BAO GIỜ
Đò ai chở khách sang sông
Đò tôi chở những long đong cuộc đời
Dòng sông số phận đầy vơi
Một mình xuôi ngược, ngược xuôi giữa dòng
Bao giờ vớt hết long đong
Đem ra biển đổ cho lòng thảnh thơi
Trả tôi về với đất trời...
Tâm Tâm
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
NHỚ NGÀY GẶP MẶT
Đời người mấy đận chia ly
Kẻ đi người ở , nhâm nhi nỗi buồn.
Vào thời đổi mới, đổi luôn
Cười tươi lên để nỗi buồn tiêu tan
Nếu như có muốn đa mang
Cứ ôm cả khối thơ đang tràn trề.
Ước năm sau nữa lại về
Lại thơ, lại rượu, lại khề khà...
Vui!
Hưng Yên năm 2005
Phùng Thị Hồng Vân
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
VẺ ĐẸP THÀNH LOA
Thành Loa phong cảnh hữu tình
Ba vòng xoáy ốc, cây xanh rợp vùng
Sông Hoàng một giải mênh mông
Long lanh trăng sáng Cổ thành nét xưa.
* Ghi lại từ một cụ bà ngoại 90 đọc cho tôi nghe
với niềm tự hào vô hạn;
nhân dự lễ tổng kết cuối năm 2014 và giới thiệu
tập thơ mới xuất bản của CLB THÀNH LOA.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
THEO CON ĐOM ĐÓM
Ban ngày đom đóm lang thang
Đi gom từng chút nắng vàng rụng rơi
Đêm về đùa với sao trời
Thả từng hạt nắng rơi rơi lập loè...
Theo con đom đóm mùa hè
Tôi đi nhặt nắng vàng hoe cuối chiều
Đem về trong cõi phiêu diêu
Thả vào trang viết
bao nhiêu nắng vàng.
Tâm Tâm
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
THĂM CỐC BÓ
Con về thăm lại dấu chân xưa
Cốc Bó thời gian trải nắng mưa
Cao thẳm, Bác đặt tên núi Mác
Con suối Lê Nin chảy lững lờ.
Xuân 2005
Phùng Thị Hồng Vân
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
TÔI XIN PHÉP BAN ĐIỀU HÀNH ĐƯỢC CHUYỂN BÀI NÀY
CỦA TÁC GIẢ TRẦN TRỌNG CHIÊM TỪ CLB THƠ VĂN SANG THIVIEN NHÀ.
Phùng Thị Hồng Vân
Tran Trong Chiem : HAI CON NGƯỜI MỘT THÂN PHẬN
Ở bể bơi lên anh Minh nói với
tôi : ông có đi tham quan cầu Nhật
Tân bây giờ không thì lên xe ? thật
lòng, tôi hơi e ngại bởi tuổi cao lại đi
bằng xe máy trong thời tiết sáng nay
trời HN đầy sương lạnh, nhưng máu
xê dịch còn trong người tôi không từ
chối mà nhận lời ngay lại tỏ ra tâm
đắc : “ Oh ! les grands esprits se
rencontrent”. Thế là chúng tôi thỏa
thuận rất nhanh, rủ nhau vào quán ăn
bát mì vằn thắn cho ấm bụng ở ngay
phố Nguyễn Biểu, nai nịt lại áo quần,
khẩu trang, khăn quàng, mũ, kính rồi
rồ máy lên đường. Từ bể bơi chúng
tôi hướng thẳng đường Thụy Khuê
qua đường Văn Cao, rẽ ngả Trích Sài
men Hồ Tây, quẹo đường Lạc Long
Quân và cứ thẳng hướng Đông Bắc
thành phố trong sương mù giá rét của HN đang bước vào đợt gió bấc tràn về.
Những điểm cực bắc biên giới hôm nay như Sapa, đèo Ô Quí Hồ Lào Cai; cao
nguyên đá Đồng văn, Mèo Vạc, Phia Oắc Hà Giang, đỉnh Mẫu Sơn Lạng Sơn...
đang xuất hiện tuyết theo thông báo thời tiết trên TV. Nhiều du khách kiếm tìm
cảnh tuyết Viêt 2015 đang náo nức lên biên giới. Anh M. chắc tay lái trên con
Honda 110cm3, còn tôi ngối sau xe với chiếc điện thoại N8-12Mpx thỏa sức bấm
hàng trăm poses để rồi sẽ xóa đi 60% chọn lấy chừng 40 poses thật đẹp, đặc
trưng nhất cho cuốc dã ngoại để làm pps giới thiệu cùng bạn bè; nghĩ lại trước
đây thời còn cầm máy ảnh analogue , chắc tôi phải thay đến 3 cuộn phim. Cầu
Nhật Tân đây rồi, chiếc cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á mù mịt trong sương
sớm đây rồi. Chúng tôi dừng xe trên cầu chọn góc bấm để thu được những tấm
hình đắt nhất cho chiếc cầu dây văng thật mới thật hiện đại vừa cắt băng khánh
thành hôm 4-1-2015. Tiếp đến con đường Võ Nguyên Giáp : “ Ôi ! đường ta rộng
thênh thang ta bước ! ” với nhiều làn xe ngược xuôi vun vút thật hiện đại và cũng
thật nên thơ; dù tay lái cẩn thận kiểu người già của anh M. tôi thoáng nhìn đồng
hồ chỉ chưa đầy 1 tiếng chúng tôi đã tiếp cận với sân bay quốc tế T2. Tuy chưa
được đi nhiều nơi nhưng những sân bay lớn quốc tế mà tôi đã qua như sân
Sheremityevo Mạc Tư Khoa, sân Narita Tokyo Nhật bản, sân Charles de Gaulle
Paris Pháp... thì to thật khổng lồ thật nhưng tuổi đời dã cao nên không đẹp không
hiện đại bằng T2 của ta bây giờ. Choáng ngợp trong tiện nghi lộng lẫy, vừa tân
kỳ vừa mang sắc mầu Việt; chúng tôi vào ngay trong chiếc cầu thang kính trong
suốt từ tầng 1 lên tầng 3 cửa xuất phát (departure); chúng tôi vào buvette dùng
tiết kiệm 1 ly cà phê đen 35 ngàn đồng/tách với 1 chiếc bánh sandwich 45 ngàn
đồng, không sợ giá đắt nhưng đi tức hứng từ bể bơi không giắt tiền theo người,
mà đường về nhỡ có xẩy ra hết xăng, nổ lốp...con đường mới hiện đại biết có
còn chuyện rải đinh trên đường cao tốc moi tiền khách của mấy ông chữa xe vô
đạo ? ngồi nghỉ, thư giãn tí chút tại buvette vừa ngắm cảnh chọn điểm chụp thu
cho trọn vẹn tiện nghi nhà ga, các điểm check in/check out, phòng chờ ...cao
sang lộng lẫy; rồi lững thững trở xuống tầng 2 tầng 1, qua các cầu thang hoàn
toàn tự động, thỏa sức bấm mọi chi tiết đẹp của T2. Khi ra về tôi chụp thêm con
đường cầu dẫn vào mặt tiền T2 thật hoành tráng đồ xộ đầy nét mỹ thuật của công
trình sân bay hiện đại thế kỷ 21. Nắng đã lên cao xua dần mản sương mù ban
mai, sân bay lộ dần nét quyến rũ mềm mại dưới nền trời đang sáng dần; xa xa
dãy núi Tam Đảo hiện lên trong ánh nắng mờ nhạt chạy dài phía chân trời. Vào
garage lấy xe rồi trở lại đường VNG đến ngã tư giao cắt với đường 5 kéo dài,
chúng tôi quặt xe hướng về HN, cũng là để chụp thêm vài poses ảnh cho chiếc
cầu mới Đông Trù bắc qua sông Đuống, cầu không to nhưng kết cấu vòm cong
uốn lượn thật mới lạ và đẹp mắt. Trời đã sang trưa, nắng ấm dần lên, con đường
về thành phố ngắn dần; cuốc dã ngoại thật đẹp, thoải mái và thuận lợi. Cuốc đi
ngắn ngủi chỉ có vậy nhưng đầy ắp kỷ niệm, nhiều khoảng lặng trăn trở trong tôi
lâu nay như bừng thức :. Hai con người, hai danh nhân văn hóa thế giới, hai tinh
hoa dân tộc nay mang tên 2 con đường mà chúng tôi đang đi qua : Đường Văn
Cao- Đường Võ Nguyên Giáp, hai con người mà lịch sử hôm nay, ngày mai chắc
còn tốn nhiều giấy mực để viết về họ. Ông VNG một nhà giáo, một đại tướng
huyền thoại đã để lại một trận chiến Điện Biên, một tác phẩm giải phóng dân tộc
lớn nhất thế kỷ 20 và ông VC, một trong những nhạc sĩ đầu tiên tài ba huyền
thoại nhất của dân tộc. Hai con người, hai con đường đang ám ảnh tôi, cả những
huyền thoại vinh quang, và những bi lụy trớ trêu cuộc đời. Hôm nay ghi vội vài
dòng bút ký cho chuyến đi dã ngoại ngẫu nhiên này, tìm hiểu thêm qua sách qua
mạng tôi thực sự giật minh, bởi hai ông, hai con người, nhưng như cùng một
thân phận, một đời người với nhiều đỉnh cao sang nhất nhưng cũng nhiều đỉnh
oan trái nghiệt ngã nhất trong dòng chảy lịch sử dân tộc mà chính họ viết nên !
Tôi sẽ ghi lại những chiêm nghiệm gửi đến các bạn cùng sẻ chia :
- Hai ông đều cầm tinh con lợn, ông VNG tuổi Tân Hơi (25-8-1911), ông
VC tuổi Quý Hơi (15-11-1923)
- Hai ông đều lấy vợ ở tuổi 24 và đều có 5 con, ông VNG có 3 gái 2 trai
và VC ông có 3 trai 2 gái.
- Hai ông đều có bí danh riêng tên Văn. Anh Văn đại tướng do chủ tịch Hồ
Chí Minh đặt khi ông hoạt động cách mạng. Anh Văn nhạc sĩ khi ông gác bút
viết tình ca nhập vai đội viên đội ám sát trừ gian của Việt Minh thành Tô Hiệu
- Hai ông đều là người cầm bút trước khi cầm súng. VNG, một TS luật
thời Pháp, một thầy giáo môn lịch sử trường tư thục Thăng Long HN (5/1939)
sau 5 năm, ngày 22-4-1944 ông mới là người cầm quân chỉ huy Đội VN tuyên
truyền giải phóng quân với 34 chiến sĩ ở rừng châu Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng,
tiền thân của quân đội nhân dân VN. VC người nhạc sĩ cầm bút sáng tác Buồn
tàn thu (1939) khi ông mới 16 tuổi; nhiều ca khúc lãng mạn, thần tiên, mê đắm
lòng người ngay từ buổi bình minh nền tân nhạc VN : Thiên thai (1941), Suối mơ
(1941), Bến xuân (1942), Thu cô liêu (1942), Cung đàn xưa (1942), Trương Chi
(1943)...truớc khi ông là chiến sĩ trong đội ám sát, trừ gian của Việt Minh thành
Tô Hiệu Hải Phòng, bắn chết Đỗ Đức Phìn, việt gian cho Nhật (1945).
- Hai ông cùng có trái tim nhân hậu, nhân văn mênh mông Tôi thật sự cảm
động khi tướng Giáp trả lời như nuối tiếc với nhà báo Mỹ Lady Borton ( Báo
New York Times 1990 ) : “Nếu không có chiến tranh chắc tôi vẫn là nhà giáo”,
và người nhạc sĩ VC, trong hồi ức ông biểu lộ một tâm sự thương xót vợ con Đỗ
Đức Phìn, người thông ngôn, người thày dậy tiếng Nhật lớp buổi tối phải sống
nheo nhóc khi ông bắn chết ĐĐP; ông kể lại khi bắn viên đạn đầu tiên bị xịt, phải
lấy viên đạn xịt ra rồi mới bồi tiếp 2 viên còn lại cho hắn đổ xầp xuống cầu thang
gỗ trên đường chạy trốn, mà không biết chống cự.
- Hai ông đều để lại những tác phẩm vinh quang sang chói nhất cho dân
tộc. Nhiều sử gia quân sự thế giới qua trận chiến Điện Biên Phủ đã nhìn nhận ĐT
VNG như các bậc cầm quân tinh hoa nhân loại, họ so sánh ông với Tôn Tử, với
Napoléon Bonaparte, với Thomas Lawrence...Còn nhạc sĩ VC, ai trong chúng
ta chẳng rưng rưng tự hào khi bản Quốc ca của ông vang lên trong các lễ trao
giải thưởng thế giới : - Fields cho TS Toán học Ngô Bảo Châu 20-8-2010 tại
Hyderabad An Độ, -, Festival international d'art contemporain de Royan (1964-
1977) cho nhạc sĩ Nguyên Thiện Đạo, - Giải Chopin Warszawa Ba Lan cho Đặng
Thái Sơn, người Châu Á đầu tiên đoạt giai Piano 10-1980 ... Hai con người như
hai ngọn hải đăng cao sang nhất, sáng chói nhất nay đã yên nghỉ trong lòng đất,
nhưng hình ảnh họ còn sừng sững ngự trị trong mỗi trái tim yêu thương của mỗi
- Hai ông lại cùng gặp những oan trái nghiệt ngã nhất. VNG trong hồ sơ vu
khống phản Đảng 1967, trong sự kiện Sáu Sứ-Năm Châu 1991, người anh hùng
dân tộc làm nên Điên Biên chấn động địa cầu lại không hề được nhắc đến tên
mình trên báo chí trong bao mùa lễ kỷ niệm 30 năm, 40 năm chiến tháng Điện
Biên. Sau khi rời moi trọng trách quân đôi 1983 ông chuyển sang làm Chủ tịch
UBQG về sinh đẻ, trong dân gian còn lưu truyền câu vè :
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Nhạc sĩ VC, nhiều bài hát của ông đã cấm vang lên ở nơi công cộng từ 1956 khi
ông tham gia Nhân văn-Giai phẩm, chỉ còn bài quốc ca duy nhất được lưu hành
nhưng đến ngày 19-12-1981 Ban vận đông thay quốc ca đã hoàn tất bằng 1420
bài của 1181 tác giả, sau gần 7 tháng nghiêm túc chọn lựa đầu tháng 7-1982 thì
17 bài đã được phát thanh lấy ý kiến nhân dân trên đài, nhầm loại bỏ toàn diện
ca khúc ông. Nhưng VC như một viên ngọc quí trên bức khảm văn hóa nghệ
thuật trong lòng dân tộc và đến hôm nay đã tốn biết bao trí tuệ, tiền tài và thời
gian nhưng bản quốc ca thời lập quốc đã không xóa được trong lòng dân. Năm
1986 nhà nước tiến hành đổi mới kinh tế nhưng vẫn giữ nguyên đường lối chính
trị, người dân SG rất sòng phẳng không chờ từ Ban tuyên giáo Đảng cho phép
họ tự động mở “ Đêm Văn Cao” biểu diễn toàn bộ tác phẩm của ông trên các tụ
điêm văn hóa quận trong thành phố, xu hướng này sau lan ra HN, tôi thực cảm
động khi dự Đêm VC tại Cung Thiếu Nhi, trước khi mở màn Ban tổ chức ra mắt
xin lỗi thình giả HN về sự vắng mặt của ông trong đêm biểu diễn bởi ông đã liên
tục 10 đêm biểu diễn phải có mặt để đứng lên đáp lễ thính giả qua mỗi tiết mục;
họ vỗ tay liên tục nếu ông không đứng lên đáp lề thi không thể biểu diễn tiếp, và
ông đã ốm nên không thể đến với thính giả hôm nay; tôi còn dự 1 đêm VC tại
Hội trường Trường Trưng Vương phố Hàng Bài HN mà thính giả đến không chỉ
có người già, tuổi trung niên mà các em học sinh trẻ đến đông nghịt, thính giả nhí
này chắc khi ra đời thì tác phẩm ông đã cấm lưu hành ? nhưng nhiều cháu đã hát
nhép theo các ca sĩ biểu diễn trên sân khấu như những bài nằm lòng của tuổi trẻ,
kỷ niệm nay đã trôi qua trên 30 năm nhưng dòng kỷ niệm ấy trong cuốc dã ngoại
này lại bừng thức dậy trong tôi.
- Và ngày hai ông ra đi về cõi vĩnh hằng, đám tang ông VC ngày 10-7-
1995 tuy không lớn lắm nhưng tôi chứng kiến có người dân không hề quen biết
ông ôm 2 cây nến to như 2 cột nhà đến thắp trên áo quan ông và 4-10-2013 khi
ông VNG ra đi hình như lòng người thương tiếc ông bị kìm nén lâu nay được vỡ
òa, hang chục ngàn người ngày đêm lặng lẽ trong đau thương đến viếng tại 30
Hoàng Diêu nơi ông ở từ ngày được tin ông mất và mọi con đường HN đến sân
bay nơi xe tang ông qua nhân dân đứng chật 2 bên đường khi trời HN chưa sang
rõ, trong đau thương trong nước mắt. Tôi chợt nhận ra chỉ khi năm xuống ta mới
hiểu ta ở đâu trong lòng dân tộc. Hình ảnh VNG - VC là như thế.
Những băn khoăn chợt đến trong tôi trong chuyến đi dã ngoại : lịch sử
nhân loại đã sang trang, chúng ta đang hội nhập vào đại gia đình Asean, mà
trước đây chúng ta gọi là khối xâm lược đông nam á, chúng ta luôn tự hào đã
đánh thắng 2 đế quốc to, kẻ thù nay đã thay đổi, chúng ta đã quyết đánh Mỹ tới
người VN cuối cùng và đánh Mỹ là đánh cho LX đánh cho TQ; nhưng họ lại tự
hào đã tránh cho dân tộc họ phải đối đầu với chiến tranh, nay GDP/đầu người
của họ lớn hơn ta nhiều quá, gấp 2,8 lần ta. ! Biết thiên anh hùng ca chống ngoại
xâm thế kỷ 20 của chúng ta có sáng mãi như: Như Nguyệt, Bạch Đằng,Xương
Giang, Đống Đa...? và nhạc sĩ với bài quốc ca bất diệt, với Thiên thai siêu phẩm
thần tiên nhưng ông để lại cho đời thật ít ỏi trong kho tàng nhạc Việt ( 36 bài )
trong khi đó nhiều nhạc sĩ cùng thời ông, di sản của họ có hàng ngàn bài hát. Tôi
biết mọi so sánh là khập khiễng, thời gian sẽ là hòn đã thử vàng ròng, nói gì cũng
là dông dài.Hai con đường mang tên 2 ông mà tôi vừa qua, hai tinh hoa dân tộc,
1 thân phận con người, nhất định lịch sử còn viết tiếp về họ.
T.T.Ch
(kỷ niệm cuốc dã ngoại cầu NT 15-1-2015)
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
THƠ SẼ VỀ ĐÂU?
Nếu ngày không có chiều tà
Nếu trăng không khuyết, nếu hoa không tàn
Nếu sông chỉ rộng tày gang
Biển xanh phẳng lặng chỉ toàn sóng êm
Nếu quỳnh không nở về đêm
Lá bàng thôi rụng bên thềm mùa đông
Nếu mưa không lạnh se lòng
Chiều hôm ai cũng trông mong ai về
Nếu đời chẳn chút đam mê
Không trăn trở cũng không hề đớn đau
Thì thơ ơi! Sẽ về đâu???
Tâm Tâm
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
CẦU MỚI NHẬT TÂN
Nào xin mời chị, mời anh
Thăm cây cầu mới vắt ngang sông Hồng
Nhật Tân* thì mới lọt lòng
Sông Hồng trải mấy nghin đông, rộng dài
Tự hào biết mấy hỡi ai?
Ngày 3/3/2015
Phùng Thị Hồng Vân
*Cầu Nhật Tân khởi công ngày 7/3/2009, khánh thành 4/1/2015;
dài 3900m, rộng 33,2m,8 làn xe cả 2 chiều, cầu dây văng, hiện
đại nhất Việt Nam.
Tổng mức đầu tư 13.626 tỷ đồng.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook