Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em nghĩ cũng chẳng nên phê phán nhà báo ấy làm gì, dù sao thì cũng nêu sự thật thôi mà, có gì sai sót thì phải điều chỉnh cho bớt sai, âu cũng lẽ thường.

Còn nhiều cái để mà cãi nhau hơn.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
:D, HPL nói nhà báo "phê" với "không phê" - làm tớ tưởng nhà báo khoái chí cái gì! :P Khổ, tớ lại cứ bắt người ta đứng vào vị trí của mình cơ :P Tớ đang phê vụ ... off quá, lâng lâng suy nghĩ về vấn đề tổ chức đây.
Xem hai anh em cãi nhau tí cho vui :P

Chuyện đọc sao viết vậy thì cũng không vấn đề gì, đây chỉ là một đề tài cho nhà báo viết thôi mà. Còn thì, bình thường thấy mọi người viết sai do đọc sai ấy, mình thấy vui vui chứ không khó chịu. Nhưng nếu có cơ hội, mình vẫn cứ muốn sửa hộ họ ;)

Để đưa ra phán quyết thì nên cẩn trọng và khách quan nhé!

Phương ngữ được sử dụng đến 99% thời gian trong ngày. Trong khi đó "chính tả phổ thông" chỉ bị bắt buộc phải tuân thủ khi học môn ngữ văn ở trường. Bởi vậy nói người ta "đọc sai", "phát âm sai", có phải là phán quyết khắc nghiệt lắm không?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hoa Phong Lan đã viết:
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
:D, HPL nói nhà báo "phê" với "không phê" - làm tớ tưởng nhà báo khoái chí cái gì! :P Khổ, tớ lại cứ bắt người ta đứng vào vị trí của mình cơ :P Tớ đang phê vụ ... off quá, lâng lâng suy nghĩ về vấn đề tổ chức đây.
Xem hai anh em cãi nhau tí cho vui :P

Chuyện đọc sao viết vậy thì cũng không vấn đề gì, đây chỉ là một đề tài cho nhà báo viết thôi mà. Còn thì, bình thường thấy mọi người viết sai do đọc sai ấy, mình thấy vui vui chứ không khó chịu. Nhưng nếu có cơ hội, mình vẫn cứ muốn sửa hộ họ ;)

Để đưa ra phán quyết thì nên cẩn trọng và khách quan nhé!

Phương ngữ được sử dụng đến 99% thời gian trong ngày. Trong khi đó "chính tả phổ thông" chỉ bị bắt buộc phải tuân thủ khi học môn ngữ văn ở trường. Bởi vậy nói người ta "đọc sai", "phát âm sai", có phải là phán quyết khắc nghiệt lắm không?[/quote]

Á á, bắt bẻ tớ! Được, tớ nhận lỗi, đã ko cẩn trọng và khách quan. Nhưng dù sao cũng phải có một cái chuẩn gì chứ, phải ko bạn hiền? :)

may quá, tớ ko phải là nhà báo, nếu ko sẽ bị lên báo NCTG ngay đó, với cái tít là "Hồ đồ" :P
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

TEP RIU

Hì hì! Cái vụ tên đường này hay thật. Em đi cũng tương đối nhiều vùng trong nước mình rồi. Ở Miền Tây toàn kênh rạch chằng chịt nên đi lại khó khăn. Đại đa số là chỉ học hết lớp 6 nên việc phát âm gần đúng cũng là may rồi. Ở Tây Nguyên thì còn thêm cái bất lợi là ngôn ngữ. Trước đây, người ta toàn đặt tên theo ngôn ngữ địa phương như Cái Vồ, Rạch Chiếc, M'Drak, H'Rieng... Bây giờ đổi tên thành  cái tên Quản Trọng Hùng hay đại loại là cái tên nào đó đọc ''trẹo hết cả mồm'' thì làm sao người ta nhớ cho nổi. Cammy bảo là do nhà chức trách đặt tên. Ý cô là nhà chức trách có trình độ văn hoá cao nên mới đáng trách trong việc viết sai tên. Bé cái nhầm rồi nhóc tì ơi. Anh thấy các nhà chức trách ở đầy nơi cũng chỉ mới học hết ...gì gì đấy. Đại loại là có bằng bổ túc. Sau đó là đi học sơ cấp, trung cấp chính trị nên trình độ văn hoá cũng hơn dân đen tí xíu (Sau này là tầng lớp lãnh đạo anh em mình đấy). Nên nếu có viết sai cái tên ''Choành Văn Đoạch'' lạ hoắc lạ huơ nào đấy thì cũng là chuyện thường ở huyện. (Em xin lỗi vì đã viết trào lộng tên các cụ nhà mình). Dân ở đấy cũng không biết là sai hay đúng. Nhưng hiềm nỗi có ông nhà báo-văn hoá cao đi qua mới cho ý kiến. Cái ông nhà báo này cũng chỉ nhìn sự việc mà đánh giá. Hà hà! Bắt được chỗ tự tôn. Ông ấy mới mổ xẻ, phân tích, đánh giá, luận chứng...rồi cười dân, cười nhà chức trách địa phương. Thật là chẳng ra làm sao cả. Đọc xong em có cảm giác là ông nhà báo đang ''cười đểu'' cả dân đen và nhà chức trách. Giống như mấy ông MC tưởng mình am hiểu cái gì đấy, rồi lên ti vi ''phán'' tùm lum. Thực là khó chịu. Khi đọc tên đường mới, ''Dân đen'' nhìn không hiểu nên chẳng nhập tâm gì cả. Cuối cùng, ''Dân đen'' nghĩ nên gọi tên cũ để nói chuyện cho nó tiện. Cuối cùng, tên đường mới cũng chỉ có mấy bác lãnh đạo ấp, buôn, xã... gì đấy xài trong giấy tờ thôi. Thay đổi một thói quen đâu phải dễ. Nên có nhầm cũng là tất yếu. Anh thấy Cammy tiếp cận vấn đề cứng nhắc quá. Cứ khư khư bảo vệ ông nhà báo kệch cỡm. Hì hì! (Con gái mà dỗi là nhanh già đấy).
Bác Đồ ạ! Bác nói cái gì mà có ''biếu xén'' ở đây. Cái điều tối kỵ mà bác cứ nói khơi khơi. Thực là..thiên hạ đệ nhất...hì hì
Nhưng sao bác 888 có tí xíu lại thôi vậy. Em đang ''sướng'' mà bác lại cứ hoãn lại. À em có ''cái máy sướng'' đã xí phần 7 năm rồi nhưng thiếu ''lúa'' nên chưa tậu được. Thành thử cứ ngửi thấy mùi ''thơm thơm'' lại phải hát ''tình ca du mục''. Nhục lắm bác ạ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

TEP RIU đã viết:
Hì hì! Cái vụ tên đường này hay thật. Em đi cũng tương đối nhiều vùng trong nước mình rồi. Ở Miền Tây toàn kênh rạch chằng chịt nên đi lại khó khăn. Đại đa số là chỉ học hết lớp 6 nên việc phát âm gần đúng cũng là may rồi. Ở Tây Nguyên thì còn thêm cái bất lợi là ngôn ngữ. Trước đây, người ta toàn đặt tên theo ngôn ngữ địa phương như Cái Vồ, Rạch Chiếc, M'Drak, H'Rieng... Bây giờ đổi tên thành  cái tên Quản Trọng Hùng hay đại loại là cái tên nào đó đọc ''trẹo hết cả mồm'' thì làm sao người ta nhớ cho nổi. Cammy bảo là do nhà chức trách đặt tên. Ý cô là nhà chức trách có trình độ văn hoá cao nên mới đáng trách trong việc viết sai tên. Bé cái nhầm rồi nhóc tì ơi. Anh thấy các nhà chức trách ở đầy nơi cũng chỉ mới học hết ...gì gì đấy. Đại loại là có bằng bổ túc. Sau đó là đi học sơ cấp, trung cấp chính trị nên trình độ văn hoá cũng hơn dân đen tí xíu (Sau này là tầng lớp lãnh đạo anh em mình đấy). Nên nếu có viết sai cái tên ''Choành Văn Đoạch'' lạ hoắc lạ huơ nào đấy thì cũng là chuyện thường ở huyện. (Em xin lỗi vì đã viết trào lộng tên các cụ nhà mình). Dân ở đấy cũng không biết là sai hay đúng. Nhưng hiềm nỗi có ông nhà báo-văn hoá cao đi qua mới cho ý kiến. Cái ông nhà báo này cũng chỉ nhìn sự việc mà đánh giá. Hà hà! Bắt được chỗ tự tôn. Ông ấy mới mổ xẻ, phân tích, đánh giá, luận chứng...rồi cười dân, cười nhà chức trách địa phương. Thật là chẳng ra làm sao cả. Đọc xong em có cảm giác là ông nhà báo đang ''cười đểu'' cả dân đen và nhà chức trách. Giống như mấy ông MC tưởng mình am hiểu cái gì đấy, rồi lên ti vi ''phán'' tùm lum. Thực là khó chịu. Khi đọc tên đường mới, ''Dân đen'' nhìn không hiểu nên chẳng nhập tâm gì cả. Cuối cùng, ''Dân đen'' nghĩ nên gọi tên cũ để nói chuyện cho nó tiện. Cuối cùng, tên đường mới cũng chỉ có mấy bác lãnh đạo ấp, buôn, xã... gì đấy xài trong giấy tờ thôi. Thay đổi một thói quen đâu phải dễ. Nên có nhầm cũng là tất yếu. Anh thấy Cammy tiếp cận vấn đề cứng nhắc quá. Cứ khư khư bảo vệ ông nhà báo kệch cỡm. Hì hì! (Con gái mà dỗi là nhanh già đấy).
Bác Đồ ạ! Bác nói cái gì mà có ''biếu xén'' ở đây. Cái điều tối kỵ mà bác cứ nói khơi khơi. Thực là..thiên hạ đệ nhất...hì hì
Nhưng sao bác 888 có tí xíu lại thôi vậy. Em đang ''sướng'' mà bác lại cứ hoãn lại. À em có ''cái máy sướng'' đã xí phần 7 năm rồi nhưng thiếu ''lúa'' nên chưa tậu được. Thành thử cứ ngửi thấy mùi ''thơm thơm'' lại phải hát ''tình ca du mục''. Nhục lắm bác ạ.

Ông em TÉP RIU:
Lão 888 có tí xíu thôi mà số bài nhiều gấp mấy lần của ông rồi đấy!
Ông cứ lặn một hơi, rồi nhảy vào bụp choạc tí, rồi lại phắn mất tăm, có muốn tranh cãi với ông cũng thấy khó.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

TEP RIU

BÁC ĐỒ: Bác lại đánh giá oan người tốt rồi (em sợ lại có vụ ỨC TRAI II-bao nhiêu đau thương sử sách vẫn còn đây). Em đâu có muốn ''choạc-phắn'' hoài như vậy đâu. Hiện giờ, em đang ở U Minh-Cà Mau. Vẫn cố gắng ''vác xác'' ra hàng Nét để đọc bài của mọi người bằng chiếc máy tính thời Napoleon ''cởi truồng''. Ở đây, muỗi nhiều, nó đốt em sưng đủ thứ chỗ. Khổ lắm bác ạ! Em cũng cố gắng cho nó qua ''cái đận này'' rồi sẽ hầu bác đầy đủ. Bác không lên thì em cũng réo cho bác lên mới nghe. Hì hì
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thânthơ

Tôi rất thích chủ đề này. Đây là một chủ đề không đơn giản, tiếng Việt hiện nay đang có những biến đổi mới. Các nhà ngôn ngữ học, xã hội học,...đang đau đầu vì tiếng Việt. Trên các trang báo, hễ thấy có chủ đề này là tôi đọc ngay, thứ nhất là để hiểu biết thêm, tránh viết, nói tiếng Việt sai. Tham gia chủ đề, tôi sợ nhất là mọi người vào rồi tranh luận nhau (ý là cãi nhau đúng sai) dài dòng. Tôi chỉ thích ai đó nêu vấn đề mới, chúng ta cùng suy ngẫm và học được những gì tốt cho chính chúng ta, trong nói, viết, diễn đạt cho đúng, và cả trong làm thơ nữa. Nhân đây tôi cũng tham gia đôi lời:
1. Vẫn thường nghe nguyên tắc trong dùng ngôn ngữ là: khoa học, dân tộc, đại chúng. Theo tôi nhiều khi ba vế này có mâu thuẫn nhau nên dẫn đên những "nguợc đời" (như từ của bạn Phụng Vũ Cửu Thiên nói).
a)Cái vế khoa học đáng ra phải nói: đi khám ở Bác sĩ/đi đến Bác sĩ khám cho. Nhưng dài dòng, văn nói không làm thế, nên nói tắt đi như chúng ta biết. Tương tự như:  xay bột trẻ em...
b)Cái vế đại chúng: là nhiều người dùng, dùng nhiều, dùng quen rồi trở thành chung và hay dùng, nhiều khi là sai: nói sai hiểu đúng, VD1: nhập ngoại (rất tiếc là ở đâu cũng dùng từ này, kể cả trên VTV) sai là, nhập: đưa vào, ngoại: ngoài. Vậy thành: đưa vào ngoài(!), đáng ra phải nói: Nhập nội(đưa vào), hoặc ngoại nhập(đưa ngoài vào). Cha ông ta nói (vế dân tôc): "Nội bất xuất, ngoại bất nhập" đó sao, tại sao lại bỏ quên cái vế"dân tộc" đi. Quá đơn giản, nhưng nhiều người tuỳ tiện nói sai và bắt chước nhau để sai dài dài, và thậm chí không ngưng lại, xem lại mình nói gì, rồi sửa đi.
VD 2: Người ta nói: Cơ hội may mắn, cơ hội ngàn năm có một, cơ hội có một không hai (rất khoa học và "dân tộc"), nhưng các bình luận viên bóng đá trên VTV lại nói: cơ hội nguy hiểm(!) ở đây tôi cũng hiểu là cơ hội là cho đội A và sẽ gây nguy hiểm cho đội B. Nhưng tiếng Việt phải có luật của nó, nói cho có khoa học, ngữ pháp câu cú là phải tuân theo. Không thể nói: tôi có được viên thuốc kháng sinh tốt xấu (Ý là tốt cho sức khoẻ của tôi, và xấu cho vi khuẩn bị viên thuốc kia tiêu diệt). Thí dụ có thể kể đến cả tháng.

Điều tốt là tuân thủ cả ba và tránh được những cái quá sai "ngược đời". Có phương án sửa được thì nên sửa, để đừng học nhau rồi cứ sai dài dài và thành "đại chúng" mất.
Cám ơn diễn đàn.
Thân Thơ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

MaiHoa

Em vốn định viết một bài trong cái topic hết sức nghiêm túc này, nhưng em vốn văn dốt võ dát, em mượn bác NTL trên HNC một đoạn này để mọi người xem( cách viết này khá phổ biến trên mạng và mong là nó không bị các điều hành viên xoá đi ):

"Chèo các pác,

Hum ni iem mứi nhớ ra mìn koh bít nói téng Vịt kỉu hịn đại. Kủ thưn iem koh ? Pây jề chát chít vứi lũ pạn iem chả hỉu chún nó vít giề hết trọi. Zừa ngượng zừa tủi thiân. Thía niên iem mưới tập ziết téng Vịt muới cho pằng chị pằng anh zai. Các pác thía jề chưa ủn thì bỉu iem nhe. Nhân thoài bồ-lốc thịn hành, cơ hụi zao liu phát trỉn, zân trí lên cao niên iem cũng thấy fấn chấn nắm. Fen này 8 muôi mấy trịu zân mèng sẽ hóa zồng hết đới. Đủi mứi toàn fần, wứt hết những thứ cũ zích đi thoai. Roài ta cùn nhau kải kách téng Vịt siu cho zễ vít hưn, ngắn gọn hưn. Các pác có đồng í vưới iem koh huh? Vui thía nhểy. Nìu ta cùn nhiu noái wòn tay nhớn hé ! Sến vãi!

Cái jề, koh hỉu thì bín nhá ! "
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

MaiHoa đã viết:
Em vốn định viết một bài trong cái topic hết sức nghiêm túc này, nhưng em vốn văn dốt võ dát, em mượn bác NTL trên HNC một đoạn này để mọi người xem( cách viết này khá phổ biến trên mạng và mong là nó không bị các điều hành viên xoá đi ):

"Chèo các pác,

Hum ni iem mứi nhớ ra mìn koh bít nói téng Vịt kỉu hịn đại. Kủ thưn iem koh ? Pây jề chát chít vứi lũ pạn iem chả hỉu chún nó vít giề hết trọi. Zừa ngượng zừa tủi thiân. Thía niên iem mưới tập ziết téng Vịt muới cho pằng chị pằng anh zai. Các pác thía jề chưa ủn thì bỉu iem nhe. Nhân thoài bồ-lốc thịn hành, cơ hụi zao liu phát trỉn, zân trí lên cao niên iem cũng thấy fấn chấn nắm. Fen này 8 muôi mấy trịu zân mèng sẽ hóa zồng hết đới. Đủi mứi toàn fần, wứt hết những thứ cũ zích đi thoai. Roài ta cùn nhau kải kách téng Vịt siu cho zễ vít hưn, ngắn gọn hưn. Các pác có đồng í vưới iem koh huh? Vui thía nhểy. Nìu ta cùn nhiu noái wòn tay nhớn hé ! Sến vãi!

Cái jề, koh hỉu thì bín nhá ! "
Hì. Chị MaiHoa à, cái này cũng đã từng "nóng" một thời ở Thi viện mình đấy ạ. Mọi người cũng đưa ra rất nhiều "cảm nhận", và cũng có rất nhiều ý kiến. Ý kiến của riêng em (Như em cũng đã viết rồi, bây giờ em viết lại, vì có khi em chả nhớ lúc trước viết ở đâu nữa :D)

Mọi người vẫn nói cái ngôn ngữ ấy là "ngôn ngữ mạng", "ngôn ngữ 9X", nhưng cư dân mạng không phải ai cũng thích cái ngôn ngữ ấy, và các em 9x không phải em nào cũng thích. Thế nó là cái loại gì?

Em chắc chắn nó không phải tiếng Việt, còn tiếng gì thì em không biết. :D
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

MaiHoa

Cammy ui!Đây là lần đầu chị đọc được một đoạn đầy đủ thế đấy, thi thoảng bắt gặp đâu đó một vài từ thì cũng thấy hay hay(có lẽ là vì nó khác những gì mình vẫn quen thuộc).Chị còn đang bước đầu khám phá,tìm hiểu thi viện nhà mình, chưa thể đọc được hết các bài, hihihi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối