viết như bạn lại có bạn nhầm mất!
Thường thì khi nấu món canh, tuỳ theo canh loại gì mà người ta có cách nêm nấu riêng. Ví dụ: nếu là canh cá thì dứt khoát phải phi hành tím trong dầu cho thơm, nhắc soong xuống khỏi bếp, chờ hơi nguội tí, cho một chút ớt bột để vừa tạo nên nước dùng lóng lánh mầu đỏ, vừa là khử vị tanh của cá, sau đó, cho nước lạnh vào nồi tuỳ theo lượng người ăn và số lượng cá dùng cho nồi canh, xong nêm vào chút nước ruốc đã đánh lên bằng nước lạnh, để lắng trong. Sau đó mới bắc nồi lên bếp lại để nấu. Người nội trợ Huế, đều biết không nên khuấy ruốc để nêm vào nồi nước canh nóng, vì như vậy ruốc sẽ không thơm mà nồi canh cũng nặng mùi, ăn không thấy ngon và có người lại cảm thấy khó ăn.
Cái danh xưng "dân mắm, ruốc" người Huế vẫn...tự hào mà! Ai bảo hôi thì cứ bảo, dân Huế mà không có mắm, có ruốc cứ như là... đàn bà con gái thiếu duyên!
Bởi vậy mà người Huế có câu:
"Đừng chê mắm, ruốc tanh hôi
Có mắm, có ruốc mới rồi bữa cơm".
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook