Giới thiệu tác giả Từ Phủ 徐俯 (1075- 1141), tên chữ là Sư Xuyên 师川, hiệu là Đông Hồ cư sĩ 東湖居士, người Phân Minh Hồng Châu (nay là huyện Tu Thuỷ tỉnh Giang Tây). Ông là cháu ngoại Hoàng Đình Kiên, từng làm học sĩ điện Đoan Minh, thiêm thư viện khu mật, quyền tham tri chính sự. Xin giới thiệu Bài thơ Xuân du hồ của Từ Phủ 徐俯 春 游 湖
雙 飛 燕 子 幾 時 回 夾 岸 桃 花 蘸 水 開 春 雨 斷 橋 人 不 渡 小 舟 撑 出 柳 陰 來 Phiên âm: XUÂN DU HỒ TỪ PHỦ Song phi yển tử kỷ thời hồi, Giáp ngạn đào hoa trám thủy khai. Xuân vũ đoạn kiều nhân bất độ, Tiểu chu sanh xuất liễu âm lai. Dịch nghĩa: MÙA XUÂN ĐI CHƠI HỒ Đôi én bay đi khi nào trở về? Hoa đào bờ trước mặt nở chấm nước Mưa xuân làm ngập cầu người không qua được Một mái thuyền nhỏ từ trong bóng liễu bơi ra
Dịch thơ: Bay đi đôi én đến bao về? Chấm nước bờ bên đào ngợp hoa. Cầu ngập mưa xuân người đứng đợi Thuyền trong bóng liễu biếc chèo ra. Lê Xuân Khải dịch Chú thích: Hà Như sưu tầm
Giới thiệu tác giả Lâm Thăng 林升 (năm sinh năm mất không tường), nhà thơ Nam Tống, là kẻ sĩ khoảng năm Thuần Hy Hiếu Tôn. Cuộc đời không tìm hiểu được. Xin giới thiệu Bài thơ ĐỀ LÂM AN ĐỂ của Ông chưa có trên Thi viện 林升 題臨安邸 山外青山楼外楼 西湖歌舞幾時休! 暖風熏得游人醉 直把杭州作汴州
Phiên âm: LÂM THĂNG ĐỀ LÂM AN ĐỂ Sơn ngoại thanh sơn lâu ngoại lâu Tây hồ ca vũ kỷ thời hưu! Noãn phong huân đắc du nhân túy Trực bả Hàng Châu tác Biện Châu
Dịch nghĩa: Đề dinh thự ở Lâm An Non xanh lớp lớp lầu nối lầu Ca múa ở Tây Hồ đến bao giờ thôi Làn gió ấm làm say lòng du khách Coi Hàng Châu như là Biện Châu Dịch thơ: Núi biếc trập trùng lầu nối lầu Tây Hồ ca múa đến bao lâu! Mơn man gió ấm say lòng khách Cứ ngỡ Hàng Châu là Biện Châu. Lê Xuân Khải dịch
Bản dịch khác: Lớp lớp non xanh lớp lớp lầu Tây Hồ múa hát đến bao lâu? Gió êm đã ngấm say lòng khách Dám bảo Hàng Châu cũng Biện Châu Nam Trân dịch Chú thích: (1) Bài này tuyển từ quyển 56 “Tống Thi Kỷ Sự” Lâm An thủ đô của Nam Tống (nay là TP Hàng Châu, Chiết Giang, TQ); Biện Châu tức Biện Lương, thủ đô của Bắc Tống (nay là TP Khai Phong tỉnh Hà Nam). Bài thơ khái quát sinh động tiểu Triều Đình Nam Tống chịu yên một bề, đắm trong ca múa, sống như trong mơ. Là một tiếng chuông cảnh báo cho những bộ mặt không lo khôi phục; nếu cứ thế này mãi thì Hàng Châu sẽ là một Biện Châu thứ hai, triều đình Nam Tống lại bước vào vết xe của Bắc Tống, một lần nữa lại rơi vào tay địch.
Giới thiệu tác giả Nghiêm Vũ 嚴羽 (năm sinh năm mất không tường), nhà thơ lý luận thơ Nam Tống, tên chữ là Nghi Khanh và Đan Khâu, hiệu là Thương Lang Bộ Khách, người Thiệu Vũ (nay thuộc Phúc Kiến). Tính ông hào phóng, có tài không theo nghiệp khoa cử, đây đó trên giang hồ trọn đời. Tác phẩm có: “Thương Lang Ngâm Quyển, Thương Lang Thi Thoại”. Xin giới thiệu Bài thơ HỌA THƯỢNG QUAN VĨ TƯỜNG “VU THÀNH VÃN DIẾU” của Ông chưa có trên Thi viện 嚴羽 和上官偉長蕪城晚眺 平蕪古堞暮蕭條 歸思憑高黯未消 京口寒煙鴉外滅 曆陽秋色雁過遙 清江木落長疑雨 暗浦風多欲上潮 惆悵此時頻极目 江南江北路迢迢 Phiên âm: NGHIÊM VŨ HỌA THƯỢNG QUAN VĨ TƯỜNG “VU THÀNH VÃN DIẾU” Bình vu cổ điệp mộ tiêu điều Quy tứ bằng cao ảm vị tiêu Kinh khẩu hàn yên nha ngoại diệt Lịch dương thu sắc nhạn qua diêu (dao) Thanh giang mộc lạc trường nghi vũ Ám phố phong đa dục thướng triều Trù trưởng thử thời tần cực mục Giang Nam Giang Bắc lộ điều điều. Dịch nghĩa: HỌA BÀI “ VŨ THÀNH VÃN DIỂU” CỦA THƯỢNG QUAN VĨ TRƯỜNG Tường Thành cổ trên nội cỏ chiều về tiêu điều Đứng trên cao nghĩ đến về nỗi ngán ngẩm chưa hết Kinh Khẩu sương sa lạnh bặt bóng quạ Lịch Dương thu về nhạn bay qua cao Cây bên sông chút lá cứ ngỡ là mưa Bãi tối gió nhiều nước triều muốn dâng Thương cảm lúc này thường nhìn ra xa tít Giang Nam Giang Bắc đường dằng dặc xa.
Dịch thơ: Thành cổ đồng chiều cảnh tịch hoang Lên cao gây nỗi nhớ quê tăng Sương sa Kính Khẩu diều không bóng Thu tới Lịch Dương nhạn xếp hàng Tiếng ngỡ mưa sông ra lá rụng Gió reo cửa lạch sắp triều dâng Lúc này dõi mắt lòng thương cảm Giang Bắc, Giang Nam dằng dặc đàng (đường).
Lê Xuân Khải dịch
Chú thích: Bài này tuyển từ quyển 2 “Thương Lang Tập” bản tứ khố toàn thư. Thượng Quân Vĩ Trường, tên là Lương Sử hiệu là Lãng Phong Sơn Nhân, là bạn thân người cùng làng với tác giả. Vu Thành: tức Quảng Lăng thành cũ nay ở trong địa phận Giang Tô. Bào Chiếu có bài vịnh là “Vu Thành Phú”, nên có tên. Nghiêm Vũ bàn về thơ đề sướng học Thịnh Đường; khẩu khí bài thơ này khoáng đạt, giàu tình ý, điển hình mang chất thơ Đường. Trong “Hoài Lộ Thi Thoại” của Lý Đông Dương đời Minh khen câu 3 và câu 4 “đúng là câu Đường vậy”. Điệp: Bức tường răng cưa trên tường thành. Kính Khẩu: Nay là Trấn Giang Giang Tô. Lịch Dương: Nay là huyện Hòa, An Huy.
Giới thiệu tác giả Tiêu Đức Tảo 蕭德澡, sinh mất không rõ, tên chữ là Đông Phu, hiệu Thiên Nam lão nhân, người Mân Thanh (nay thuộc tỉnh Phúc Kiến). Tống Thiệu Hưng 21 (1151) đậu tiến sĩ, từng làm quan huyện Ô Trình, sau ở luôn ở núi Bình San của địa phương. Ông từng theo học thơ với Tăng Kỷ, được Dương Vạn Lý, Khương Qùy khen, cũng có tiếng ở đương thời. Xin giới thiệu bài thơ TIỀU PHU và CỔ MAI của Ông chưa có trên Thi viện 蕭德澡 樵 夫 一 擔 乾 柴 古渡 頭 盤 纏 一 日 頗 優 游 歸 來 洞 底 磨 刀 斧 又 作 全 家 明 日 謀 Phiên âm: TIỀU PHU Tiêu Đức Tảo Nhất đảm can sài cổ độ đầu, Bàn triền nhất nhật phả ưu du. Quy lai động để ma đao phủ, Hựu tác toàn gia minh nhật mưu. Dịch nghĩa: NGƯỜI HÁI CỦI Gánh một gánh củi khô đến bến đò cổ, Chi tiêu trong một ngày cũng tạm rộng rãi. Lúc trở về xuống suối mài dao búa, Chuẩn bị cho cuộc sống ngày hôm sau cho cả nhà. Dịch thơ: Một gánh củi khô đến bến đò, Một ngày trang trải cũng vừa no. Khi về ra suối mài dao búa, Cuộc sống cả nhà mai lại lo. Lê Xuân Khải dịch Chú thích:
Phiên âm: Cổ Mai Tiêu Đức Tảo Tương Phi nguy lập đống giao tích, Hải nguyệt lãnh quải san hô chi. Xú quái kinh nhân năng vu mị, Đoạn hồn chỉ hữu hiểu hàn tri. Dịch nghĩa: CÂY MAI CỔ THỤ Tương Phi đứng chơi vơi trên lưng Thuồng Luồng lạnh cứng Trăng biển lạnh treo trên cành san hô. Xấu lạ lùng đến kinh người lại có vẻ đẹp hấp dẫn, Hết hồn vì vẻ đẹp chỉ có buổi sáng lạnh mới biết. Dịch thơ: Lưng giao lành lạnh bước nàng Tương, Trăng biển, san hô mắc ngược thường Lúc xấu kinh người, khi đẹp lạ Nào hay chỉ có dưới làn sương Trần Thế Hào dịch Chú thích: Tương Phi: tức Nga Hoàng và Nữ Anh, hai bà phi của vua Thuấn; theo truyền thuyết: sau khi chết hai bà làm thần của sông Tương. Tương Phi nguy lập: hình dung dáng đứng chơi vơi, gầy guộc của gốc mai già. Đống giao (thuồng luồng): hình dung dáng oai vệ cứng cỏi của gốc mai già.
Giới thiệu tác giả Hứa Nguyệt Khanh 許月卿 (1217 – 1286) nhà thơ cuối Tống, tên chữ là Thái Không 太空, hiệu là Tuyền Điền tử 泉田子, người Vụ Nguyên (nay thuộc Giang Tây. Tiến sĩ năm thứ tư Thuần Hựu, trải: Thừa trục lang, Chiết Tây vận cán. Ông từng dâng thư chỉ trích quyền thần, bị bọn này xem là cuồng sĩ, nên bị bãi quan, đành gửi lòng vào sử sách. Tác phẩm có “Tiên thiên tập”. Bài thơ Mãn thành phong vũ cận trùng dương (Gần tiết trùng dương, mưa gió khắp thành) của Ông chưa có trên Thi viện, vậy, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Mãn thành phong vũ cận trùng dương Nhất khả yên ba nhập tuý hương Tâm sự dĩ đồng âu điểu bạch Nhãn giới không hữu vân san thương Tửu an năng quản hưng vong sự Cúc diệc phả phục thời thế trang Hà tự trường ca minh nguyệt lý Nguyệt minh thiên khoát địa cánh trường.
Dịch nghĩa: Gần tiết trùng dương mưa gió khắp thành Một thuyền khó sóng vào làng say Sự lòng đã màu trắng cùng với cò Tầm mắt chỉ còn lại màu xanh mây núi Việc lưng vong, rượu làm sao quản nổi Cúc dần dần cũng theo thời trang Chẳng gì bằng ca dài dưới trăng Trăng sáng trời rộng đất càng dài. Dịch thơ: Trùng cửu khắp thành mưa gió bay Một thuyền khói sóng rẽ làng say Sự lòng đã trắng cùng cò diệc Tầm mắt, còn xanh có núi mây Rượu quản hưng vong sao nổi được Cúc theo thời thế cũng quen ngay Trường ca trăng chiếu gì so nổi Trăng sáng trời cao đất lại dài.
Lê Xuân Khải dịch Chú thích: (1) Bài này tuyển từ quyển ba “Tiên thiên tập” bản tứ bộ tùng thư tục biên. Thơ làm vào sau khi Tống mất, lấy “Âu điểu” làm bạn lòng, lấy “mây, núi” làm tầm mắt, tỏ ra nỗi lòng nhớ nước cũ, phẩm chất cao khiết và tiết tháo, không chịu khuất phục trước bọn quyền quý của Triều đình mới. Hai câu đối nhau “Tửu” và “Cúc” đưa văn nói vào thơ gửi gắm tâm trạng cao ngạo, xa tục của tác giả. (2) Thời thế trang: trang sức hợp thời của phụ nữ, câu này xem hoa cúc là thứ thanh cao trong con mắt của kẻ sĩ, xong vào lúc này cúc cũng đeo đuổi theo mốt, chỉ những ai ban đầu không hàng Nguyên, rồi sau cũng đổi chí, chịu khuất tiết. (3) Chú ý, Bài này câu 3 khác thường về vần: Nhãn giới không hữu vân san thương
Các bài thơ bác gửi ở đây, bài nào chưa có trên TV cháu đã bổ sung thêm. Có vài bài và tác giả cũng đã có từ trước, nhưng do bác gõ nhầm tên tiếng Hán của tác giả nên có thể không tìm thấy trên TV.