Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 31/10/2010 09:29
Có 22 người thích
Ngày gửi: 02/11/2010 04:25
Có 21 người thích
Ngày gửi: 02/11/2010 20:15
Có 18 người thích
Ngày gửi: 02/11/2010 20:24
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi thayhuynh50 vào 03/11/2010 04:37
Có 17 người thích
bachvan_vietnam đã viết:
áo tím
bước qua nhau nghe cồn ào biển nhớ
mỗi mùa trôi càng thăm thẳm mù khơi
nào đâu hiểu em yêu anh đến vậy
dẫu đường về hiu hắt bóng đơn côi
xa áo tím ngỡ nhạt nhòa kỷ niệm
theo người vào mưa gió với ly tan
lại đậm đà màu thủy chung ngan ngát
gọi hồn anh về lại giữa miên man ...
bv
Ngày gửi: 03/11/2010 09:15
Có 17 người thích
thayhuynh50 đã viết:NỖI LÒNG CON TRẺ
Nỗi lòng cha mẹ
Con không cha như nhà không mái,
Biết cậy ai thơ dại vào đời,
Cha ơi con muốn làm người,
Nhưng cha không có nợ đời ngổn ngang.
Con không mẹ trái ngang nhiều nỗi,
Những lúc buồn bối rối chờ mong,
Mẹ thường chia sẻ nỗi lòng,
Để cho đòn gánh đỡ cong hai đầu.
Không cha mẹ buồn rầu ai hiểu,
Ai bảo con lúc thiếu lúc thừa ?
Việc trời nay nắng mai mưa,
Làm sao che được sớm trưa hỡi người ?
Có cha mẹ cuộc đời thơ mộng,
Gắng trau dồi lẽ sống nhé con,
Một mai cha mẹ không còn,
Gắng lo chữ “Hiếu” vẹn tròn là vui...
Trần Hải Huỳnh
Ngày gửi: 03/11/2010 21:43
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi thayhuynh50 vào 03/11/2010 21:56
Có 12 người thích
Ngày gửi: 07/11/2010 02:57
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Nguyễn Tuyết Tuyết vào 07/11/2010 03:52
Có 11 người thích
thayhuynh50 đã viết:Nguyễn Tuyết Tuyết viết
Kỷ niện về nước Nga,
Viết nhân dip Tổng thống Nga Dmitri Medvedev
sang thăm VN & dự hội nghị cấp cao ASEAN-Nga
Tôi đến xứ Bạch Dương,
Vào một chiều trời mù sương băng giá,
Lần đầu tiên đến miền đất lạ,
Hồi hộp con tin rạo rực nỗi niềm.
Hà Nội hồi đó còn êm ả im lìm,
Mà nơi đây đã phồn vinh sán lạn,
Tôi đi giữa tình người, tình yêu, tình bạn,
Mạc Tư Khoa tản bộ từng chiều.
Tầu điện ngầm công trình đồ sộ đáng yêu,
Những tác phẩm nghệ thuật phù điêu thể kỷ,
Mỗi ga điện ngầm là một gala tuyệt mỹ,
Chói hào quang thi vị tình người.
Quảng trường đỏ, điện Kremlin, nhà thờ Đức mẹ,
Quần tụ về đây kiến trúc đẹp một thời,
Tô diểm thêm những công trình của thế kỷ hai mươi,
Dân Xô viết, viết những trang sử chói ngời nhân loại.
Mấy mươi năm rồi ký ức tôi còn đậm sâu mãi mãi,
Những nông trường, những xưởng máy tôi qua,
Những vùng quê xanh biếc hiền hòa,
Từ Viễn đông đến tận chốn rừng xa phía Bắc.
Một đất nước trải dài dằng dặc,
Bờ biển xanh ôm nửa địa cầu,
Dòng Volga dài nhất châu Âu,
Và một hồ Bai-can rộng, sâu nhất thế giới,
Một đất nước mà sự hy sinh quật khởi,
Đã vùng lên chiến thắng mọi quân thù,
Một đất nước nửa năm ngập chìm trong ánh sương mù,
Vẫn tạo ra lương thực để nuôi nửa phần nhân loại.
Stalin-, Lenin-grad, những thành phố mang tên huyền thoại,
Của một thời giải phóng khỏi thảm họa chiến tranh,
Hôm nay đây trong bối cảnh hòa bình,
Vẫn thương nhớ chục triệu người đã ngả sâu vào lòng đất ...
Không thể đếm đong những gì được_mất,
Trên quê hương êm ả xứ Bạch Dương,
Không thể viết hết những bài ca bất khuất,
Cho các linh hồn hàng chục triệu người thương !
Hôm nay đây nước Nga đã tìm lại con đường,
Để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu,
Hôm nay đây nước Nga đang ấp ủ những điều nung nấu,
Giúp loài người thoát khỏi họa chiến tranh ...
Tôi không muốn ngợi ca những điều tốt đẹp vô danh,
Nhưng tôi muốn chân thành gửi tặng,
Vần thơ yêu
Đến những con người,
đến mọi miền quê đất nước tôi yêu
Đã nâng bước tôi đi,
những sớm những chiều,
Xua buốt giá nỗi niềm khi tôi xa quê mẹ,
Sống với họ cho tôi thêm cái nhìn mạnh mẽ,
Về một tương lai, về một thế hệ, xứ Bạch Dương ...
30-10-2010
Trần Hải Huỳnh
Ngày gửi: 07/11/2010 04:50
Có 9 người thích
thayhuynh50 đã viết:Những cảm nhận khi đọc hai bài thơ “ Đường Xưa và Đường Mới” của chị Quế Hằng nhân 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Cám ơn Thày huỳnh Trước khi vào viện đã cố bình cho em bài thơ rồi mới đi viện. Thật cảm động về tấm lòng của Thày Hôm nay thày đã khoẻ QH mới cám ơn thày. Hy vọng thày đọc dòng cám ơn của QH
Trần Hải Huỳnh[/align]
Con đường là mạch máu giao thông trong cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Nếu không ăn, uống con người có thể chết. Nhưng nếu không đi lại con người coi như tê liệt, và đau khổ hơn nhiều. Tham gia giao thông tại VN đang là nỗi ám ảnh của nhiều người hiên nay. Chính vì thế mà nhà nước đã bỏ khá nhiều tiền để cải tạo nâng cấp mạng lưới giao thông, từ thành thị đến nông thôn.
Hai bài thơ “ Đường xưa và Đường mới” của chị Quế Hằng vừa đăng trên thi đàn là một mẫu hình về cảm nhận giao thông của hai thời kỳ : bao cấp và đổi mới. Nếu ngày nay chúng ta được đi trên những con đường bằng phẳng, lát nhựa mượt mà, dâm mát bóng cây “Đường nhựa thênh thang hoa gạo đón chào” , để thả mình ngắm nhìn thiên nhiên mà không sợ vấp ngã, sợ ổ gà, ổ trâu, thì mới thấm thía nỗi đau của những người một thời đã phải đi trên những con đường làng quê lầy lội bùn đen, ướt ướt, khô khô
Gồ ghề khúc khuỷu
Chỗ khô
Chỗ lội ướt cả quần
Chỗ bùn lầy như chè bà cốt
Vàng vàng đo đỏ
Bám ống chân
Không hiểu có đúng không, nhưng chắc nhà thơ sống ở vùng chiêm trũng, vùng có nhiều đất sét rất dẻo và dai. Hình ảnh chè “bà cốt” được ví với bùn lầy quả là ngộ nghĩnh và rất nên thơ. Cái sánh của bát chè làm ta có cảm giác ngon ngọt bao nhiêu khi ăn thì lại càng khó chịu bấy nhiêu khi đặt chân xuống chỗ bùn sền sệt ấy khi không còn cách nào để tránh nó nữa. Vì chỗ khô thì chỉ có:
Chỗ khô toàn những hố vũng chân
Trâu người qua lại đua nhau dẫm
Ôi, thật kinh khủng khi bước vào những cái hố vũng chân đó, vì nó như cái bát khổng lồ đựng đầy keo bùn sánh đặc, nếu bạn yếu thì chưa chắc đã rút nổi chân lên, chưa nói đến việc bùn dính đầy ống chân khiên đôi chân của bạn nặng thêm dăm ba cân nữa.
Bản thân tôi đã lâm vào cảnh đó và nhớ đời chuyện này khi hàng ngày đi học qua con đường nhầy nhụa kinh khủng ấy,cho nên có lần tôi đã viết :
Đường làng sau mưa lão nhão bùn non ( Đến trường của T.H.H.).
Nhưng sau cái khổ cực của những con đường xưa ấy, Quế Hằng lại có cái nhìn lạc quan của một cô gái tuổi dậy thì :
Chỉ có hai vệt cỏ hai bên xanh thẫm
Lốm đốm hoa, cái tím, cái vàng
Mấy con bướm lang thang
Bay lượn nhẹ nhàng
Thật nhẹ nhàng và thanh thản đến ngỡ ngàng. Quần đang ướt, bùn bám ống chân, đo đỏ vàng vàng tức đến phát điên lên mà nàng nhìn được con bướm lượn bay với những nụ hoa dại tim tím vàng vàng thì quả là yêu đời biết mấy. Cũng với hồn thơ ấy chị đã tả thật đúng cảnh học sinh khi tan lớp về nhà dọc đường làm những chuyện gì :
Nhưng khi về cả đàn đùa tá lả
Lóp ngóp qua đường sền sệt bánh chè lam
Ném nhau cho hả mấy tiếng bị thầy giam
Vẫn con đường đó, vẫn chất bùn đó nhưng giờ đã cắn lại thành “bánh chè lam”rồi, nhưng chả ai quan tâm nữa. Tan trường sau mấy giờ bị thầy nhốt, cánh trẻ lại thả sức đùa nghịch vui chơi bằng mọi cách có thể mà ở đây là lấy bùn ném nhau cho hả dạ. Ngày nay có Ômô chắc ít ngại chứ hồi đó chỉ có quả găng để giặt chắc Quế Hằng cũng biết hậu quả của trò nghịch ngợm này làm đôi tay mệt mỏi đến nhường nào! Nhưng mà thích thì cứ chơi chẳng ngại gì :
Về đến nhà như một lũ ma chơi
Quần áo lấm lem
Mặt mũi chả ra người
Vẫn ha hả cười như thằng mất trí
Đúng là một lũ “nhất quỷ nhì ma” của tuổi học trò thơ ấu ngày nào, để sau này lớn lên khi xa quê tìm lẽ sống vẫn nhớ về con đường ngày xưa :
Tết về quê mẹ
Lại rộn rã đường xưa
Khái niệm đường xưa, một thời, chắc còn gắn bó vơi bao người ở cái lứa tuối thế hệ 5X, từ những con đường đó họ đã phấn đấu vươn lên và trưởng thành như hôm nay và, bây giờ lại được thưởng thức cái vị ngọt của những con đường mới ;
Con đường đi qua đồng lúa mới
Xanh nõn, xanh nà, lá non chấp chới
Tôi thấy mình lạc giữa chốn đào hoa
Vẫn là cái nhìn lạc quan thuở học trò, cái nhìn tinh tế của một cô Thiếu Nữ tóc đã thêm nhiều sợi bạc khi quay lại làng xưa trên đường mới, giống như lạc vào công viên bồng lai của thời đổi mới.
Nhưng không phải là lạc quan tếu, ngông nghênh và kiêu ngạo mà chị biết đặt mình ở vị trí nào của xã hội ngày nay để cái nhìn lạc quan ấy biến thành hiện thực với những lời khuyên rất chân thành của những người làm cha làm mẹ :
Nhường đường mới cho hoa thơm trẻ nhỏ
Lũ chúng bay hãy cười cho đã
Đất trời này giờ là của tụi bay
Hãy hưởng đi thỏa tuổi trẻ hôm nay
Học cho giỏi
Để thành thày, thành thợ
Vâng, các con hãy hưởng thụ những thành quả mà ông cha đã tốn bao công sức để gây dựng nên mà không chút ưu phiền để nhường nó, nhưng hưởng thụ bao giờ cũng phải kèm theo lao động vì chỉ có thế thì cuộc sống mới vững bền trường tồn được. Mà công sức đó ta có đòi đâu chỉ có ước muốn đơn giản, các con gắng sống sao cho vẹn nghĩa vẹn tình để lòng ta thanh thản khi bóng chiều đã ngả sang phía bên kia, buổi chiều tà rồi
Để chúng ta hạnh phúc buổi chiều hôm!
Hai con đường, hai hình ảnh, hai thời kỳ, hai thái độ, hai nỗi lòng... thông qua hai bài thơ “Đường xưa và Đường mới” Quế Hằng bằng bút pháp ẩn dụ, so sánh, nhân cách hóa, tìm vần, ghép nhạc đã mô tả cực kỳ sinh động sự thay đổi lớn lao của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam qua hai thời kỳ : Bao cấp và Thị trường.
Qua các bài thơ ta cũng nhận được tư tưởng giáo dục rất có lý có tình với cả hai thế hệ : trẻ phải biết chăm lo nhiệt tình lao động và cống hiến, già phải biết chỗ đứng của mình trong xã hội là động viên khuyến khích tài năng trẻ, không nặng về quá khứ để so đo công trạng . Một xã hội hài hòa như vậy làm sao không phát triển tốt đẹp được?
Hai con đường, hai nỗi lòng, xưa và nay, những cái đó cứ day dứt tôi mãi, vì thế tôi viết đôi dòng để cảm ơn tác giả đã có một cái nhìn lạc quan đầy chất thơ giúp chúng ta nhận thức lại chính mình khi ngoài kia trời đang hửng nắng và lòng người đang rộn vui đi trên những con đường rợp bóng hoa cờ của thủ đô ngàn năm văn hiến hôm nay.
Hà Nôi, 10-10-2010
Trần Hải Huỳnh[/quote]
Ngày gửi: 11/11/2010 06:07
Có 11 người thích
Ngày gửi: 11/11/2010 23:35
Có 6 người thích
Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối