Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 31/07/2007 09:57
Cammy đã viết:Ừ, cái từ "lãng mạn" là do mọi người hay viết sai chính tả.. chứ có gì đâu mà nhầm được nhỉ?
@ Chị HXT: em còn thấy người ta dùng từ "qua" làm ngôi thứ hai chị ạ! Có phải không ạ? Hay là em nhầm?
@ BHH: Giảm tới mức tối thiểu thì là được rồi, Nhưng em không hiểu "giảm tối đa" á? Chỉ không thể viết là giảm tới mức tối đa thôi chứ em. CÒn Giảm tối đa, thì vẫn được, thực ra "giảm tối đa" là giảm nhiều nhất. Khi giảm nhiều nhất rồi thì nó sẽ đến mức tối thiểu chứ nhỉ? <--- Thiển ý của chị!
Còn theo chị, lãng mạn mới đúng chứ nhỉ? Chỉ có lãng mạng thì mới sai chứ! Còn lãn mạn thì chị chưa nghe qua bao giờ. Khi thấy em nhắc đến, chị lại nghĩ đến cái kiểu bỏ chữ "g" đằng sau của các em 9x. Thật!
Ngày gửi: 31/07/2007 12:45
Ngày gửi: 31/07/2007 13:12
Ngày gửi: 31/07/2007 16:51
Ngày gửi: 31/07/2007 16:59
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 31/07/2007 18:09
Có 1 người thích
Trích từ: http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/41647.aspxTrích 2 ý kiến nữa, cũng từ trang đó:
Theo tôi nghe kể là do hoàng tử Cảnh, con vua Gia Long (Nguyễn Ánh) là con cả, được phong hoàng thái tử để nối ngôi, còn được gọi là hoàng tử Cả. Cho nên dân sợ phạm huý không dám dùng từ Cả, mà chỉ đặt từ thứ Hai trở đi. Hoàng tử Cảnh được đưa đi Tây học từ hồi 4 tuổi, sau về nước theo Nguyễn Ánh đi đánh trận và tập tành chính sự. Nhưng sau ông bị bệnh chết sớm, trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi.
Theo tôi được nghe các vị cao niên nói, khi nhà Trần (hoặc Lý) mở mang bờ cõi, tất cả các hộ dân ở phía bắc đều phải cử người (thanh niên trai tráng) vào vùng đất mới. Chỉ có con Cả được ở lại chăm sóc cha mẹ, trong coi mồ mả tổ tiên. Vì vậy khi những người ở vùng đất mới sinh con, chỉ đặt tên thứ từ thứ Hai trở đi, để nhớ đến bác Cả ở nhà. Như vậy Bắc Nam đều cùng nguồn gốc cả đấy chứ.
Gửi mọi người quan điểm của nhà sử học Dương Trung Quốc về cách gọi anh Cả, anh Hai giữa 2 miền Nam Bắc:
... Rồi trên dặm trường ấy biết bao nhiêu lời gửi gắm của người xưa cho muôn đời qua những truyền thuyết hay trong sử sách. Từ câu chuyện đứa bé vươn mình thành Ông Thánh đánh giặc giữ nước, từ Mai An Tiêm tự lực khai phá xây đắp hạnh phúc cho đời, đến tập quán của những người đi mở cõi phương Nam để chức trưởng cho người ở nhà giữ đất Tổ, chỉ nhận làm anh Hai trấn giữ miền khai phá... Ngay đến cuộc phân tranh dài nhất trong lịch sử thì cả hai chúa Đàng Ngoài và Đàng Trong rồi đến cả người anh hùng áo vải Tây Sơn cũng đều giương cờ “phù Lê” để giữ trọn cơ đồ của tổ tiên...
source: http://www.tuoitre.com.vn...eID=76608&ChannelID=3
Ngoài ra cũng có quan điểm khác cho rằng vì Nguyễn Hoàng (vị chúa Nguyễn đầu triều) là con thứ của Quốc công Nguyễn Kim nên sau này triều Nguyễn kiêng không dùng từ Cả mà chỉ dùng từ Hai (anh Hai, chị Hai) để chỉ người con đầu trong gia đình.
Giữa 2 quan điểm trên, chắc chỉ có thể tìm chứng cứ từ các nguồn văn liệu cổ trong Nam ở những khoảng thời điểm trước, trong và sau triều Nguyễn để đối chiếu về phong tục gọi tên con này.
Ngày gửi: 31/07/2007 22:24
Có 1 người thích
Ngày gửi: 31/07/2007 22:26
Ngày gửi: 01/08/2007 10:47
Ngày gửi: 06/08/2007 06:03
Điệp luyến hoa đã viết:
...
2 từ của bác HPL, "lữ lưu" thì em cũng chưa nghe thấy bao giờ, mong bác giải đáp, còn "nữ lưu" thì là con gái, phụ nữ,...
Phụng vũ cửu thiên đã viết:
Em không biết và cuốn từ điển của Bộ-giáo-dục-đào-tạo ở nhà em cũng không biết nghĩa của từ "lữ lưu". Nhưng nữ lưu thì có nghĩa là phái nữ, giới nữ.
Từ "lữ" có hai nghĩa. Một là đi ra ngoài, đi xa nhà mình. Hai là đồng bọn. Nhưng em cũng không biết lữ lưu là cái quái gì. Chẳng lẽ là chỉ những người chuyên đi du lịch?
...
Ngày gửi: 06/08/2007 06:15
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Từ này tớ thấy trong TV cũng có người dùng nhầm:
"vô hình trung"
Rất nhiều người viết là "vô hình chung", ngay cả báo chí cũng vậy. Chú Điệp, mời chú :)
Hoa Phong Lan đã viết:
Mọi người vẫn thường dùng từ: "TRUNG THÀNH"; "TRUNG HIẾU"; "CHUNG THUỶ"; "THUỶ CHUNG"
Mọi người có thấy từ "CHUNG" và "TRUNG" trong các từ trên có chính tả khác nhau đúng không?
Vì chính tả khác nhau nên ý nghĩa nhất định khác nhau, mặc dù ta có cảm giác "TRUNG THÀNH" và "CHUNG THUỶ" có ý nghĩa tương đương.
Vậy ai có thể cho biết sự khác nhau ở đây là thế nào không?
Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối