Đò súc sinh !Quân khốn nạn !Đồ khốn...
Thịnh giận dữ,hai tay om đầu nhao về phía màn hình ti vi.Thuỳ đang rửa bát,nghe tiếng quát trầm đục của chồng vội chạy đến.Biên tập viên truyền hình đang nói về hành vi của người phụ nữ có khuôn mặt nanh ác như phù thuỷ vừa nắm tóc cháu bé bửa ra đằng sau rồi ấn thìa đầy cơm vào miệng làm cháu bé khóc thét lên vì sợ hãi.Hình ảnh quay lén làm người xem căm giận người đàn bà mất hết nhân tính
Thuỳ tắt ti vi ,đỡ chồng vào phòng ngủ.Đêm ấy,gần như thức trắng,kỉ niệm ở chiến trường hiện ra như cuốn phim quay chậm...
Mùa hè đỏ lửa năm 1972 thành cổ Quảng Trị ta và địch giành nhau từng mét đất.Địch ném xuống đây một khối lượng bom pháo khổng lồ (328 nghìn tấn bom,tương đương 7 quả bom nguyên tử)Đơn vị của Thịnh được lệnh hành quân gấp vào Tây Nam Huế khu vực Động Tranh đường 12,điẻm cao 360,372...Có nhiệm vụ giữ chân trung đoàn 54 sư đoàn 1 nguỵ
Trong trận chiếm cao điểm 360 Thịnh bị thương vì mảnh M79 găm vào đầu ngất đi.khi tỉnh dậy biết mình đang ở viện quân khu.Thương binh chuyển đến phần lớn là nặng.Có trường hợp hy sinh dọc đường.Trong hầm hậu phẫu thương binh nằm la liệt,băng trắng toát thấm máu.Nằm cạnh Thịnh là ca mới phẫu thuật cắt cụt bên chân đến gần háng máu rỉ nhiều.Tiếng rên cố ghìm
Thịnh lơ mơ ngủ thì đất rơi rào rào,hầm rung lên vì bom.Y tá Lựa đến báo cáo cho bác sĩ Thấu có hai trường hợp hi sinh vì vết thương quá nặng.Hầm hậu phẫu nằm sâu dưới đất,tránh được các loại pháo.Khi tiếng bom vừa dứt,khói hắc nồng nặc...Từ hầm hậu phẫu bật tiếng trẻ khóc chào đời.Tất cả thương binh,không ai bảo ai đều nhỏm dậy.có người băng kín bụng và chân cũng ngọ nguậy hướng về tiếng trẻ khóc.Một sinh linh mới chào đời trong làn khói bom chưa tan trên mặt đất...
Xung quanh vẫn ì ầm súng nổ.Tiếng trẻ khóc trồi lên giữa âm thanh của bom,đạn pháo.Vào lúc này thứ âm thanh của tiếng khóc kỳ diệu làm sao!Nó xoa dịu đi những cơn g trẻ vỡ oà như một thông điệp thiêng liêng về một sự sống ra đời.Chính lúc ấy,trên bàn mổ người thương binh đang đau đớn vì thiếu thuốc mê,lặng im...Khuôn mặt ngời rạng hé một nụ cười.Như hiểu ra sự kì diệu ấy các bác sĩ ,y tá đã khẩn trương mổ thành công ca phẫu thuật ngoài dự kiến
Tiếng trẻ ngưng bặt,không gian lặng đi chưa được bao lâu thì một loạt đạn pháo cấp tập mảnh văng rít ghê rợn,cành cây rơi lả tả.như một phản xạ tự nhiên của người lính đã trải qua chinh chiến,những thương binh đi được hoặc nằm bắt động đều đồn về hai mẹ con muốn làm lá chắn che đỡ cho sữ sống kế tiếp
Thịnh thấy lòng mình xao động.Đã chứng kiến bao nhiêu cái chết của đồng đội.Từng cáng cả một khẩu đội cối 82 trong chiếc võng dù những mảnh thi thể nát bấy...Nhưng lần này cái khoảnh khắc là tiếng khóc làm Thịnh không thể quên,như sự mách bảo thiêng liêng
Người thương binh nằm cạnh Thịnh ngọ nguậy,ú ớ,máu rỉ ngày càng nhiều chỗ sát háng...Thịnh giơ tay huơ huơ báo cho bác sĩ,y tá Lựa đến cúi xuống ghé sát nghe tiếng thều thào...Bác sĩ Thấu cũng vừa đến,sau khi nghe y tá Lựa trình bày,cả hai đi nhanh tới chỗ hai mẹ con.Sau phút lưỡng lự bác sĩ Thấu nói nhỏ với người mẹ trẻ
Tiếng khóc đột ngột nhưng rè hơn lần đầu ,ngừng lại rộ lên...Y tá Lựa cầm chiếc áo mầu trắng thay tã lót đến chỗ người thương binh nặng.Bàn tay người thương binh ghì lấy chiếc áo ướt nước đái của đứa trẻ áp vào mặt mình rồi tay buông thõng xuống...
Y tá Lựa nhấc áo lên,trên khuôn mặt người thương binh còn ướp lại nụ cười mãn nguyện.Bác sĩ Thấu,y tá Lựa đứng yên rồi cúi đầu.Thịnh và các thương binh nước mắt trào ra vĩnh biệt đồng đội.Theo yêu cầu của mọi người y tá Lựa đưa chiếc áo thấm nước tiểu của đứa trẻ cho từng người hít hà.Đến lượt Thịnh nâng nhẹ chiếc áo rồi từ từ ấp vào mặt.Mùi khai dễ chịu ấm cả hơi người mẹ làm Thịnh lâng lâng
Khi biết tin chuyển viện một số thương binh ra Bắc điều trị Thịnh được biết người thương binh ấy tên là Mão quê Quảng Bình,là một tiểu đoàn trưởng dũng cảm lập nhiều chiến công được quân khu gửi đào tạo phát triển nguồn,nhưng Mão xin ở lại vì toàn bộ kế hoạch Mão trực tiếp đi trinh sát.Lần về trước ra Bắc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị vợ Mão sinh đứa con trai đầu lòng.Khi biết mình không qua khỏi đã đề nghị được nghe tiếng khóc lần cuối và hôn chiếc áo có mùi người mẹ...
Cuoi năm 1977 Thịnh được chuyển về khu điều dưỡng thương binh của bộ.Năm 1991 gia đình làm đơn đề nghị đưa Thịnh về nhà chăm sóc.Bị thương ở sọ não,bên ngoài lành lặn gặp Thịnh ít ai biết là thương binh,mà thương binh nặng có tiêu chuẩn người phục vụ.Về sống với gia đình và bà con hàng xóm Thịnh thấy thoải mái.Thịnh hay chơi với trẻ con,nhà nào có trẻ là anh đến.Trong túi quần lúc nào cũng có kẹo hoặc hoa quả.Nhìn Thịnh nô đùa với trẻ,nhiều người quí anh,thông cảm muốn chia sẻ ,cũng có ai đó cho Thịnh là hâm thần kinh
Cuộc sống nơi miền quê Thịnh còn nghèo.Ngày thương binh liệt sĩ có quà của trại điều dưỡng thương binh,của huyện,xã Thịnh đều san sẻ cho các cháu ở nhà trẻ mẫu giáo.Còn cân đường hộp sữa định mang về biếu mẹ lại nhớ chị Hân ở đầu gõ mới đưa con mổ ở bệnh viện nhi Thuỵ Điển về,liền ghé vào thăm cho quà
Được các bác sĩ và đồng đội ở khu điều dưỡng hướng dẫn và phổ biến kinh nghiệm chăm sóc thương binh sọ não,Thuỳ biết cách để không gây ức chế.Tình yêu trẻ và những kỉ niệm chiến trường dược nghe từ chồng,Thuỳ càng thương chồng hơn,cố gắng bù đắp những mất mát mà chồng đã gánh chịu
Biết mình không có khả năng có con,Thịnh nhiều lần khuyên Thuỳ đi tìm hạnh phúc .Với Thuỳ được yêu và chăm sóc chồng với lòng biết ơn đã là hạnh phúc.Nhà Thịnh ít khi vắng tiếng trẻ.Ngày nghỉ các cháu đến chơi nhà bác Thịnh được ăn kẹo,nghe bác Thịnh kể chuyện bác Thuỳ hát rất hay.Một lần,Thịnh qua nhà Khoán,thấy đứa con khoảng ba tuổi mặt bầm tím đứng khóc. (còn nữa)[/quote
Vàng son rồi cũng qua đi
Câu thơ ẩn dật cháy khi bão lòng