NHỮNG BÀI THƠ ĐẦY TÂM HUYẾT CỦA NGỌC THANH
Với tâm hồn nghệ sĩ của một người lính qua nhiều năm chinh chiến, đã từng "hiến máu một phần" trên chiến trường vì Tổ quốc thân yêu, vì tình đoàn kết của ba dân tộc Đông Dương, với tinh thần quốc tế cao cả, nhà thơ Ngọc Thanh đã cho ra mắt một số tập thơ và chuẩn bị cho ra mắt tập thơ mới của mình.
Thơ của Ngọc Thanh có nhiều chủ đề đa dạng, phong phú, chứng tỏ anh là một người từng trải, giàu cảm xúc, với tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè, đồng đội rất nồng nàn, chung thủy. Trong thơ, anh đã đưa ra những triết lý, quan điểm sống sâu sắc, rõ ràng.
Thơ là đời. Thơ mô tả, phản ánh cuộc đời.
Ngọc Thanh thấm thía rằng, phải trải nghiệm, quan sát bao nhiêu năm tháng các sự kiện, hình ảnh, bôn ba, đặt chân đến nhiều nơi chốn, xứ sở, suy ngẫm, ấp ủ biết bao ý tứ để ngày nay viết nên những bài thơ mà anh đã cho in hoặc sắp tới sẽ xuất bản.
"Đã từng ấp ủ lâu rồi
Để thơ được viết thành lời hôm nay".
(Bài "Đã từng").
Cũng trong bài thơ đó, Ngọc Thanh cho rằng, mình "đã từng cầu được chữ Vinh" và "xa lánh cái mình không ưa".
Theo anh, để có được chữ "Vinh" thì phải nỗ lực phấn đấu suốt đời, chăm chỉ "đi sớm, về trưa", cũng có lúc phải "tắm nắng, phơi sương", "thấm trải gian truân" và anh tự hào vì được "chiến đấu vì dân".
Cuộc sống muôn hình muôn vẻ, có lúc ung dung tự tại, nhưng cũng có lúc "bận tung, rối mù".
Đời người phải có những giấc mơ đầy lãng mạn, có lúc được "dạo cảnh, ngắm trăng", có lúc thấp thỏm chờ mong ai đó, "ra đứng vào ngồi". Anh chiến binh về làng đã "say đắm một người" và "hạnh phúc ái ân", với mối tình chung thủy, sắt son.
Người lính sau tuổi thanh xuân "xung trận chiến trường", nay có ước vọng đơn giản, nhưng cũng rất cao cả là "làm cây bàng tỏa bóng" để "chở che", "hướng cho con cháu" chững chạc bước vào đời, chứ không chịu "nghỉ ngơi, thảnh thơi tuổi già". Có thế mới làm tròn bổn phận của đời, trước khi "đi xa" (Bài "Ước vọng đời ta").
Trong bài "Tình đồng đội, tình quê hương", Ngọc Thanh đưa ra nhận xét, quan niệm của mình về đời người. Sau bao năm chiến tranh, người lính khi ra đi tóc còn xanh, nay với mái đầu bạc trở về quê nhà, xem xét, chứng kiến các cảnh đời khác nhau trong xã hội, trong đó có cả đồng đội của mình, không khỏi chạnh lòng, khi thấy có người "thành đạt, vinh thân", nhưng có người "lận đận, gian truân"; người thì "hạnh phúc, mỉm cười", người khác lại chịu cảnh "cô đơn, bất hạnh". Còn những kỷ niệm xưa, thì nhà thơ chỉ biết "gói tròn" để "đựng vào tâm trí" mà thôi. "Kỷ niệm xưa" ở đây, tuy nhà thơ không nói ra, nhưng không phải chỉ là những kỷ niệm hào hùng trên chiến trường, mà còn là những kỷ niệm về một cuộc sống vô tư, không bon chen, mọi người đều vui vẻ, công bằng, không đua tranh, ganh tị, lo lắng, tính toán hơn thua.
Tuy nhiên, dù "đời có thiệt hơn", cuộc sống có cách biệt nhau đi nữa, thì tình đồng đội, tình cảm của những người từng vào sinh ra tử với nhau "vẫn như xưa", tấm lòng vẫn "sắt son, mặn nồng", vui buồn cùng hưởng, vẫn cùng nhau "hát vang khúc quân hành".
Có thể nói, thơ của Ngọc Thanh giàu tính triết lý. Tập thơ đã tóm tắt một cách khái quát cuộc đời của nhà thơ, từ đó đưa ra nhân sinh quan, nói lên tình cảm của anh đối với quê hương, gia đình, đồng đội, nêu bật trách nhiệm của người lính già với con cháu, với thế hệ đi sau.
Trong những tập thơ của Ngọc Thanh, kể cả tập sắp in, có nhiều bài thất ngôn bát cú. Rất tiếc là nhiều bài có ý hay, nhưng không bài nào được coi là thơ luật Đường cả. Tất cả các cặp thực và luận không đối nhau, chưa kể các sai sót khác. Tôi xin phép không bình các bài thơ này và xin trân trọng giới thiệu những bài thơ đầy tâm huyết của Ngọc Thanh.
Tiến sĩ Đinh Nho Hồng,
Phó Chủ nhiệm thường trực Câu lạc bộ thơ Đường Hà Nội,
Chủ tịch Chi hội thơ Đường luật Nguyễn Trãi, Hội thơ Đường luật Việt Nam.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Thơ Đinh Nho Hoàn:
TẶNG KIM LĂNG THI ÔNG MÃ KÌ TIÊN
Kỳ nhị:
Kim Lăng tài tử phi ngô tử
Hải ngoại nhàn nhân thị cố nhân
Cách luật tân thanh Đường Tử Mỹ
Nghi dung nhã trọng Tống Hy Văn
Phùng quân ngã diệc kỳ thiên tải
Ái ngã quân vô tích nhất tân
Biệt hậu tương tư thùy giải ngữ
Lâm thi ứng động thiếu du trung
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch nghĩa của Ngô Đức Thọ:
TẶNG MÃ KÌ TIÊN ÔNG GIÀ LÀM THƠ Ở KIM LĂNG
Bài thứ hai:
Tài tử Kim Lăng là tài tử Kim Lăng, chẳng phải ta
Ra nước ngoài gặp người nhàn rỗi cũng như gặp người quen cũ
Thơ cách luật âm vận trong sáng mới mẻ như Tử Mỹ đời Đường (Tử Mỹ là tự của Đỗ Phủ)
Dung mạo trang nhã sang trọng như Hy Văn đời Tống
Gặp ông tôi cũng cho nghìn năm việc lạ
Yêu mến tôi ông cũng chẳng tiếc một cái chau mày
Sau khi từ biệt mối tương tư này ai thấu hiểu
Thơ đến làm xao động lòng người
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch thơ của DNH:
Kim Lăng đâu phải là ta
Xa nhà gặp bạn như là người thân
Đường thi Tử Mỹ siêu phàm
Dáng cao sang tựa Hy Văn Tống triều
Ngàn năm điều lạ bấy nhiêu
Mày chau chẳng tiếc mến yêu bạn hiền
Nhớ nhung cách trở đôi miền
Vần thơ xao động hàn huyên chuyện đời
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Thơ Đinh Nho Hoàn:
PHỎNG THI HỌA THANH KHÁCH ĐÀO VĂN ĐỘ
Tri âm sổ thứ phỏng tri âm
Ký thị tri âm thảo thử tâm
Hán hải thừa sà nhân vạn lý
Diệm Khê phiếm bích nghị thiên kim
Hạc tường Xích Bích nùng quân hứng
Nguyệt đạm Lâm cao trệ ngã ngâm
Thập cửu niên tiền thi thoại tại
Cựu tình luyến luyến cảm nhân thâm
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch nghĩa của Ngô Đức Thọ:
THĂM CỤ ĐÀO VĂN ĐỘ VỊ KHÁCH NGƯỜI NƯỚC THANH GIỎI THƠ VÀ HỌA
Khách tri âm mấy bận tìm thăm bạn tri âm
Đã là bạn tri âm thì phải đối xử với nhau bằng tấm lòng như vậy
Cưỡi bè vượt biển Hán người đi xa muôn dặm
Giữa non xanh Diệm Khê lời bàn luận quý ngàn vàng
Hạc lượn trên bầu trời Xích Bích thêm đậm hứng thơ của cụ
Trăng mờ trên đầm Lâm Cao làm trúc trắc giọng ngâm của ta
Giai thoại thơ mười chín năm trước vẫn còn đó
Tình bạn cũ lưu luyến khiến người rất cảm động
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch thơ của DNH:
Tri âm gặp lại bạn tri âm
Đối xử vơi đầy một chữ tâm
Hán Hải bè rong qua vạn dặm
Diệm Khê lời dặn giữ ngàn năm
Hạc bay Xích Bích vang thơ phú
Trăng chiếu Lâm Cao lạc giọng ngâm
Mười chín năm qua thơ vẫn đó
Bâng khuâng lưu luyến mãi tình thâm
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Thơ Đinh Nho Hoàn:
ĐỀ YẾN TỬ KY
Văn đạo sơ dương hữu Yến sơn
Vị thùy phi hướng chỉ giang can
Đài mao nhuận trạch phong nan lạc
Thạch cốt lăng tằng tuyết bất hàn
Cửu túc Kim Lăng mông noãn dực
Khẳng tường sa mạc quý mi nhan
Giang hồ khâm trác phi cừ chí
Bản sĩ hà thanh triển xí đoàn
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch nghĩa của Ngô Đức Thọ:
ĐỀ GHỀNH ĐÁ YẾN TỬ
Nghe nói vào một buổi sáng sớm có ngọn núi Én
Vì ai đó bay đến và dừng lại trên bờ sông
Cỏ và rêu dày tốt nên gió không hất xuống
Vách đá cao ngất che chắn tuyết không lạnh
Trú đậu lâu ngày ở Kim Lăng nhờ được nuôi dưỡng
Dám bay liệng ở miền sa mạc dù phải thẹn về mắt mỏ của mình
Ăn mổ ở chốn sông hồ không phải là chí lớn
Chờ khi dòng nước trong sẽ vươn cánh bay vút trời cao
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch thơ của DNH:
Chuyện rằng một sáng lúc hừng đông
Én đậu biến thành núi cạnh sông
Xanh tốt cỏ rêu bền bão tuyết
Cheo leo vách đá vững bình phong
Kim Lăng trú lại mừng dinh dưỡng
Sa mạc bay đi thẹn dáng trông
Quanh quẩn sông hồ đâu chí lớn
Vút lên nhân lúc nước còn trong
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook